Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Là Gì Và để Làm Gì?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp (hay chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp) là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm. Vậy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì? Mục lục bài viết

  • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?
  • Chứng chỉ chức danh nghiệp để làm gì?
  • Học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp ở đâu?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?

Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.

Theo đó, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho chức danh nghề nghiệp của viên chức (khoản 3 Điều 3 Quyết định 273/QĐ-BTP).

Qua đây, có thể hiểu, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là chứng chỉ được cấp cho viên chức tham gia khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư 3/2023/TT-BNV như sau:Thứ nhất là tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.Thứ hai là có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng. Bên cạnh đó, các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án phải đạt từ 50% số điểm trở lên theo thang điểm quy định của chương trình.Và thứ ba là chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; quy chế, nội quy học tập của Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì theo quy định hiện nayChứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì và dùng làm gì?

Chứng chỉ chức danh nghiệp để làm gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 81 năm 2021 như sau: - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng được giao thực hiện. - Viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng. - Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng và mẫu chứng chỉ.

Xin thông tin thêm, chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần (theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 101/2017, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 89/2021).

Tại Thông tư số 08/2023 Bộ GDĐT đã điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN như sau: chỉ quy định 1 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 1 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN.

Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30/6/2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng CDNN và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tương ứng với từng cấp học.

Khi bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển CDNN thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.

Học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp ở đâu?

Tính đến 28/02/2019, theo thống kê của Bộ GDĐT, có 49 cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Gồm:

STT

Trường

1

Cao đẳng Sư phạm Trung ương

2

Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang

3

Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh

4

Học viện Quản lý giáo dục

5

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

6

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

7

Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

8

Trường Đại học Vinh

9

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

10

Trường Đại học Cần Thơ

11

Trường Đại học Tây Nguyên

12

Trường Đại học Hồng Đức

13

Trường Đại học Hải Phòng

14

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

15

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

16

Trường Đại học Đồng Tháp

17

Trường Đại học Quy Nhơn

18

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

19

Trường Đại học Tây Bắc

20

Trường Đại học Trà Vinh

21

Trường Đại học Sài Gòn

22

Trường Đại học Đồng Nai

23

Trường Đại học Phú Yên

24

Trường Đại học An Giang

25

Trường Đại học Quảng Nam

26

Trường Đại học Phạm Văn Đồng

27

Trường Đại học Hà Tĩnh

28

Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

29

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

30

Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai

31

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

32

Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

33

Trường Đại học Hạ Long

34

Trường Đại học Quảng Bình

35

Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

36

Trường Đại học Tân Trào

37

Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

38

Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng

39

Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc

40

Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình

41

Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang

42

Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên

43

Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

44

Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế

45

Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang

46

Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận

47

Trường Đại học Hùng Vương

48

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

49

Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

Trên đây là câu trả lời của câu hỏi Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Chức Danh Nghề Nghiệp Là Gì