Chứng Chỉ CIA (Certified Internal Auditor) Là Gì?

Skip to content Cách đây 6 năm vào thời điểm mới ra trường, mình đã tìm hiểu, chọn bắt đầu con đường nghề nghiệp với kiểm toán nội bộ và đồng thời đặt ra cho mình hai mục tiêu về chứng chỉ nghề nghiệp là ACCA và CIA. Với ACCA thì chắc nhiều người đã quen thuộc và mình cũng đã viết một bài tại đây http://tinyurl.com/hb4vqln. Còn với CIA, chắc hẳn nhiều người còn thấy “xa lạ” nên hy vọng bài này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ này. 1. Sơ lược về CIA (Certified Internal Auditor) CIA là chứng chỉ do The IIA (The Institute of Internal Auditors – Viện kiểm toán nội bộ (Hoa Kỳ)) cấp. Khác với các chứng chỉ về kế toán kiểm toán khác, chứng chỉ CIA hiện là chứng chỉ DUY NHẤT về kiểm toán nội bộ được công nhận toàn cầu trên 190 quốc gia. IIA được ra đời năm 1941 và đến năm 1973, IIA đã tổ chức thi và cấp chứng chỉ CIA. Ngoài CIA thì IIA còn cung cấp một số chứng chỉ khác nhưng CIA vẫn là chính. The IIA đã có văn phòng đại diện tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á như tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện tại vẫn chưa có văn phòng đại diện của tổ chức này. Hiện tại IIA có khoảng 180,000 hội viên (member). Tuy nhiên cần phân biệt chút là hội viên của IIA rất đơn giản, bạn chỉ cần đăng ký là được. Cái này rất khác so với Member của ACCA, để là member của ACCA thì bạn phải hoàn thành 14 môn thi của ACCA, đủ số năm kinh nghiệm… Trên thế giới hiện nay có khoảng trên 140,000 người được công nhận là CIA, nghĩa là những người này đã hoàn thành bài thi CIA và đứng ứng đủ các tiêu chuẩn về kinh nghiệm để được công nhận là CIA. Cụ thể:
  • Hoàn thành 3 bài thi CIA (Part 1, 2, 3).
  • Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm kiểm toán nội bộ hoặc tương tự.
  • Có bằng đại học (không yêu cầu chuyên ngành) tại trường được công nhận.
Ở Việt Nam, trong năm 2015 chỉ có khoảng 10 người có CIA. Tuy nhiên, vào cuối năm 2015 ACCA và IIA kết hợp tổ chức kỳ thi ACCA-CIA Challenge Exam dành cho member của ACCA (đã hoàn thành ACCA) tham gia một bài thi mang tính chất “Challenge”. Sau bài thi này thì số lượng CIA ở VN đã tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn con số 50 người tính đến thời điểm hiện tại. Mình cũng may mắn nhờ bài thi Challenge này mà đã đi tắt trở thành CIA. May mắn là bởi bài thi ACCA-CIA Challenge exam này không phải năm nào cũng có. Trước bài thi vào năm 2015 thì lần gần nhất mà ACCA và IIA offer bài thi này là vào năm 2007 (8 năm trước). 2. Chương trình học CIA Trước kia CIA có 3 phần tương ứng với 3 bài thi bao gồm:
3. Hình thức thi CIA Hình thức thi của CIA là trắc nghiệm 100%. Tuy nhiên, là trắc nghiệm nhưng thực sự không hề đơn giản một chút nào. Tỷ lệ đỗ của CIA nằm trong khoảng 40%-50%. Bài thi CIA được tính trên thang điểm 750 và nếu đạt 600/750 là sẽ PASS. Điểm được chia đều cho số câu. Tuy nhiên, trong bài thi CIA sẽ có một số câu được gọi là “Pre-test questions” sẽ không tính điểm, những câu này đưa vào bài thi để thử xem nó có phù hợp với bài thi trong tương lai hay không. Như vậy những câu “Pre-test” này có làm đúng hay sai thì cũng không tính điểm vào bài thi. Ngoài ra, việc tính điểm còn phụ thuộc vào độ khó, dễ của từng đề. Thế nên để đạt được mức điểm PASS (600/750) thì phải đảm bảo rằng bạn làm đúng tối thiểu 70%-80% số lượng câu hỏi. Thôi cứ tính là 80% đi cho chắc :3 Về thi CIA như thế nào thì mình cũng đã có chia sẻ kinh nghiệm sau khi làm bài Challenge tại đây: http://tinyurl.com/jqzvxne. Về cơ bản, thi các part của CIA cũng tương tự như thế.
4. Thời gian hoàn thành CIA Về lý thuyết, CIA chỉ có 3 bài thi vì vậy thời gian học và thi nhanh nhất là trong 6 tháng có thể hoàn thành. Tuy nhiên, đấy là chưa tính đến thi trượt, thời gian có thể kéo dài đến vài năm :3 5. Chi phí để học và thi CIA Chưa nói đến chuyện học, phí đăng ký và thi CIA như bảng dưới đây, khoảng $1,000. Sau đấy bạn có thể chọn tự học với chi phí bằng 0 hoặc đi học ở trung tâm với chi phí cho 3 parts khoảng $2,000. Nên dự phòng thêm chi phí mua tài liệu (cũng khá đắt) và chi phí thi lại nữa nhé :p
6. Tiếng Anh để học CIA Thực sự đề thi CIA là trắc nghiệm 100% bằng tiếng Anh, và cái thứ tiếng Anh của CIA tớ cũng khẳng định là không dễ chịu một chút nào. Nếu như học ACCA tài liệu được viết rất kỹ và chi tiết kèm nhiều ví dụ thì đối với CIA lại khá ngắn gọn, xúc tích và đòi hỏi phải có kiến thức nền về kiểm toán nội bộ mới có thể hiểu cặn kẽ những gì trong sách viết. Thế nên, xác định học CIA thì khả năng đọc hiểu phải thần tốc và cũng có kiến thức nền về kiểm nội bộ để hiểu nhanh hơn. Mà thôi, nếu thấy tự học khó quá thì tốt nhất đi tìm thầy để học. Không phải ngẫu nhiên mấy trung tâm đào tạo có 3 môn với 120 giờ mà học phí $2,000. Trong tương lai, có thể IIA vào Việt Nam thì sẽ có bài thi CIA bằng tiếng Việt, tuy nhiên đây chỉ là dự đoán của mình chứ không chắc chắn 😀 7. CIA có tự học được không? Qua việc ôn thi bài thi Challenge thì mình thấy CIA cũng có thể tự học được. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì vẫn nên đi học ở trung tâm để nghe thầy giảng được hiểu rõ hơn. 8. Tóm lại, tại sao nên học CIA? Sau các vụ bê bối như Enron, WorldCom, Tyco, và sau sự đổ vỡ của kiểm toán Arthur Andersen (Big5) thì đạo luật Sarbanes-Oxley ra đời ở Mỹ năm 2002. Đạo luật này đã yêu cầu về báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ và đương nhiên kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống này. Có thể nói tuy kiểm toán nội bộ ra đời đã lâu, nhưng để phát triển như vũ bão phải dựa vào đạo luật này. Như vậy, kiểm toán nội bộ trên thế giới cũng khá “mới” thì ở Việt Nam lại càng mới. Tại Việt Nam hiện cũng có nhiều công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, liệu các bộ phận kiểm toán nội bộ ở các công ty trên có “chuẩn” hay không thì chẳng ai dám trả lời. Nói chung, lộn xộn lắm. Và để giải quyết cái sự lộn xộn ấy thì cần áp dụng những thứ “chuẩn” để đưa vào. Hiện tại ở Việt Nam chưa có một trường ĐH nào đào tạo về chuyên ngành kiểm toán nội bộ. Có chăng là môn học kiểm toán nội bộ mà mình cũng đã tìm giáo trình của mấy trường ấy đọc qua rồi :3 Thế nên để tiếp cận cái “chuẩn” đấy thì CIA là một sự lựa chọn. Và phải nói đến sự thay đổi về luật: Theo luật kế toán sửa đổi năm 2015, có hiệu lực vào 01/01/2017 đã có qui định về kiểm toán nội bộ. Cụ thể hơn, sắp tới sẽ có nghị định bắt buộc các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán phải có bộ phận kiểm toán nội bộ. Lúc đấy kèm theo sẽ có qui định về chứng chỉ hành nghề kiểm toán nội bộ. Mình dự là sắp tới khi có qui định cụ thể thì nghề kiểm toán nội bộ này sẽ chính thức HOT tại Việt Nam và đương nhiên là nguồn nhân lực chất lượng cao nắm giữ CIA sẽ được săn lùng :3 Thế nên, đi tắt đón đầu hay không là tùy sự lựa chọn của các bạn. ========================= Hình ảnh trong bài viết được lấy trên web của IIA và internet. Bạn vui lòng ghi rõ nguồn nếu đăng tải lại thông tin bài này nhé!

by Trương Đức Thắng (FCCA, CIA, MSc)

=> Tìm hiểu các lớp học đang được đào tạo bởi Mr Thắng Trương:  https://truongducthang.com/courses/

Share this:

  • Tweet
Like Loading...

Related

Post navigation

Kinh nghiệm học ACCA ư?LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỎI Ở ĐẠI HỌC

6 thoughts on “Chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor) là gì?

  1. Dear anh Đã follow anh khá từ lâu và cũng có cơ hội được gặp anh khi còn thời sinh viên, hôm nay em mới có thể leave a reply tại blog của anh: Em khá là thích về kiểm toán nội bộ, thành thực mà nói khi đi làm em mới biết cụ thể nó như thế nào, còn trong khi sinh viên em chỉ nghĩ về kế toán – kiểm toán độc lập. Em dự định sẽ tìm hiểu sâu hơn về công việc này, hiện tại thì em chưa có điều kiện kinh tế học ACCA và CIA, và công việc em đang làm là kế toán viên (coi như pre-kế toán tổng hợp cũng được ạ, vì em làm mức đô và tính chất cũng same same, chỉ chưa được gọi là TH thui), thì em nên học cái gì làm nền tảng cho CIA ạ. Em cảm ơn anh

    LikeLike

    Reply
    1. Chào em, trước mắt em có thể tìm hiểu về kiểm toán nội bộ thông qua các bài báo và tài liệu trên internet nhé. Hiện tại anh cũng như một số đơn vị có tổ chức khóa học về KTNB, em có thể tham khảo xem nhé. Ngoài ra, nếu em muốn theo đuổi nghề nghiệp này thì em nên tìm và chuyển sang làm việc trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ. Đấy là cách tốt nhất để giúp em nâng cao kiến thức trong lĩnh vực này nhé 😉

      LikeLike

  2. Dear anh Em cảm ơn anh ạ, em cũng đã theo dõi về khóa học của anh từ lúc đầu, hi vọng 1 thời gian tới em sắp xếp được công việc a vẫn dạy còn lớp virtual nhé, hoặc là offline ở HN ạ. Anh cho em hỏi thêm, vì em cũng đi tìm 1 vài công ty tuyển KTNB nhưng yêu cầu công việc đều ưu tiên từ các anh/chị kiểm toán ra hoặc là có nhiều kinh nghiệm, em đều bị fail hồ sơ luôn (trong khi GPB của e, e nghĩ là ổn, gần excellence của AOF, nhưng e chỉ mới có 2 năm KN kế toán), anh có thể chia sẻ thêm về cách tiếp cận với môi trường KTNB thêm ko ạ? Many thanks

    LikeLike

    Reply
    1. Hi em, bây giờ chắc anh chỉ tập trung dạy Virtual Class thôi :3 Ngày xưa anh apply cũng bị từ chối nhiều, nên em cứ kiên trì thì sẽ có kết quả nhé 😉 Không phải mình nộp chỗ nào thì họ cũng nhận đâu :3 Chúc em may mắn nhá 😉

      LikeLike

  3. Nhận được sự động viên rất chân thành của anh, em cũng thêm động lực và kiên trì hơn ạ. Một lúc nào đó, sẽ mong có cơ hội thông báo niềm vui của em. Em cảm ơn anh nhiều ạ. Merry Christmas and Happy New year My idol !!!

    LikeLike

    Reply
    1. Cảm ơn em và chúc em sẽ sớm đạt được những điều mình dự định nhé 😉

      LikeLike

Leave a comment Cancel reply

Δ

Danh mục bài viết

  • Dành cho sinh viên (13)
  • Học ACCA (37)
  • Học CIA (8)
  • Kiến thức kinh doanh (15)
  • Kinh nghiệm học tiếng Anh (4)
  • Tài chính cá nhân (9)

Bài nhiều người đọc

  • Chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor) là gì? Chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor) là gì?
  • Review bài thi ACCA-CIA Challenge exam Review bài thi ACCA-CIA Challenge exam
  • Điểm thi ACCA có quan trọng? Điểm thi ACCA có quan trọng?
  • Chia sẻ của Thắng Thắng đã chia sẻ rất nhiều về nh… Chia sẻ của Thắng Thắng đã chia sẻ rất nhiều về nh…
  • TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI THUA LỖ CHỨNG KHOÁN, CRYPTO TRONG GIAI ĐOẠN VỪA RỒI? TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI THUA LỖ CHỨNG KHOÁN, CRYPTO TRONG GIAI ĐOẠN VỪA RỒI?
  • Tại sao không nên học ngay F3 ACCA? Tại sao không nên học ngay F3 ACCA?

Follow us on Facebook

Follow us on Facebook

Menu

  • Dành cho sinh viên (13)
  • Học ACCA (37)
  • Học CIA (8)
  • Kiến thức kinh doanh (15)
  • Kinh nghiệm học tiếng Anh (4)
  • Tài chính cá nhân (9)

Tags

ACCA ACCA là gì ACCA Việt Nam CAT Certified internal auditor CIA CIA là gì FIA FIA là gì Học ACCA Học ACCA online IIA Kiểm toán nội bộ kế toán tiếng Anh Tiếng Anh tài chính kế toán

Follow me

Follow me
  • Comment
  • Subscribe Subscribed
    • Trương Đức Thắng (FCCA, CIA, MSc)
    • Join 65 other subscribers Sign me up
    • Already have a WordPress.com account? Log in now.
    • Trương Đức Thắng (FCCA, CIA, MSc)
    • Customize
    • Subscribe Subscribed
    • Sign up
    • Log in
    • Copy shortlink
    • Report this content
    • View post in Reader
    • Manage subscriptions
    • Collapse this bar
%d

Từ khóa » Bằng Cia