Chứng Chỉ CPA Là Gì? Thời Hạn Của Chứng Chỉ Là Bao Lâu?

Nội dung chính

  • Chứng chỉ CPA là gì?
  • Lợi ích khi có chứng chỉ CPA
  • Điều kiện để dự thi chứng chỉ kiểm toán viên (CPA)
  • Trọng tâm ôn thi môn kiểm toán (CPA)
  • Thời hạn của chứng chỉ kiểm toán (CPA)

Để trở thành kế toán viên – kiểm toán viên chuyên nghiệp, một trong những chứng chỉ bạn cần có đó là chứng chỉ CPA. Chứng chỉ CPA là thước đo thể hiện trình độ chuyên môn, năng lực của một cá nhân khi họ làm trong lĩnh vực thuế, kiểm toán,…Là cơ hội để thăng tiến, làm việc với doanh nghiệp, công ty trong nước và quốc tế. Vậy, chứng chỉ CPA là gì? Chứng chỉ CPA có thời hạn không? Để hiểu rõ hơn về chứng chỉ CPA bạn có thể tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây:

Chứng chỉ CPA là gì?

CPA là cụm từ viết tắt của Certified Public Accountants, có nghĩa là chứng chỉ kiểm toán viên – là chứng chỉ dành cho những người hành nghề kế toán, kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế.

Lợi ích khi có chứng chỉ CPA

  • Có cơ hội làm việc cho các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty lớn trong nước và quốc tế, cơ hội thăng tiến cao.
  • Có thể tự thành lập công ty, doanh nghiệp riêng liên quan đến lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán.
  • Nâng cao nhận thức của bản thân
  • Hình thành kỹ năng xây dựng báo cáo kiểm toán,…
  • Chứng tỏ trình độ, năng lực của bản thân

Điều kiện để dự thi chứng chỉ kiểm toán viên (CPA)

a. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật

b. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017.

c. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

d. Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định.

e. Không thuộc các đối tượng sau:

  • Người chưa thành niên;
  • Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

Trọng tâm ôn thi môn kiểm toán (CPA)

Người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 7 môn thi sau:

1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp

2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

3. Thuế và quản lý thuế nâng cao

4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

5. Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao

6. Phân tích hoạt động tài chính nâng cao

7. Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.

  • Đề cương ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán môn pháp luật 2023
  • Trọng Tâm Đề Thi CPA Chứng Chỉ Kiểm Toán_ Môn Tài Chính
  • Đề cương ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán môn thuế 2023
  • Đề cương ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán môn kế toán 2023
  • Đề cương ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán môn Kiểm toán 2023
  • Ôn thi CPA môn Phân tích hoạt động tài chính nâng cao 2023
  • Đề cương ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán môn tiếng anh 2023

>> Bạn có thể tham khảo thêm Tài liệu ôn thi chứng chỉ CPA/APC để có thể chuẩn bị cho kỳ thi tốt hơn.

Thời hạn của chứng chỉ kiểm toán (CPA)

Thời hạn của chứng chỉ kiểm toán (CPA) được quy định tại Thông tư 202/2012/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán như sauu:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn có thể hiểu hơn về loại hình chứng chỉ CPA. Bạn có đang muốn tìm lớp ôn thi chứng chỉ CPA? TACA tự tin là một trong những trung tâm uy tín, cam kết ôn luyện hiệu quả, thi đạt kết quả cao với đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, truyền tải đầy đủ, xúc tích, trọng tâm nội dung kiến thức.

Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin gì, đừng ngần ngại, hãy liên lạc với TACA để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Comment hoặc Inbox TACA – Training And Coaching Accounting

Từ khóa » Chứng Chỉ Kế Toán Cpa Là Gì