Chứng Chỉ Hành Nghề Lái Xe: Giấy Phép Con Của Bộ GTVT? - PLO
Có thể bạn quan tâm
Tại phiên họp Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra dự án Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) ngày 24-10, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã trình bày dự án Luật GTĐB (sửa đổi). Đáng chú ý, tại khoản 2 Điều 61 của dự thảo luật có quy định: “Người có giấy phép lái xe ô tô muốn hành nghề lái xe ô tô kinh doanh vận tải (KDVT) phải được đào tạo nghiệp vụ vận tải và được cấp chứng chỉ hành nghề lái xe ô tô KDVT”.
Một số ý kiến tại phiên họp cho rằng quy định này sẽ làm phát sinh thêm một loại giấy phép, do vậy cần nghiên cứu thêm.
Lo ngại phát sinh “chướng ngại vật”
Hiện nay, nội dung đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe được tách khỏi dự luật GTĐB, đưa sang dự luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB do Bộ Công an dự thảo. Trong khi đó, nội dung quy định về chứng chỉ hành nghề lái xe vẫn nằm ở dự luật GTĐB do Bộ GTVT dự thảo. Như vậy, để hành nghề lái xe KDVT, người lái xe vừa phải được đào tạo, sát hạch lái xe theo quản lý của Bộ Công an, vừa phải học để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quản lý của Bộ GTVT?
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ThS Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách liên tỉnh và Du lịch TP.HCM, cho rằng quy định này không hợp lý, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc cho người lái xe và đi ngược lại chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ.
Ông Tính lý giải: Hiện nay, việc tuyển dụng lái xe KDVT của các doanh nghiệp, hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả việc tìm một người có giấy phép lái xe đủ điều kiện hoạt động đã là một vấn đề nan giải. Minh chứng cho vấn đề này là việc tuyển dụng tài xế ở các doanh nghiệp, hợp tác xã phải dán công khai trên xe khi lưu thông trên đường.
Vì vậy, nếu yêu cầu thêm chứng chỉ hành nghề lái xe sẽ là “chướng ngại vật” đối với cả tài xế và cả các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Dự luật của Bộ GTVT quy định người lái xe kinh doanh vận tải phải có chứng chỉ hành nghề lái xe. Ảnh: THY NHUNG
Ông Tính cũng cho biết, theo quy định tại Thông tư 12/2020 của Bộ GTVT, hiện nay đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đều thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ vận tải. Nếu đạt bài kiểm tra sẽ được cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ. Chứng nhận này do các hiệp hội vận tải hoặc các doanh nghiệp, hợp tác xã lớn có điều kiện tố chức (giấy chứng nhận có thời hạn ba năm). Vì vậy, quy định thêm chứng chỉ hành nghề lái ô tô KDVT là lãng phí.
Đồng quan điểm, chuyên gia ô tô, xe máy Nguyễn Minh Đồng cũng cho rằng quy định này là không cần thiết. Ở nước ngoài, khi người dân thi bằng lái xong vẫn có hai năm thử thách, nếu vượt qua thì được cấp bằng lái chính thức, còn vi phạm quá nhiều lỗi sẽ phải thi lại từ đầu.
“Tôi cho rằng không cần thiết phải có chứng chỉ hành nghề lái xe KDVT. Bởi việc lái xe nó là ý thức của con người, dù có đào tạo mà người lái không có ý thức thì cũng vô dụng” - ông Đồng lý giải.
Đề cao tính an toàn cho người lái xe
Trái ngược với các ý kiến trên, giám đốc một trung tâm đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe tại TP.HCM lại cho rằng chứng chỉ này là cần thiết.
Theo vị này, quy trình đạo tạo, sát hạch hiện nay là khi học viên học xong lý thuyết và thực hành thì phải trải qua cuộc thi lấy chứng chỉ để được đăng ký tập xe trên sân. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là chứng chỉ cho học viên đủ điều kiện dự thi sát hạch.
Vì vậy, chứng chỉ hành nghề lái ô tô KDVT mà Bộ GTVT quy định sẽ rất cần thiết khi đề cao tính an toàn cho người lái xe. Bởi người lái xe KDVT ngoài việc học luật GTĐB thì còn hiểu về vận tải hành khách đòi hỏi điều gì, vận tải hàng hóa đòi hỏi điều gì… để nhận định trước nếu có tình huống xảy ra.
Vị này đề xuất thêm cần nghiêm cấm việc học viên không cần qua đào tạo mà chỉ cần đăng ký thi tại một trung tâm nào đó để lấy chứng chỉ, bởi việc này là không phù hợp.
Trước đó, lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ GTVT) cho hay ban soạn thảo dự luật GTĐB đã nghiên cứu, chỉnh sửa theo hướng khi học bằng lái xe, người lái xe có thể đăng ký để được đào tạo về nghiệp vụ hành nghề lái xe KDVT (nếu có nhu cầu). Qua đó, các tài xế được cấp đồng thời giấy phép lái xe và chứng chỉ hành nghề lái xe KDVT.
Đã có quy định tập huấn ba năm một lần Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho hay: Lâu nay đã có quy định người lái xe KDVT phải được tập huấn định kỳ ba năm một lần. Mục đích để họ cập nhật các quy định mới, các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại. Điều này là phù hợp và đã đi vào cuộc sống của các tài xế cũng như các doanh nghiệp vận tải, hợp tác xã. Hiện nay, việc phân biệt giữa xe KDVT và không KDVT chỉ là tương đối. Việc quy định có thêm chứng chỉ hành nghề sẽ khiến công tác tuyển dụng tài xế ở các đơn vị KDVT sẽ càng khó khăn hơn, vận tải công cộng càng khó phát triển hơn. “Trong khi đó, xét về sự cần thiết, việc lái xe KDVT hay không thì người lái xe đều phải nắm được cả về lý thuyết và có kỹ năng đạt yêu cầu về nghiệp vụ vận tải, kỹ năng lái xe an toàn. Vì vậy, quy định có thêm chứng chỉ là không cần thiết…” - ông Quyền cho hay. |
Từ khóa » Chứng Chỉ Nghề Lái Xe Là Gì
-
Chứng Chỉ Bằng Lái Xe B2 Là Gì ? Tại Sao Cần Có Chứng Chỉ Bằng Lái ...
-
Chứng Chỉ Nghề Lái Xe Là Gì, Thi Chứng Chỉ Nghề Có Bắt Buộc Không?
-
Chứng Chỉ Nghề Lái Xe Là Gì? Cách Thi Chứng Chỉ Bằng Lái Xe B2
-
Chứng Chỉ Sơ Cấp Nghề Lái Xe Có Bắt Buộc Không?
-
Quy định Về Chứng Chỉ Dạy Lái Xe - Luật ACC
-
Thi Chứng Chỉ Lái Xe B2, B1 Hay Hạng C
-
Chứng Chỉ Sơ Cấp Lái Xe Là Gì - Hàng Hiệu
-
Bằng Lái Xe, Chứng Chỉ Nghề Lái Xe Là Gì? Các Trung Tâm đào Tạo Lái ...
-
Các Bước Thi Tốt Nghiệp Chứng Chỉ Lái Xe ô Tô để Thi Sát Hạch Cấp Giấy ...
-
Giấy Phép Lái Xe, Chứng Chỉ Lái Xe Là Gì? Các Trung Tâm đào Tạo Lái Xe ...
-
Không Quy định Chứng Chỉ Hành Nghề Lái Xe ô Tô Trong Dự Thảo Luật ...
-
Quy Trình Thi Bằng Lái Xe ô Tô Như Thế Nào - Những điều Cần Biết
-
Điều Lái Xe Cần Hiểu Rõ Trước Khi Học Bằng Lái Xe Oto B2