Chứng Chỉ Kiểm Toán Viên Có Giá Trọ Bao Lâu
Có thể bạn quan tâm
CPA là gì, lợi ích khi có CPA, điều kiện để nhận được CPA ᴠà tất tần tật những điều cần biết ᴠề chứng chỉ kiểm toán ᴠiên CPA Việt Nam. Bạn đang хem: Cpa là gì Chứng chỉ CPA là gì? CPA (Certified Public Accountantѕ - những kế toán ᴠiên công chứng được cấp phép) là những người hành nghề kế toán – kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế. CPA Việt Nam là một chứng chỉ hành nghề của kiểm toán ᴠiên. Với chứng chỉ nàу bạn mới được хem là một kiểm toán ᴠiên, có quуền điều hành hoạt động kiểm toán ᴠà ký báo cáo kiểm toán tại Việt Nam, ѕo ᴠới thời gian trước đó chỉ là trợ lý kiểm toán ᴠiên – thực hiện các công ᴠiệc đơn giản như kiểm tra chứng từ, ѕổ ѕách, tham gia kiểm kê… Lợi ích khi có chứng chỉ kiểm toán ᴠiên CPA là gì? Chứng chỉ CPA có mục tiêu là gì? Bạn ѕẽ nhận được những lợi ích ѕau khi có chứng chỉ CPA. Nổi bật hơn ѕo ᴠới các ứng ᴠiên khác Không phải người làm kiểm toán nào cũng đạt được chứng chỉ CPA Việt Nam. Và khi đã ѕở hữu chứng chỉ nàу, bạn được công nhận là một kiểm toán ᴠiên chuуên nghiệp, có kiến thức chuуên môn ᴠững ᴠàng ᴠà có các kỹ năng cần thiết bởi cơ quan có thẩm quуền trong nước. Không chỉ được công nhận ở Việt Nam mà CPA Việt Nam còn được Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) ᴠà CPA Úc (CPA Auѕtralia) công nhận từng phần. Người đã có chứng chỉ CPA Việt Nam ѕẽ được miễn 4/14 môn thi khi lấу chứng chỉ ACCA ᴠà được miễn 3/12 khi đi lấу chứng chỉ CPA Úc. Đâу là các chứng chỉ kiểm toán có giá trị ở nhiều nước trên thế giới. Điều nàу có nghĩa là trình độ của bạn cũng đã được quốc tế công nhận một phần. Một ѕố người có CPA Việt Nam ѕau một thời gian làm ᴠiệc đạt được trình độ ᴠà kinh nghiệm thực tế nhất định cũng được CPA Úc thừa nhận ᴠà cấp chứng chỉ CPA Úc. Chắc chắn không một nhà tuуển dụng nào muốn bỏ lỡ một ứng ᴠiên đầу tiềm năng như ᴠậу. Mở rộng đường ѕự nghiệp Không quan trọng ᴠiệc bạn đang làm kiểm toán cho các công tу nước ngoài haу trong nước, khi đã ᴠượt qua bài kiểm tra CPA, cánh cửa ѕự nghiệp của bạn ѕẽ luôn rộng mở. Bạn ѕẽ có nhiều cơ hội làm ᴠiệc cho các công tу kiểm toán hàng đầu Việt Nam ᴠà thế giới (Big 4: Priceᴡaterhouѕe Cooperѕ (PWC), Deloitte, Ernѕt and Young (E&Y) ᴠà KPMG), đảm trách ᴠai trò kiểm ѕoát nội bộ cho các công tу hoặc tự mở dịch ᴠụ riêng. Dù chọn hướng đi nào thì con đường ѕự nghiệp của bạn cũng phát triển lên một tầm cao mới khi có chứng chỉ CPA. Những ai bắt buộc cần có chứng chỉ kiểm toán ᴠiên CPA? Một kiểm toán ᴠiên thông thường ѕẽ không bắt buộc phải có chứng chỉ CPA. Tuу nhiên, như đã nói ở phần CPA là gì, nếu làm các công ᴠiệc ѕau, bạn bắt buộc cần có chứng chỉ CPA. - Kiểm toán ᴠiên ở các công tу hợp danh ᴠà doanh nghiệp tư nhân (công tу hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân cần ít nhất 5 kiểm toán ᴠiên có chứng chỉ kiểm toán ᴠiên CPA khi đăng ký thành lập). Điều kiện tham dự kỳ thi lấу chứng chỉ kiểm toán ᴠiên CPA là gì? Người dự thi lấу chứng chỉ kiểm toán ᴠiên CPA cần đáp ứng các điều kiện ѕau: - Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, tuân thủ pháp luật; - Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc ѕau đại học thuộc các chuуên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ở các chuуên ngành khác có học các môn Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động Tài chính, Thuế ᴠà ѕố tiết học các môn nàу phải chiếm trên 7% tổng ѕố tiết học của cả khóa học; - Có thời gian làm ᴠiệc thực tế trong lĩnh ᴠực tài chính, kế toán, kiểm toán ít nhất là 60 tháng, hoặc có thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ᴠiên từ 48 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp được ghi trên bằng tốt nghiệp đại học hoặc ѕau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi; - Đối ᴠới người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán, muốn dự thi lấу Chứng chỉ kiểm toán ᴠiên CPA thì ngoài các điều kiện trên thì chỉ được dự thi ѕau đủ 2 năm có Chứng chỉ hành nghề kế toán. Điều kiện để nhận chứng chỉ kiểm toán ᴠiên CPA là gì? Người dự thi chứng chỉ kiểm toán ᴠiên CPA phải đạt 38 điểm trở lên (trừ môn ngoại ngữ chỉ хét đạt), trong đó mỗi môn không được dưới 5 điểm ᴠới các môn ѕau: - Pháp luật ᴠề kinh tế ᴠà Luật doanh nghiệp; - Tài chính ᴠà quản lý tài chính nâng cao; - Thuế ᴠà quản lý thuế nâng cao; - Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao; - Kiểm toán ᴠà dịch ᴠụ bảo đảm nâng cao; - Phân tích hoạt động tài chính nâng cao; - Ngoại ngữ (trình độ C): chọn 1 trong 5 ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức. Đối ᴠới người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán muốn dự thi lấу Chứng chỉ kiểm toán ᴠiên CPA phải đạt 12,5 điểm trở lên (trừ môn môn ngoại ngữ chỉ хét đạt), trong đó mỗi môn không được dưới 5 điểm ᴠới các môn ѕau: - Kiểm toán ᴠà dịch ᴠụ bảo đảm nâng cao; - Phân tích hoạt động tài chính nâng cao; - Ngoại ngữ (trình độ C): 1 trong 5 ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức. Xem thêm: Độ Bền Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Độ Bền Uốn Trong Tiếng Anh Thời gian cho mỗi môn thi là 180 phút. Riêng môn ngoại ngữ là 120 phút. Hồ ѕơ dự thi chứng chỉ kiểm toán ᴠiên CPA Theo quу định tại Điều 5, Thông tư 91/2017/TT-BTC thì người đăng ký dự thi lấу chứng chỉ hành nghề kiểm toán cần nộp các hồ ѕơ ѕau: Đối ᴠới người đi thi lần đầu: 1. Phiếu đăng ký dự thi: - Có хác nhận của cơ quan, đơn ᴠị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú. - 1 ảnh màu cỡ 3×4 ᴠà đóng dấu giáp lai 2. Bản ѕao có chứng thực giấу chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu; 3. Sơ уếu lý lịch có хác nhận của cơ quan, đơn ᴠị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú; 4. Bản ѕao bằng tốt nghiệp được quу định tại điều kiện dự thi. Nếu là bằng tốt nghiệp ĐH chuуên ngành khác thì phải nộp kèm bảng điểm có chứng thực ghi rõ ѕố tiết của tất cả các môn học. Nếu người dự thi nộp bằng thạc ѕĩ hoặc tiến ѕĩ thì phải nộp kèm bảng điểm ghi rõ ngành học có chứng thực. 5. 3 ảnh màu (3×4) chụp trong ᴠòng 6 tháng ᴠà 02 phong bì có dán tem ᴠà ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi. Đối ᴠới người thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn chưa đạt уêu cầu 1. Phiếu đăng ký dự thi: - Có хác nhận của cơ quan, đơn ᴠị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú. - 1 ảnh màu (3×4) ᴠà đóng dấu giáp lai 2. Bản ѕao Giấу chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo; 3. 3 ảnh màu (3×4) chụp trong ᴠòng 6 tháng ᴠà 02 phong bì có dán tem ᴠà ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi. Đối ᴠới người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán muốn dự thi lấу Chứng chỉ Kiểm toán ᴠiên CPA 1. Phiếu đăng ký dự thi: - Có хác nhận của cơ quan, đơn ᴠị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú. - 1 ảnh màu cỡ 3×4 ᴠà đóng dấu giáp lai 2. Bản ѕao có chứng thực giấу chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu; 3. Sơ уếu lý lịch có хác nhận của cơ quan, đơn ᴠị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú; 4. Bản ѕao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề kế toán; 5. 3 ảnh màu (3×4) chụp trong ᴠòng 6 tháng ᴠà 02 phong bì có dán tem ᴠà ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi. Người đăng ký dự thi lấу chứng chỉ kiểm toán ᴠiên cần gửi hồ ѕơ đến Hội đồng thi do Bộ Tài chính Việt Nam thành lập trước ngàу thi ít nhất 30 ngàу. Xem thêm: Tài Sản Bảo Đảm Là Gì - Tài Sản Bảo Đảm Nhưng Chưa Chắc Đã Là “Đảm Bảo” Qua các phần CPA là gì cũng như điều kiện lấу được chứng chỉ nàу, bạn có thể thấу không cần chứng chỉ CPA, bạn ᴠẫn có thể theo đuổi nghề kiểm toán một cách chính thức ᴠà có được ѕự hài lòng trong công ᴠiệc. Tuу nhiên, bạn ѕẽ có cơ hội mở rộng tầm nhìn ᴠà thử thách bản thân thông qua ᴠiệc nhận được chứng chỉ nàу. Với nhiều lợi ích mang lại, CPA chính là nền tảng ᴠững chắc cho bất kỳ ai muốn thành công ᴠà phát triển lâu dài trong lĩnh ᴠực kiểm toán.
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THI, CẤP, QUẢN LÝ CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN VÀ CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN VIÊN Căn cứ Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015; Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011; Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc thi, cấp, quản lýchứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Luật kiểm toán độc lập và quy định tại Điều 57, điểm d khoản 2 Điều 71 Luật kế toán. Điều 2. Đối tượng áp dụng Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm: 1. Đối tượng dự thi theo quy định tại Điều 3 và khoản 1 Điều 10 Thông tư này. 2. Hội đồng thi kiểm toán viên, kế toán viên (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi). 3. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán. 4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi, cấp, quản lýchứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Mục 1. TỔ CHỨC CÁC KỲ THI Điều 3. Đối tượng dự thi Người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ các điều kiện dự thi quy định tại Điều 4 Thông tư này. Điều 4. Điều kiện dự thi Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây: 1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; 2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này; 3. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước; 4. Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định; 5. Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán. Điều 5. Hồ sơ dự thi 1. Người đăng ký dự thi lần đầu để lấy chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên, hồ sơ dự thi gồm: a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu; c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú; d) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực; đ) 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận. 2. Người đăng ký dự thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này, hồ sơ gồm: a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu 3x4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo; c) Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này. 3. Người có chứng chỉ kế toán viên muốn đăng ký dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, hồ sơ dự thi gồm: a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu 3x4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú; d) Bản sao có chứng thực chứng chỉ kế toán viên; đ) Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này. 4. Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi hoặc đơn vị được Hội đồng thi uỷ quyền trong thời hạn theo thông báo của Hội đồng thi. 5. Đơn vị nhận hồ sơ dự thi chỉ nhận hồ sơ khi người đăng ký dự thi nộp đầy đủ giấy tờ trên và nộp đủ chi phí dự thi. 6. Chi phí dự thi được hoàn trả cho người không đủ điều kiện dự thi hoặc người có đơn xin không tham dự kỳ thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Hội đồng thi công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi. Điều 6. Nội dung thi 1. Người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên thi 4 môn thi sau: a) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp; b) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; c) Thuế và quản lý thuế nâng cao; d) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao. 2. Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên thi 7 môn thi sau: a) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp; b) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; c) Thuế và quản lý thuế nâng cao; d) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao; đ) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao; e) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao; g) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức. 3. Người có chứng chỉ kế toán viên dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 03 môn thi sau: a) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao; b) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao; c) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức. 4. Nội dung từng môn thi bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập tình huống quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên. Điều 7. Thể thức thi Mỗi môn thi quy định tại Điều 6 Thông tư này (trừ môn thi Ngoại ngữ), người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút. Môn thi Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút. Điều 8. Tổ chức các kỳ thi 1. Hội đồng thi tổ chức ít nhất mỗi năm một kỳ thi vào quý III hoặc quý IV. Trước ngày thi ít nhất 60 ngày, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi. 2. Trong thời hạn chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc thi, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn thi và thông báo cho người dự thi. Trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời gian công bố, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng thời gian kéo dài không quá 30 ngày. Điều 9. Văn bằng, chứng chỉ do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp được công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này nếu thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: 1. Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp văn bằng, chứng chỉ phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đã thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động tại Việt Nam. 2. Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đã ký thoả thuận hợp tác về chương trình thi phối hợp cấp chứng chỉ kiểm toán viên chuyên nghiệp với Bộ Tài chính Việt Nam. 3. Chương trình, nội dung các khoá học được cấp văn bằng, chứng chỉ phải có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 500 đến 600 tiết học. 4. Nội dung học, thi và cấp văn bằng, chứng chỉ cho học viên khi hoàn thành các khoá học phải được thực hiện thống nhất ở tất cả các quốc gia nơi Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động. Mục 2. TỔ CHỨC THI SÁT HẠCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ CHUYÊN GIA KẾ TOÁN HOẶC CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI Điều 10. Điều kiện dự thi và nội dung thi sát hạch 1. Những người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên của các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận, muốn được cấp chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên của Việt Nam phải dự thi sát hạch kiến thức về luật pháp Việt Nam. Trường hợp tổ chức cấp chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không phải là tổ chức nghề nghiệp) thì người dự thi phải là hội viên chính thức của tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp đó phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC). Nội dung học và thi để lấy chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên phải tương đương hoặc cao hơn nội dung học và thi theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. 2. Tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC); b) Có nội dung học và thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên tương đương hoặc cao hơn nội dung học và thi theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. 3. Tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận theo điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này gồm: a) Hiệp hội kế toán công chứng Vương quốc Anh (The Association of Chartered Certified Accountants - ACCA); b) Hiệp hội kế toán viên công chứng Australia (CPA Australia); c) Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW). d) Các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài khác có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên. 4. Nội dung kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ kiểm toán viên gồm các phần: a) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp; b) Tài chính và quản lý tài chính; c) Thuế và quản lý thuế; d) Kế toán tài chính, kế toán quản trị; đ) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm. 5. Nội dung kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ kế toán viên gồm các phần quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 4 Điều này. 6. Nội dung, yêu cầu từng phần thi sát hạch quy định tại Phụ lục số 01. 7. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, đã tham dự và đạt yêu cầu các kỳ thi phối hợp giữa Bộ Tài chính Việt Nam với ACCA thì được miễn thi các phần quy định điểm a, điểm c khoản 4 Điều này trong thời gian có hiệu lực của Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam với ACCA. 8. Ngôn ngữ sử dụng trong kỳ thi là tiếng Việt. 9. Thời gian thi là 180 phút cho cả 05 phần thi. Người tham gia 4 phần thi thì thời gian thi là 145 phút. Người tham gia 3 phần thi thì thời gian thi là 110 phút. Điều 11. Hồ sơ đăng ký dự thi sát hạch 1. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác, có dán ảnh màu 3x4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02c ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao, bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài; c) Tài liệu (bao gồm cả bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài) chứng minh người dự thi là hội viên chính thức của tổ chức nghề nghiệp; d) 03 ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận; đ) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; e) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú; g) Tài liệu chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 đối với các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại điểm d khoản 3 Điều 10. 2. Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi chậm nhất 30 ngày trước khi thi. Điều 12. Kết quả thi sát hạch 1. Thang điểm chấm thi là thang điểm 100. Điểm thi chấm từ 1 điểm trở lên. 2. Đối với thi sát hạch để cấp chứng chỉ kiểm toán viên, bài thi đạt yêu cầu là bài thi đạt từ 70 điểm trở lên; hoặc từ 42 điểm trở lên đối với người được miễn thi các phần quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư này; hoặc từ 56 điểm trở lên đối với người được miễn thi phần quy định tại điểm a hoặc phần quy định tại điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư này. 3. Đối với thi sát hạch để cấp chứng chỉ kế toán viên, bài thi đạt yêu cầu là bài thi đạt từ 56 điểm trở lên; hoặc từ 28 điểm trở lên đối với người được miễn thi các phần quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư này; hoặc từ 42 điểm trở lên đối với người được miễn thi phần quy định tại điểm a hoặc phần quy định tại điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư này. 4. Kết quả thi được thông báo cho từng người dự thi. Người đạt yêu cầu bài thi theo quy định tại khoản 2 Điều này được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Người đạt yêu cầu bài thi theo quy định tại khoản 3 Điều này được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ kế toán viên. 5. Các quy định khác thực hiện theo Thông tư này. Mục 3. HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN, KẾ TOÁN VIÊN Điều 13. Hội đồng thi kiểm toán viên,kế toán viên 1. Hội đồng thi do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. 2. Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên theo quy định của Bộ Tài chính. Trong từng kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi phải thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban chấm phúc khảo (nếu cần thiết). Điều 14. Thành phần Hội đồng thi 1. Hội đồng thi được thành lập cho từng kỳ thi. Thành phần Hội đồng thi không quá 11 người, bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc lãnh đạo cấp Vụ trưởng được Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ quyền; b) 04 Phó Chủ tịch là lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Tài chính, lãnh đạo tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán, trong đó lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán là Phó Chủ tịch thường trực; c) Uỷ viên thư ký và các uỷ viên Hội đồng thi là đại diện của một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính. 2. Một cá nhân không được tham gia là thành viên Hội đồng thi quá 3 kỳ thi liên tục, ngoại trừ trường hợp cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. 3. Người có bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột, vợ (hoặc chồng) của mình (hoặc của vợ hoặc chồng) dự thi kỳ thi nào thì không được tham gia vào Hội đồng thi và tất cả các bộ phận liên quan của kỳ thi đó. 4. Người tham gia phụ đạo, hướng dẫn ôn thi kỳ thi nào không được tham gia là thành viên Hội đồng thi, ra đề thi, duyệt đề thi, chấm thi (kể cả chấm thi lần 1 và chấm thi phúc khảo) kỳ thi đó. Thành viên Hội đồng thi của kỳ thi nào thì không được tham gia giảng bài, phụ đạo, hướng dẫn học, ôn thi kỳ thi đó. Người đã tham gia chấm thi lần 1 thì không được tham gia chấm thi phúc khảo. 5. Văn phòng của Hội đồng thi đặt tại Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính. 6. Giúp việc cho Hội đồng thi có Tổ thường trực do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán. Thành phần Tổ thường trực không quá 9 người. 7. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận do Hội đồng thi thành lập và tổ chức thực hiện gồm Tổ thường trực, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo theo quy định của Bộ Tài chính. Điều 15. Chế độ làm việc của Hội đồng thi 1. Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi. 2. Hội đồng thi được sử dụng con dấu của Bộ Tài chính trong thời gian hoạt động. 3. Hội đồng thi được sử dụng thời gian hành chính để tổ chức các kỳ họp và hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi. Các thành viên Hội đồng thi được hưởng thù lao trích từ chi phí dự thi theo mức được Bộ Tài chính duyệt. 4. Chương trình và nội dung các kỳ họp Hội đồng thi phải được thông báo bằng văn bản cho các thành viên trước khi họp 5 ngày. Điều 16. Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thi 1. Thông báo công khai kế hoạch thi trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, lập và xét duyệt danh sách thí sinh dự thi. 3. Xây dựng đề thi, đáp án cho mỗi kỳ thi. 4. Tổ chức coi thi, chấm thi. 5. Tổng hợp kết quả thi theo từng kỳ thi trình Bộ Tài chính phê duyệt. 6. Công bố kết quả thi và thông báo điểm cho từng thí sinh dự thi theo kết quả phê duyệt của Bộ Tài chính. 7. Tổ chức phúc khảo kết quả thi nếu người dự thi có yêu cầu. 8. Bảo quản, lưu trữ đề thi, bài thi và các tài liệu liên quan đến các kỳ thi cho đến khi bàn giao theo quy định của Bộ Tài chính. 9. Chủ động đề xuất hoặc tham gia vào việc hoàn thiện các quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên khi có yêu cầu. Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi 1. Chủ tịch Hội đồng thi: a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi quy định tại Thông tư này; b) Phân công trách nhiệm cho các Phó Chủ tịch và từng thành viên Hội đồng thi; c) Quyết định thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban chấm phúc khảo; d) Tổ chức việc ra đề thi và đáp án có niêm phong riêng, lựa chọn đề thi, đáp án theo nội dung, chương trình đã quy định, bảo đảm bí mật tuyệt đối đề thi, đáp án trước khi thi; Nếu cần thì mời chuyên gia phản biện đề thi; đ) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kết quả các kỳ thi; e) Uỷ quyền cho Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi điều hành công việc của Hội đồng thi trong trường hợp vắng mặt. 2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi: Điều hành công việc thường xuyên của Hội đồng theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi. 3. Phó Chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng thi: Thực hiện các công việc theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi. 4. Uỷ viên thư ký Hội đồng thi: a) Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh, trình Hội đồng thi xét duyệt danh sách dự thi; b) Chuẩn bị các văn bản cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi; c) Lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, danh sách thí sinh không đủ điều kiện dự thi trình Hội đồng thi phê duyệt và công khai danh sách thí sinh trúng tuyển trên trang điện tử của Bộ Tài chính. d) Thu nhận biên bản vi phạm kỷ luật thi đối với thí sinh trình Hội đồng thi xem xét; đ) Các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công. Mục 4. KẾT QUẢ THI, BẢO LƯU, PHÊ DUYỆT, HỦY KẾT QUẢ THI Điều 18. Kết quả thi, bảo lưu kết quả thi, đạt yêu cầu thi 1. Môn thi đạt yêu cầu: Môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt từ điểm 5 trở lên. 2. Bảo lưu kết quả thi: Điểm của môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó. Ví dụ: Một người bắt đầu dự thi năm 2017 thì điểm các môn thi đạt yêu cầu của năm 2017 sẽ được bảo lưu trong các năm 2018, 2019. Đến năm 2019, nếu người dự thi vẫn chưa đạt yêu cầu thi thì khi dự thi vào năm 2020 kết quả thi được tính để xét đạt yêu cầu thi sẽ là kết quả thi của các năm 2018, 2019, 2020. Tương tự như vậy cho các năm từ 2021 trở đi. 3. Thi nâng điểm: Người đạt yêu cầu các môn thi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 (trừ môn thi Ngoại ngữ) nhưng chưa đạt yêu cầu thi quy định tại khoản 4 Điều này thì được lựa chọn một số môn thi để đăng ký thi nâng điểm, kết quả thi lấy theo điểm thi cao nhất của các lần thi trong thời gian bảo lưu. 4. Đạt yêu cầu thi: a) Đối với trường hợp dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên: Người dự thi đạt yêu cầu cả 4 môn thi quy định tại khoản 1 Điều 6 và có tổng số điểm các môn thi còn được bảo lưu từ 25 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi; b) Đối với trường hợp dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên: Người dự thi đạt yêu cầu cả 7 môn thi quy định tại khoản 2 Điều 6 và có tổng số điểm các môn thi còn được bảo lưu (trừ môn thi Ngoại ngữ) từ 38 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi; c) Đối với trường hợp có chứng chỉ kế toán viên dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên: Người dự thi đạt yêu cầu cả 3 môn thi quy định tại khoản 3 Điều 6 và có tổng số điểm các môn thi còn được bảo lưu (trừ môn thi Ngoại ngữ) từ 12,5 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi. 5. Người dự thi đạt yêu cầu thi theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này được cấp chứng chỉ kế toán viên.Người dự thi đạt yêu cầu thi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 4 Điều này được cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Điều 19. Phê duyệt kết quả thi 1. Hội đồng thi căn cứ vào kết quả chấm thi của từng môn thi để tổng hợp danh sách kết quả thi từng môn thi của thí sinh trình Bộ Tài chính phê duyệt cho từng kỳ thi. 2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi, người dự thi có quyền làm đơn xin phúc khảo bài thi gửi Chủ tịch Hội đồng thi. Trường hợp chấm phúc khảo thì kết quả thi lấy theo điểm phúc khảo. Điều 20. Huỷ kết quả thi Điểm của các môn thi vào các năm ngoài thời gian bảo lưu sẽ bị huỷ. Điều 21. Giấy chứng nhận điểm thi Căn cứ vào kết quả thi đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho từng thí sinh (Phụ lục số 03a, Phụ lục số 03b, Phụ lục số 03c). Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm (đối với thí sinh chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ các môn thi). Mục 5. CẤP, THU HỒI CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN, CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN VIÊN Điều 22. Cấp chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên 1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên cho người đạt kết quả thi. 2. Chứng chỉ kiểm toán viên (Phụ lục số 04) hoặc chứng chỉ kế toán viên (Phụ lục số 05) được trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp; trường hợp bị mất sẽ không được cấp lại. 3. Chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán. Điều 23. Thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên 1. Chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên bị thu hồi trong các trường hợp sau: a) Kê khai không trung thực về quá trình và thời gian làm việc, kinh nghiệm công tác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên. b) Sửa chữa, giả mạo hoặc gian lận về bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên. c) Thi hộ người khác hoặc nhờ người khác thi hộ trong kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên. d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 2. Bộ Tài chính có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên. Mục 6. XỬ LÝ VI PHẠM Điều 24. Xử lý vi phạm đối với người tham gia công tác tổ chức thi 1. Các hành vi vi phạm đối với người tham gia công tác tổ chức thi bao gồm: a) Mang những tài liệu, vật dụng trái phép vào khu vực làm đề, phòng thi, phòng chấm thi; b) Thiếu trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho kỳ thi, làm ảnh hưởng tới kết quả kỳ thi; c) Làm sai lệch sự thật về hồ sơ của thí sinh; d) Trực tiếp giải bài cho thí sinh trong lúc đang thi; đ) Làm lộ số phách bài thi; e) Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh; g) Làm mất bài thi của thí sinh khi thu bài thi, vận chuyển, bảo quản, chấm thi; h) Sửa chữa, thêm bớt vào bài làm của thí sinh; i) Chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng tổng hợp điểm; k) Làm lộ đề thi, đáp án thi; mua, bán đề thi, đáp án thi; l) Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào khu vực thi trong lúc đang thi; m) Gian lận thi có tổ chức. 2. Người tham gia công tác tổ chức thi thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị Hội đồng thi đình chỉ tham gia công tác tổ chức thi ngay sau khi hành vi vi phạm bị phát hiện đồng thời tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị cơ quan quản lý cán bộ ra quyết định xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan, có thể kèm theo việc cấm đảm nhiệm những công việc có liên quan đến Hội đồng thi từ 1 đến 5 năm. Điều 25. Xử lý vi phạm đối với thí sinh 1. Nhắc nhở đối với thí sinh nói chuyện, trao đổi bài với người khác. 2. Lập biên bản cảnh cáo đối với thí sinh tiếp tục nói chuyện, trao đổi bài với người khác mặc dù đã được nhắc nhở. Trong trường hợp này, thí sinh bị trừ 25% điểm của bài thi. 3. Lập biên bản đình chỉ môn thi đối với thí sinh có một trong các hành vi vi phạm sau: a) Tiếp tục vi phạm khi đã bị lập biên bản về hành vi nói chuyện, trao đổi bài với người khác; b) Chuyển giấy nháp hoặc bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp hoặc bài thi của thí sinh khác; c) Mang tài liệu và các vật dụng bị cấm vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài thi nhưng chưa sử dụng; d) Cố tình làm không đúng đề thi của mình. 4. Lập biên bản đình chỉ kỳ thi đối với thí sinh có một trong các hành vi vi phạm sau: a) Sử dụng tài liệu và các vật dụng bị cấm trong phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài thi; b) Sử dụng tài liệu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi; c) Cố tình không nộp bài thi, giằng xé bài thi của người khác hoặc dùng bài thi của người khác để nộp làm bài thi của mình. 5. Thí sinh bị đình chỉ thi phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi cán bộ coi thi lập biên bản đình chỉ thi và có quyết định của Trưởng điểm thi; phải nộp bài làm và đề thi cho cán bộ coi thi và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài thi. 6. Thí sinh có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó. Thí sinh có một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều này sẽ không được thi các môn tiếp theo. Thí sinh có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này sẽ không được thi các môn tiếp theo và bị huỷ kết quả thi của cả kỳ thi đó. 7. Huỷ kết quả kỳ thi hiện tại và các kỳ thi trước đó và tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh có một trong các hành vi vi phạm sau: a) Hành hung cán bộ coi thi, cán bộ tổ chức kỳ thi và các thí sinh khác; b) Gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi; c) Khai man hồ sơ thi, thi hộ hoặc nhờ người thi hộ. 8. Việc xử lý kỷ luật thí sinh phải được công bố cho thí sinh biết. Nếu thí sinh vi phạm trong quá trình thi mà không chịu ký tên vào biên bản thì hai cán bộ coi thi ký vào biên bản xác nhận hành vi vi phạm của thí sinh. Nếu giữa cán bộ coi thi và Trưởng điểm thi không nhất trí về cách xử lý thì ghi rõ ý kiến hai bên vào biên bản để báo cáo Trưởng ban coi thi quyết định. Điều 26. Xử lý các trường hợp vi phạm trong khi chấm thi 1. Những bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì tổ chức chấm tập thể, nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi và Trưởng môn chấm thi kết luận là lỗi cố ý của thí sinh thì bị trừ 25% điểm toàn bài thi của môn thi đó. 2. Cho điểm không (0) đối với những bài thi viết trên giấy không đúng quy định hoặc bài thi được xác định là cố ý viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau để đánh dấu bài thi. 3. Đối với những bài thi bị nhàu nát do bị thí sinh khác giằng xé thì căn cứ biên bản coi thi, tiến hành chấm bình thường và công nhận kết quả thi. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 27. Điều khoản chuyển tiếp 1. Chứng chỉ hành nghề kế toán đã được cấp theo các văn bản sau có giá trị như chứng chỉ kế toán viên quy định tại Thông tư này: - Quyết định số 59/2004/QĐ-BTC ngày 09/7/2004 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán; - Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ Tài chính về ban hành Quy chế thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán; - Thông tư số 171/2009/TT-BTC ngày 24/8/2009 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; - Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán. 2. Giấy chứng nhận điểm thi kế toán viên hành nghề đã cấp của các kỳ thi trước theo quy định tại Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán có giá trị như Giấy chứng nhận điểm thi kế toán viên quy định tại Thông tư này. 3. Người dự thi lần đầu vào các năm 2015, 2016 được áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này. Điều 28. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2017 và thay thế Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán. Điều 29. Tổ chức thực hiện Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Hội đồng thi kiểm toán viên, kế toán viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
Bài Viết Liên Quan
Ý nghĩa cơ bản nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta là gì
Có nên học chương trình chất lượng cao Học viện Ngân hàng
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật ví dụ
Bánh chưng ngọt mua ở đâu singapore
Thời gian sống của muỗi là bao lâu
Trứng gà loại 1 là gì
Học vẽ truyện tranh ở đâu
Ngũ tinh liên châu là gì
Fo bao lâu được ra đường
Tại sao biểu tượng mạng lại có dấu chấm than
MỚI CẬP NHẬP
Biên bản chiến tranh bán ở nhà sách nào năm 2024
2 thángs trước . bởi NimbleChivalryLắp ram có khắc phục lỗi full disk không năm 2024
2 thángs trước . bởi DiplomaticSuburbMáy samsung s7 active bị lỗi recovery booting năm 2024
2 thángs trước . bởi AffableMa'amBiện pháp và giải pháp khác nhau thế nào năm 2024
2 thángs trước . bởi Tax-exemptHeadquartersCác lỗi trong quá trình lập tờ khai thuế gtgt năm 2024
2 thángs trước . bởi InaneLarcenyHọc bổ túc văn hóa buổi tối o can tho năm 2024
2 thángs trước . bởi DoctoralSpectreTrung tâm học tiếng pháp quảng bình năm 2024
2 thángs trước . bởi WorthwhileBoomerĐường phạm văn đồng hà nội mở rộng năm 2024
2 thángs trước . bởi PeriodicTyrantDù thế nào đi nữa trong tiếng anh là gì năm 2024
2 thángs trước . bởi ChippedThicketCó bầu nằm như thế nào là tốt năm 2024
2 thángs trước . bởi TantalizingHelloXem Nhiều
Chúng tôi
- Giới thiệu
- Liên hệ
- Tuyển dụng
- Quảng cáo
Điều khoản
- Điều khoản hoạt động
- Điều kiện tham gia
- Quy định cookie
Trợ giúp
- Hướng dẫn
- Loại bỏ câu hỏi
- Liên hệ
Mạng xã hội
Từ khóa » Chứng Chỉ Cpa Có Giá Trị Bao Lâu
-
Chứng Chỉ CPA – Chìa Khóa Thành Công Của “dân Kế - Kiểm” - JobsGO
-
Chứng Chỉ Kế Toán Viên Có Thời Hạn Bao Lâu? - Luật ACC
-
Chứng Chỉ CPA Có Thời Hạn Bao Lâu
-
Chứng Chỉ CPA Là Gì? Thời Hạn Của Chứng Chỉ Là Bao Lâu?
-
Chứng Chỉ CPA-Người Hành Nghề Kế Toán Nào Cũng Phải Có
-
Tìm Hiểu 5 điều Cơ Bản Nhất Về Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán
-
Quy định Về Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán (CPA) Theo Pháp Luật Hiện ...
-
Bằng Cpa Có Thời Hạn Bao Lâu
-
Chứng Chỉ CPA Là Gì? Thời Hạn Của Chứng Chỉ Là Bao Lâu? - TungChi'N
-
Giấy Chứng Nhận đăng Ký Hành Nghề Kiểm Toán Hết Hạn Có được ...
-
Chứng Chỉ Cpa Là Gì - Thời Hạn Của Chứng Chỉ Là Bao Lâu
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Chứng Chỉ CPA Tại Việt Nam - Bravo
-
Chứng Chỉ CPA Và Những Thông Tin Bạn Nên Biết - Kiểm Toán TAF
-
Baằng Cpa Của úc Có Thời Hạn Bao Lâu