Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Sư Phạm Cho Người Muốn Trở Thành Giáo Viên ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa giới thiệu dự thảo thông tư ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông.

Theo dự thảo thông tư, chương trình sẽ là căn cứ để các cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo xây dựng kế hoạch chi tiết, biên soạn tài liệu, tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng, cấp chứng chỉ một cách thống nhất, đảm bảo chất lượng theo quy định.

Đối tượng là những người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với các môn học cấp Trung học cơ sở, cấp Trung học phổ thông, có nguyện vọng trở thành giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Hoặc những người đã được tuyển dụng làm giáo viên nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo dự thảo, chương trình gồm khối học phần chung và khối học phần nhánh (dành cho từng đối tượng người có nguyện vọng trở thành giáo viên Trung học cơ sở hoặc người có nguyện vọng trở thành giáo viên Trung học phổ thông).

  • Về thời lượng chương trình, khối học phần chung có 17 tín chỉ; khối học phần nhánh có 17 tín chỉ/nhánh.
  • Trường hợp người học tham gia học cả 2 học phần nhánh thì chỉ cần học 1 lần khối học phần chung.
  • Cụ thể, khối học phần chung có tổng thời lượng là 17 tín chỉ, gồm 15 tín chỉ bắt buộc và 2 tín chỉ tự chọn.
Mã học phầnTên học phầnThời lượng
Số tín chỉSố tiết dạy trên lớp
Số tiết lý thuyếtSố tiết thảo luận, thực hành
Học phần bắt buộc (15 tín chỉ)
A1Tâm lí giáo dục22020
A2Giáo dục học21530
A3Lý luận dạy học21530
A4Đánh giá trong giáo dục21530
A5Quản lý nhà nước về giáo dục22020
A6Giao tiếp sư phạm21040
A7Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm3090
Học phần tự chọn (2 tín chỉ, chọn 1 trong số 10 học phần)
A8Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông21530
A9Ký luật tích cực21530
A10Quản lý lớp học21530
A11Kỹ thuật dạy học tích cực21040
A12Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học21040
A13Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng21040
A14Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông21040
A15Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống21040
A16Giáo dục vì sự phát triển bền vững21530
A17Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường21530
  • Khối học phần nhánh Trung học cơ sở và Khối học phần nhánh Trung học phổ thông có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng.
  • Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT là 17 tín chỉ, gồm 9 tín chỉ lựa chọn theo môn học, 6 tín chỉ thực hành, thực tập bắt buộc ở trưởng phổ thông và 2 tín chỉ tự chọn.
Nhánh THCSNhánh THPTThời lượng
Mã học phầnTên học phầnMã học phầnTên học phầnSố tín chỉSố tiết dạy ở trên lớp
Số tiết lý thuyếtSố tiết thảo luận, thực hành
Học phần lựa chọn theo môn học (9TC)
Người học có bằng cử nhân khoa học phù hợp với môn học nào ở trường THCS/THPT (ví dụ: Giáo dục thể chất, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật,…) thì cần đăng ký học nhóm học phần lựa chọn tương ứng (9TC) để học tập, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học môn học đó.
B1Phương pháp dạy học (tên môn học) ở trường THCSC1Phương pháp dạy học (tên môn học) ở trường THPT21530
B2Xây dựng kế hoạch dạy học (tên môn học) ở trường THCSC2Xây dựng kế hoạch dạy học (tên môn học) ở trường THPT21040
B3Tổ chức dạy học (tên môn học) ở trường THCSC3Tổ chức dạy học (tên môn học) ở trường THPT21040
B4Thực hành dạy học (tên môn học) cấp THCS tại cơ sở đào tạoC4Thực hành dạy học (tên môn học) cấp THPT tại cơ sở đào tạo3090
Học phần thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông (6TC)
B5Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THCSC5Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THPT2004 buổi / tuần x 5 tuần
B6Thực tập sư phạm 1 ở trường THCSC6Thực tập sư phạm 1 ở trường THPT2005 ngày / tuần x 5 tuần
B7Thực tập sư phạm 2 ở trường THCSC7Thực tập sư phạm 2 ở trường THPT2005 ngày / tuần x 5 tuần
Học phần tự chọn (2TC, chọn 1 trong số 3 học phần)
B8Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THCSC8Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT21530
B9Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCSC9Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT21040
B10Phát triển chương trình nhà trường THCSC10Phát triển chương trình nhà trường THPT21530
  • Người học có bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với môn học nào ở trường THCS/THPT (ví dụ: Giáo dục thể chất, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, …) thì cần đăng kí học nhóm học phần lựa chọn tương ứng để học tập, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học môn học đó.
  • Hình thức tổ chức bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng trực tiếp; Bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến (giảng viên cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn người học tự học, chuẩn bị cho các hoạt động bồi dưỡng trực tiếp).
  • Về người học, các đối tượng có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc đang là giáo viên được miễn các học phần tương ứng đã được học trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được cấp bằng và chứng chỉ. Các đối tượng khác phải học tập toàn bộ chương trình bồi dưỡng;
  • Về hoạt động dạy học, yêu cầu đối với việc tổ chức cho người học (giáo sinh) thực hành kĩ năng giáo dục ở trường THCS/THPT trong 5 tuần liên tục. Giáo sinh đến trường THCS/THPT 4 buổi/tuần gồm buổi chào cờ đầu tuần, buổi sinh hoạt lớp chủ nhiệm và 2 buổi khác trong tuần. Trường THCS/THPT phân công giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn và giám sát các nhóm giáo sinh thực hành các kĩ năng giáo dục. Giảng viên sư phạm phối hợp với Ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ giáo sinh trong quá trình thực hành. Mỗi giáo sinh dự và ghi chép các buổi chào cờ và sinh hoạt lớp hàng tuần, trong đó, có 1 buổi sinh hoạt lớp do giáo sinh lập kế hoạch và tổ chức.
  • Ngoài ra, giáo sinh tham gia các hoạt động khác diễn ra ở trường THCS/THPT trong thời gian thực hành kĩ năng giáo dục theo yêu cầu của trường THCS/THPT và phù hợp với thời khoá biểu các học phần khác tại trường sư phạm.
  • Yêu cầu đối với việc tổ chức cho người học (giáo sinh) thực tập sư phạm ở trường THCS/THPT, mỗi đợt là 5 tuần liên tục: Giáo sinh đến trường THCS/THPT 5 ngày/tuần, nếu tổ chức 2 đợt thực tập trong cùng học kì thì bố trí 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt. Giáo sinh thực hiện nghiêm quy định về thời gian làm việc như giáo viên của trường thực tập; đảm bảo chuẩn mực đạo đức, phong cách nhà giáo. Trong thời gian thực tập, không được đăng kí học các học phần khác trong Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
  • Thời gian thực hiện Chương trình tối thiểu 1 năm để đảm bảo thời lượng và chất lượng bồi dưỡng; tối đa không quá 2 năm.
  • Về đánh giá, điều kiện kiểm tra hết học phần là người học phải thực hiện trên 80% số tiết trên lớp và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Kết quả học tập học phần của người học được đánh giá thông qua kiểm tra viết, vấn đáp hoặc thực hành, đánh giá theo điểm số và theo thang điểm 10. Sau mỗi học phần, người học phải thực hiện một bài kiểm tra. 
  • Đánh giá kết quả học phần: Đạt (khi điểm kiểm tra theo thang điểm 10 đạt từ 5 trở lên) hoặc không Đạt. 
  • Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 5 điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ cần ghi rõ, đầy đủ tên các môn học, điểm số mà người học đã hoàn thành.
  • Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo thực hiện việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho người học khi hoàn thành khóa học theo quy định. Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định.
[google_referrer_checker]

Từ khóa » Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Sư Phạm đối Với Giáo Viên Trung Học Cơ Sở