Chứng Chỉ Quỹ đóng Là Gì? Phương Thức Giao Dịch Như Nào?

Chứng chỉ qũy đóng được quy định trong Luật chứng khoán và pháp luật liên quan. Quỹ đóng là gì? Phương thức giao dịch trên thị trường như nào?

Khái niệm

– Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 224/2012/TT-BTC quy định Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ.

– Căn cứ theo Luật chứng khoán quy định: Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Như vậy, quỹ đóng là loại chứng chỉ quỹ đại chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Mục đích mua, tổng giá trị đầu tư dự kiến

– Quỹ đóng là loại hình quỹ phát chứng chỉ quỹ với số lượng nhất định và được thả giao dịch trên thị trường, giá trị của chứng chỉ quỹ biến động dựa vào độ cứng của người bán và cầu từ người mua trên thị trường thứ cấp. Điều này có nghĩa để rút vốn về; nhà đầu tư phải bán cho nhà đầu tư khác với sự hỗ trợ của kênh môi giới; chứ quỹ sẽ không mua lại trong bất cứ trường hợp nào.

Việc này khiến cho nhà đầu tư có thể gặp rủi ro trong việc thanh khoản khi xảy ra tình huống quỹ đó không còn được trọng dụng hoặc bị giải thể; vì không ai có nhu cầu và muốn mua lại.

– Tổng giá trị đầu tư dự kiến: tổng giá trị chứng chỉ quỹ do một nhà đầu tư nắm giữ thể hiện số tiền người đầu tư góp vào quỹ để thực hiện đầu tư theo mục tiêu đầu tư chung quy định trong điều lệ quỹ.

– Quy mô vốn: Có tính ổn định cho tới khi đáo hạn (ngoại trừ trường hợp đăng ký tăng vốn)

Phương thức giao dịch

– Nhà đầu tư mua bán từ thị trường thứ cấp; nhà môi giới như sàn chứng khoán. Khi đáo hạn; đơn vị phát hành mới mua lại chứng chỉ quỹ.

– Như vậy, việc mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện từ nhà môi giới với phí môi giới giao dịch. Việc phân phối chứng chỉ quỹ chỉ thực hiện trong thời gian huy động lần đầu, hoặc khi tăng vốn điều lệ Quỹ thông qua công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ.

– Chứng chỉ Quỹ đóng có thể niêm yết như các loại cổ phiếu khác trên Sở giao dịch chứng khoán. Nó cũng có thể chỉ được giao dịch trên thị trường OTC ( thị trường chứng khoán phi tập trung). Cách thức giao dịch giống như cổ phiếu thường. Bao gồm: phương thức giao dịch thỏa thuận và phương thức giao dịch khớp lệnh

+ Phương thức thỏa thuận là phương thức giao dịch trong đó các bên tham gia giao dịch thông qua thành viên giao dịch tự thỏa thuận về các điều kiện giao dịch trên hệ thống giao dịch; hoặc các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận, thực hiện giao dịch, sau đó thông qua thành viên để ghi nhận kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch.

+ Phương thức giao dịch khớp lệnh bao gồm: Khớp lệnh định kỳ và Khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh định kỳ là việc tập hợp các lệnh mua và bán đưa vào hệ thống giao dịch trong khoảng thời gian nhất định và tiến hành khớp lệnh vào một thời điểm quy định để xác định mức giá mà tại đó lệnh mua và lệnh bán được thực hiện nhiều nhất ( xác định giá mở cửa, giá đóng cửa)

Khớp lệnh liên tục: là phương pháp nhập lệnh giao dịch vào hệ thống và tiến hành ngay sau khi có lệnh giao dịch khác tương ứng có các điều kiện giao dịch đáp ứng được yêu cầu ( tính thanh khoản cao; thích hợp cho thị trường có giao dịch lớn và nhiều lệnh giao dịch)

Xác định các nhà đầu tư mua và gắn với mục đích mua

– Nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ đóng để nắm quyền quản lý, kiểm soát quỹ đầu tư đại chúng

– Nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ đóng để hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp

– Nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ đóng để chuyển nhượng (hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá mua – giá bán)

>> Xem thêm: Thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán

Thỏa thuận mua theo phương thức

– Giao dịch theo phương thức thỏa thuận

+ Thỏa thuận giao dịch không cần qua cơ chế khớp lệnh; và sau đó sẽ thông báo kết quả để nhập lên hệ thống

– Giao dịch theo phương thức khớp lệnh

+ Nhận lệnh

Tại trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch hoặc đại lý nhận lệnh; qua điện thoại hoặc internet ( gửi lệnh ngay trong ngày giao dịch)

Lệnh giới hạn và lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ( ATO)

Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán trong đó nhà đầu tư đưa ra một mức giá giới hạn cụ thể yêu cầu thành viên thực hiện giao dịch không cao hơn mức giá đó (mua) hoặc không thấp hơn mức giá đó (bán).

Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh là lệnh mua hoặc bán mà không ghi mức giá theo đó nhà đầu tư đưa ra cho thành viên môi giới thực hiện theo mức giá khớp lệnh trong phiên giao dịch.

+ Khớp lệnh

Khớp lệnh định kỳ là việc tập hợp các lệnh mua và bán đưa vào hệ thống giao dịch trong khoảng thời gian nhất định và tiến hành khớp lệnh vào một thời điểm quy định để xác định mức giá mà tại đó lệnh mua và lệnh bán được thực hiện nhiều nhất ( xác định giá mở cửa, giá đóng cửa)

Khớp lệnh liên tục: là phương pháp nhập lệnh giao dịch vào hệ thống và tiến hành ngay sau khi có lệnh giao dịch khác tương ứng có các điều kiện giao dịch đáp ứng được yêu cầu ( tính thanh khoản cao; thích hợp cho thị trường có giao dịch lớn và nhiều lệnh giao dịch)

+ Xác nhận giao dịch hoàn thành: Hiển thị trên bảng điện tử; Văn bản kết quả giao dịch

Vai trò của sở giao dịch trong quản lý giám sát giao dịch trong bảo vệ nhà đầu tư

– Hoạt động giám sát là vai trò chức năng của sở giao dịch

– Mục đích: tìm ra nguyên nhân của biến động bất thường của thị trường; kịp thời phát hiện; và chấn chỉnh các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo thị trường vận hành an toàn, có hiệu quả.

– Phương pháp sử dụng: phân tích, so sánh, đối chiếu; thống kê để tìm ra điểm bất thường của đối tượng giám sát

– Hình thức giám sát: Trực tiếp (gặp gỡ, tìm hiểu trực tiếp); Gián tiếp (theo dõi, nắm tình hình thị trường của các bộ phận chuyên môn)

– Nội dung giám sát:

+ Giám sát tuân thủ quy chế giao dịch của Sở giao dịch, các quy định của pháp luật

+ Điều tra tin đồn có thể ảnh hưởng xấu đến giá thị trường, xử lý tin đồn

+ Điều tra, làm rõ, ngăn chặn và xử lý hành vi bị cấm; giao dịch nội gián, thao túng thị trường.

>> Xem thêm: Cấp giấy phép thành lập công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ

Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Từ khóa » Chứng Chỉ Quỹ đóng Là Gì