Chứng Chỉ Quỹ Là Gì? Phân Biệt Giữa Chứng Chỉ Quỹ Với Cổ Phiếu?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Chứng chỉ quỹ là gì?
  • 2 2. Phân biệt chứng chỉ quỹ và cổ phiếu:
    • 2.1 2.1. Cổ phiếu là gì?
    • 2.2 2.2. Phân biệt chứng chỉ quỹ và cổ phiếu:
  • 3 3. Hướng dẫn giao dịch chứng chỉ quỹ:
  • 4 4. Lưu ý để đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả:

1. Chứng chỉ quỹ là gì?

Theo Luật chứng khoán Việt Nam, chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.

Về bản chất, chứng chỉ quỹ cũng giống như cổ phiếu của một công ty, bởi nó là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp và đặc biệt được niêm yết trên TTCK để mua bán giữa các NĐT. Tuy nhiên, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ cũng có những điểm khác biệt cơ bản:

Thứ nhất, cổ phiếu là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể, còn chứng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán, mà ngành nghề hoạt động chính là đầu tư chứng khoán.

Thứ hai, nếu người sở hữu cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay quản lý công ty thì NĐT sở hữu chứng chỉ quỹ không có quyền tương tự, mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định.

Thứ ba, khi đầu tư riêng lẻ vào cổ phiếu hay trái phiếu, NĐT chủ yếu phải dựa vào sự đánh giá của mình để ra quyết định đầu tư và theo dõi khoản đầu tư, trong khi nếu mua chứng chỉ quỹ, những điều này sẽ do công ty quản lý quỹ thay mặt NĐT thực hiện.

Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán nhằm xác nhận quyền sở hữu một phần vốn góp trong quỹ đại chúng của Nhà đầu tư. Quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích đầu tư kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư khi góp vốn vào quỹ đại chúng thì phải mua chứng chỉ quỹ để xác nhận sự góp vốn của mình và quỹ chung đó.

Trong đó quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư, nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác. Việc đầu tư này mang mục đích phân tán rủi ro. Tuy nhiên:

Nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.

Nhà đầu tư khi góp vốn vào quỹ đại chúng thì việc mua chứng chỉ quỹ để đảm bảo cũng như xác nhận sự góp vốn của bản thân vào quỹ chung đó.

2. Phân biệt chứng chỉ quỹ và cổ phiếu:

2.1. Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là loại chứng khoán, được phát hành dưới dạng chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, một cổ phiếu là đại diện cho 10,000 đồng vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Ví dụ, doanh nghiệp cổ phần có vốn điều lệ là 10 tỉ đồng thì số cổ phần đại diện cho việc sở hữu doanh nghiệp này là 1 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu đại diện cho 10 nghìn vốn điều lệ.

Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành hai dạng cổ phiếu: Cổ phiếu thường (common stock) và cổ phiếu ưu đãi (preferred stock). Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được quyền tự do chuyển nhượng, quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông, được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ. Ngược lại, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như: lợi tức cố định, không có quyền bầu cử, ứng cử. Tuy nhiên, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi luôn được nhận cổ tức đầu tiên, và khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường

2.2. Phân biệt chứng chỉ quỹ và cổ phiếu:

Rất nhiều người thường băn khoăn và nhầm lẫn giữa chứng chỉ quỹ và cổ phiếu. Thực chất, cả hai đều là có điểm giống nhau là:

– Bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư và được hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp.

– Đặc biệt là có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán để giao dịch.

Tuy nhiên, giữa chứng chỉ quỹ và chứng khoán lại có rất nhiều sự đối lập khác biệt mà nhà đầu tư cần hiểu và phân biệt được chúng để tránh những nhầm lẫn không đáng có, gây thiệt hại cho chính bản thân.

Chứng chỉ quỹ Cổ phiếu
Mục đích đầu tư Là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán. Là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể.
Quyền quyết định của Nhà đầu tư Không có quyền biểu quyết hay quản lý công ty – quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định. Tự do quyết định và quản lý cổ phiếu của bản thân.
Nhiệm vụ của nhà đầu tư Công ty quản lý quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư thực hiện việc mua vào cổ phiếu hay trái phiếu.

Nhà đầu tư không thể can thiệp hay quyết định việc mua – bán

Phải dựa vào sự đánh giá của mình để ra quyết định đầu tư và theo dõi khoản đầu tư, nắm bắt cơ hội nhanh chóng để đem về lợi nhuận.

3. Hướng dẫn giao dịch chứng chỉ quỹ:

Giao dịch mua/bán của nhà đầu tư sẽ được tiến hành trực tiếp với Công ty quản lý quỹ sau khi phát hành lần đầu ra thị trường. Dựa vào giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ (Net asset value – NAV) mà giá giao dịch mua/bán định kỳ của nhà đầu tư sẽ được phân tích và đưa ra con số thích hợp.

Giá giao dịch là giá trị tài sản ròng (NAV) cộng phí giao dịch (nếu có).

Tùy vào từng công ty quản lý quỹ sẽ có giá trị mua tối thiểu và những quy định khác nhau nên các nhà đầu tư có thể có những giao dịch mở cũng như mua, bán chứng chỉ quỹ khác nhau. Nhưng nhìn chung giao dịch mua chứng chỉ quỹ sẽ như sau:

Bước 1: Đầu tiên nhà đầu tư cần thực hiện việc đăng ký mở tài khoản giao dịch Chứng chỉ Quỹ tại công ty giao dịch ký quỹ mà bạn đã lựa chọn tin tưởng đầu tư.

Bước 2: Điền đầy đủ và chính xác các thông tin trên phiếu Đăng ký Mua rồi gửi cho Đại lý phân phối (hoặc đặt lệnh mua online).

Bước 3: Thanh toán tiền mua Chứng chỉ Quỹ vào tài khoản của Quỹ tại Ngân hàng giám sát mà công ty chứng chỉ quỹ đưa ra.

Bước 4: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch và hoàn thành thanh toán tiền mua chứng chỉ quỹ nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo kết quả giao dịch mua Chứng chỉ quỹ từ công ty.

Hướng dẫn giao dịch bán Chứng chỉ quỹ

Bước 1: Điền thông tin vào phiếu Đăng ký Bán, gửi cho Đại lý phân phối (hoặc Đặt lệnh bán online)

Bước 2: Nhận Thông báo kết quả giao dịch

Bước 3: Nhận chuyển khoản tiền bán Chứng chỉ quỹ tại ngân hàng của nhà đầu tư theo các thông tin đã được đăng ký trước đó.

4. Lưu ý để đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả:

Ngày nay, chứng chỉ quỹ đầu tư ngày càng trở thành mặt hàng được mua bán nhiều trên thị trường chứng khoán bởi theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, chứng chỉ quỹ ít rủi ro hơn cổ phiếu và đặc biệt là có tính thanh khoản cao.

Nguyên do là vì quỹ đại chúng được quản lý bởi một đội ngũ quản lý quỹ chuyên nghiệp đứng ra đầu tư thì ít nhất, độ an toàn và lợi nhuận kỳ vọng cũng cao hơn so với việc đầu tư theo cảm tính cá nhân.

Tuy nhiên, việc này sẽ khiến cho nhà đầu tư trở nên thụ động vì không có quyền quyết định về số vốn mà mình sở hữu trong quỹ. Vì thế, nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm sau đây khi mua chứng chỉ quỹ.

a/ Chọn công ty quản lý quỹ uy tín

Mỗi chứng chỉ quỹ cũng có những ưu, nhược điểm khác nhau tùy theo chính sách kinh doanh của công ty quản lý quỹ.

Nhà đầu tư cần dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về công ty quản lý quỹ thông qua việc nghiên cứu các tài liệu về chứng chỉ quỹ như điều lệ, mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm công ty quản lý quỹ. ngân hàng giám sát.

Bên cạnh đó, cần cân nhắc yếu tố chi phí của quỹ đầu tư và tỷ lệ chi phí/thu nhập của quỹ đó để đầu tư vào chứng chỉ quỹ hiệu quả.

b/ Giá trị tài sản ròng

Lưu ý đến giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ. Đây là thông số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư, cũng là cơ sở để quyết định đầu tư (mua/bán) chứng chỉ quỹ hiệu quả hoặc không.

c/ Biết chấp nhận rủi ro

Rủi ro là điều không ai muốn, mặc dù được đánh giá là đầu tư ít rủi ro nhưng nhà đầu tư chứng chỉ quỹ vẫn phải chấp nhận điều này là có thể xảy ra bởi ông ty quản lý quỹ vẫn có khả năng đầu tư thất bại.

Việc hiểu rõ về thị trường chứng khoán nói chung cũng như chứng chỉ quỹ nói riêng sẽ giúp các nhà đầu tư sẽ có được những quyết định đầu tư đúng đắn và ít rủi ro nhất.

Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:

– Luật chứng khoán 2019;

Từ khóa » Chứng Chỉ Quỹ Là Gì Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Chứng Chỉ Quỹ Và Cổ Phiếu Thường