Chứng Chỉ Tiền Gửi Bảo Lộc Là Gì - Mua Trâu

Nội dung chính Show

  • Có 100 triệu đồng, chọn giải pháp nào để tiền sinh lời trong lúc chờ “sóng” đầu tư?
  • Việc chọn kênh đầu tư sinh lời không phải là điều đơn giản, vậy trong lúc chờ cơ hội đầu tư mới, khoản tiền nhàn rỗi nên được "rót" vào đâu để tối ưu lợi nhuận?
  • Ngân hàng tung chiêu hút khách

Có 100 triệu đồng, chọn giải pháp nào để tiền sinh lời trong lúc chờ “sóng” đầu tư?

Việc chọn kênh đầu tư sinh lời không phải là điều đơn giản, vậy trong lúc chờ cơ hội đầu tư mới, khoản tiền nhàn rỗi nên được "rót" vào đâu để tối ưu lợi nhuận?

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc là gì

Tìm kênh sinh lời trong lúc chờ "sóng" đầu tư

Thị trường tài chính ngày càng sôi động khi nhiều người quan tâm đến việc làm thế nào để "tiền đẻ ra tiền". Nắm bắt nhu cầu đó, hàng loạt kênh đầu tư bùng nổ như: chứng khoán, bất động sản, hay cả những giải pháp mới nổi gần đây như các kênh tiền gửi, app đầu tư. Mỗi kênh đều có ưu điểm, nhược điểm, rủi ro cũng như lợi nhuận kỳ vọng khác nhau. Song, việc sinh lời bao giờ cũng phải xem xét các yếu tố về rủi ro để cân nhắc kĩ lưỡng.

Mặt khác, cuộc sống không phải lúc nào cũng "màu hồng" khi dễ dàng tìm được cơ hội đầu tư tốt. Từ đó, nhiều người đau đáu tìm giải pháp giúp khoản tiền nhàn rỗi của mình vẫn có thể sinh lời trong lúc chờ "thời cơ".

Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu chững lại do dịch bệnh, nhiều người hiểu rằng phải hết sức thận trọng trong việc chọn kênh đầu tư phù hợp để tránh rơi vào thế khó.

Tham gia thị trường chứng khoán, chị Nguyễn Thu Hà (38 tuổi, ngụ TP. HCM) vừa chốt lời trong đợt "sóng" tăng vừa rồi. Sợ 100 triệu đồng nhàn rỗi của mình "chết" trong lúc chờ đợt "sóng" mới, chị Hà băn khoăn tìm kiếm một giải pháp có thể lợi nhuận cho khoản tiền này để đảm bảo an toàn, hiệu quả tốt.

Sinh lời an toàn, chủ động tài chính

Hiện, giải pháp đầu tư tài chính trên các nền tảng số đang "chiếm sóng" khi số vốn bỏ ra linh hoạt với nhu cầu thực tế. Nhiều người đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội tìm kiếm giải pháp cứu cánh khoản tiền nhàn rỗi của mình, giúp sinh lãi tốt trong thời gian ngắn một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Một điển hình về nhà đầu tư nhạy bén là anh Phạm Hoàng Tùng (30 tuổi, quê An Giang). Sau 10 năm lên TP. HCM lập nghiệp, anh Tùng tích cóp được 1,5 tỷ đồng để mua nhà. Trong lúc dành thời gian lựa chọn bất động sản sẽ rót tiền vào, cũng như đảm bảo dòng vốn không bị đóng băng, anh quyết định mua Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc - Techcombank iCAP để khoản tiền nhàn rỗi tiếp tục được sinh lời.

25 ngày sau anh Tùng đã chọn được căn nhà ưng ý. Không bỏ lỡ cơ hội, anh liền bán 1,5 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi Techcombank iCAP để mua bất động sản. Kèm với vốn, anh Tùng nhận được 2.568.493 đồng, là lợi nhuận khi mua chứng chỉ tiền gửi Techcombank iCAP trong 25 ngày.

Có thể thấy, việc sử dụng Techcombank iCAP giúp nhà đầu tư hoàn toàn chủ động lên kế hoạch và kiểm soát tài sản của mình một cách thông minh, hiệu quả và an toàn.

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc – Techcombank iCAP là giải pháp tài chính do Techcombank tiên phong cải tiến. Chỉ với số vốn nhỏ từ 100 triệu đồng, khách hàng đã có thể tham gia sản phẩm. Theo đó, lợi nhuận từ việc mua bán thực tế của Techcombank iCAP được đánh giá rất cạnh tranh với 2,5%/năm theo ngày và 3,6%/năm cho thời hạn nắm giữ 3 tháng.

Đáng chú ý, Techcombank iCAP có tính thanh khoản tức thì thậm chí trong ngày, linh hoạt chuyển nhượng và có thể chủ động giao dịch online từ xa mà không cần ra quầy nên giao dịch đầu tư được ngay cả điều kiện giãn cách xã hội

Techcombank iCAP là một trong số nhiều giải pháp ưu việt mà Techcombank đang triển khai trong quá trình đầu tư vào số hóa giao dịch ngân hàng, cung cấp công cụ giao dịch điện tử tiện lợi - nhanh chóng - an toàn sức khỏe đến khách hàng. Techcombank cho biết đang tập trung nguồn lực để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, gia tăng thêm giá trị và nâng cao trải nghiệm của khách hàng tốt nhất.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Từ khóa: kinh doanh

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Trao đổi với PV Dân Việt, chị Hoàng Thanh Thủy (An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội) cho biết, chị có một khoản tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng được gửi tại ngân hàng VIB. Thời gian qua, lãi suất tiết kiệm của ngân hàng này liên tục giảm từ mức 6,8% xuống chỉ còn hơn 4% (trong lần đáo hạn gần nhất). Nếu so với lạm phát, gửi kỳ hạn này cũng vẫn có lợi nhuận, nhưng so với mức chi tiêu hiện nay thì tiền lãi gửi tiết kiệm của chị chẳng "bõ".

Vì vậy, chị Thủy quyết định "bỏ trứng vào nhiều giỏ" và mạo hiểm đầu tư hơn để mong có được mức sinh lời cao hơn từ số tiền nhàn rỗi của gia đình.

"Muốn lãi suất cao phải gửi thật nhiều tiền, còn với các khoản tiết kiệm từ 100 triệu đồng đến vài trăm triệu đồng như tôi thì lãi suất tiết kiệm hiện nay quá thấp. Trong thời gian giãn cách xã hội, tôi vẫn gửi tiết kiệm 1 phần, còn lại rút 1 phần tiền để chơi chứng khoán. Chơi chứng khoán có lúc nọ lúc kia nhưng vẫn lãi hơn là gửi tiết kiệm", chị Thủy nói.

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc là gì

Lãi suất tiết kiệm giảm, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng tăng chậm kể từ đầu năm 2021 đến nay. (Ảnh: SSB)

Tương tự, bà Phạm Thị Đào (Thái Bình) cho biết, nhiều năm nay bà Đào chỉ trung thành với kênh gửi tiết kiệm và đầu tư vào vàng. Tuy nhiên, năm nay bà không còn hứng thú với kênh gửi tiết kiệm vì lãi suất tiết kiệm quá thấp.

"Kỳ hạn tôi gửi thường là 1 năm nhưng hiện nay lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp quá. Tôi cắt 1/3 số tiền tiết kiệm vừa đáo hạn hồi đầu tháng 7 vào đầu tư bất động sản, được giá bất động sản thì tôi bán chưa được giá thì giữ lại vì dù sao tiền hay đất thì cũng nằm đó, gia đình chưa dùng đến", bà Đào chia sẻ.

Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 9 tháng đầu năm huy động vốn của các tổ chức tín dụng tính đến ngày 20/9/2021 chỉ tăng 4,28%, trong khi tại cùng thời điểm năm ngoái tăng trưởng huy động vốn đạt tới 7,48%. Như vậy, tốc độ tăng huy động vốn đang chậm lại. Nguyên nhân một phần là do lãi suất tiết kiệm trên thị trường ngày càng thấp.

9 tháng đầu năm nay, lãi suất tiết kiệm đã giảm khoảng 6 – 20 điểm cơ bản cho kỳ hạn 12 tháng trong 9 tháng đầu năm 2021.

Khảo sát biểu lãi suất tại quầy, kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ tại 30 ngân hàng của PV Dân Việt cũng cho thấy, lãi suất tiết kiệm cao nhất được niêm yết chỉ còn 6,99%/năm. Trong khi đó, các tháng trước đều duy trì trên 7%.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, nửa đầu năm nay, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, giá bất động sản tăng cao, nhất là giá đất nền ở địa phương có thông tin quy hoạch đô thị, giao thông, hạ tầng hoặc điều chỉnh tăng giá đất... có một phần nguyên nhân là lãi suất tiết kiệm thấp, trong khi người dân thiếu cơ hội đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, nên đã gia tăng đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Ngân hàng tung chiêu hút khách

Khi người dân "lười" gửi tiền vào ngân hàng, các ngân hàng tung chiêu hút vốn.

Chẳng hạn tại SHB, nhà băng này triển khai chứng chỉ tiền gửi với kế hoạch hút về 4.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, lãi suất năm đầu tiên khách hàng nhận được lên tới 7,2%/năm, trong khi đó tiết kiệm thường tại SHB lãi suất cao nhất hiện nay chỉ 6,2%. Đi kèm lãi suất cao, ngân hàng này còn cộng ưu đãi cho khách hàng là voucher sử dụng dịch vụ phòng chờ 5 sao của ngân hàng tại sân bay Nội Bài.

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc là gì

Các ngân hàng tung nhiều sản phẩm lãi suất hấp dẫn, ứng dụng công nghệ cao hút khách. (Ảnh: TCB)

Cũng là chứng chỉ tiền gửi, nhưng sản phẩm chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc – Techcombank iCAP được Techcombank giới thiệu là "giải pháp giúp những khoản tiền nhàn rỗi sinh lời một cách an toàn".

Chỉ với 100 triệu đồng trở lên đã có thể tham gia sản phẩm. Ngoài ra, với tiết kiệm thông thường nếu rút trước hạn khách hàng sẽ bị mất lãi, thì với sản phẩm này rút ngày nào khách hàng vẫn được tính lãi đến ngày đó với mức lãi suất lên tới 2,5%/năm trước hạn và 3,6%/năm cho thời hạn nắm giữ 3 tháng – cao hơn so với mức lãi suất tại quầy ngân hàng đang niêm yết với cùng kỳ hạn.

Chị Trần Ngọc My (35 tuổi, quê Bình Dương), sau khi được giới thiệu đã dùng khoảng 450 triệu đồng là tiền chốt lời trong đợt "sóng" tăng chứng khoán, cộng với khoản tiền có sẵn trước đó để mua Techcombank iCAP.

45 ngày sau, chị My tìm được cơ hội sinh lời khác với kim loại quý, nên bán 450 triệu đồng chứng chỉ tiền gửi Techcombank iCAP. Kèm với vốn, chị nhanh chóng nhận thêm 1.386.986 đồng - là số tiền lãi trước hạn theo mức 2,5%/năm cho khoản tiền 450 triệu đồng chứng chỉ tiền gửi Techcombank iCAP trong 45 ngày.

Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc là gì

Chú trọng phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao không chỉ là "cứu cánh" giúp ngân hàng tăng tính hấp dẫn để giữ chân khách hàng. (Ảnh: TPB)

Hay như tại TPBank, ứng dụng Savy by TPBank cho phép khách hàng có thể gửi góp từ 30.000 đồng trở lên. Lãi suất TPBank trả cho các kỳ hạn gửi tiết kiệm qua ứng dụng Savy dao động từ 3,5% - 7,7%/năm. Người gửi tiền có thể gửi theo tuần, theo tháng hoặc theo năm.

Thậm chí ứng dụng Savy by TPBank cũng liên kết với 30 ngân hàng khác, để khách hàng có thể thông qua ứng dụng này lựa chọn ngân hàng trả lãi cao nhất nhằm đầu tư các khoản tiết kiệm của mình.

"Chú trọng phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao không chỉ là "cứu cánh" giúp ngân hàng tăng tính hấp dẫn để giữ chân khách hàng, mà còn tạo điều kiện để khách hàng có thêm lựa chọn đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, đi đôi với nó các nhu cầu về bảo mật, an toàn thông tin cho khách hàng cũng cần được các ngân hàng đặc biệt quan tâm hơn" – chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiệu khuyến nghị.

Từ khóa » Chứng Chỉ Tiền Gửi Bảo Lộc Techcombank Là Gì