Chứng Chỉ Tin Học ICDL Là Gì? Lợi ích Của Chứng Chỉ ICDL - EduLife

5/5 - (1 bình chọn)

Tại Việt Nam, chứng chỉ ICDL là chứng chỉ tin học quốc tế được Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam công nhận theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ TT&TT. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chứng chỉ tin học ICDL!

Chứng chỉ ICDL là chứng chỉ tin học gì?

Chứng chỉ ICDL là chứng chỉ tin học quốc tế hàng đầu do tổ chức European Computer Driving Licence Foundation Limited tổ chức thi và cấp chứng chỉ. ICDL được công nhận tại 150 quốc gia trong đó có Việt Nam. ICDL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh International Computer Driving License – chứng chỉ kỹ năng sử dụng máy tính cấp quốc tế.

Đối tượng dự thi chứng chỉ tin học ICDL bao gồm:

  • Người đã đi làm cần nâng cao kiến thức.
  • Người thi công chức, viên chức, mong muốn hoàn thiện hồ sơ.
  • Sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, chuẩn bị hồ sơ xin việc làm…

Chú ý: Chứng chỉ ICDL tin học có thời hạn vĩnh viễn. Bạn chỉ cần thi đạt kết quả và không cần phải thi lại.

Chứng chỉ ICDL
Mẫu Chứng chỉ ICDL

>>> Xem thêm: Chứng chỉ tin học IUH

Chứng chỉ tin học ICDL có lợi ích gì?

Sở hữu Chứng chỉ tin học ICDL mang lại nhiều lợi ích cho người học, bao gồm:

1. Nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính: Chứng chỉ ICDL bao gồm 7 module, mỗi module tập trung vào một kỹ năng sử dụng máy tính cụ thể, bao gồm:

  • Sử dụng máy tính và văn phòng: Module này giúp người học sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản như Windows, Word, Excel, PowerPoint,…
  • Xử lý văn bản: Module này giúp người học thành thạo việc soạn thảo, chỉnh sửa, định dạng văn bản.
  • Bảng tính: Module này giúp người học thành thạo việc tạo, quản lý, phân tích dữ liệu trên bảng tính.
  • Trình chiếu: Module này giúp người học thành thạo việc tạo, trình chiếu và quản lý bài thuyết trình.
  • Tạo tài liệu: Module này giúp người học thành thạo việc tạo các loại tài liệu khác nhau, chẳng hạn như email, thư,…
  • Tìm kiếm thông tin trên Internet: Module này giúp người học thành thạo việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet.
  • An toàn thông tin: Module này giúp người học nâng cao nhận thức về an toàn thông tin và thực hành các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin.

2.Tăng cơ hội việc làm: Chứng chỉ ICDL là một lợi thế cạnh tranh lớn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức yêu cầu ứng viên phải có Chứng chỉ ICDL để đáp ứng yêu cầu về kỹ năng sử dụng máy tính.

3. Thúc đẩy sự phát triển bản thân: Chứng chỉ ICDL giúp người học nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính, từ đó thúc đẩy sự phát triển bản thân trong học tập, công việc và cuộc sống.

4. Thỏa mãn nhu cầu cá nhân: Chứng chỉ ICDL giúp người học tự tin sử dụng máy tính trong học tập, công việc và cuộc sống.

Chứng chỉ ICDL
Lợi ích khi có Chứng chỉ ICDL

>>> Xem thêm: Chứng chỉ tin học CTU

Cấu trúc bài thi chứng chỉ ICDL

Chứng chỉ ICDL được chia thành 3 module chính: Cơ bản, tiêu chuẩn và nâng cao.

  • Module cơ bản: Gồm các nội dung Cơ bản về máy tính, Cơ bản về mạng trực tuyến (online), Xử lý soạn thảo văn bản, bảng tính…
  • Module tiêu chuẩn: Gồm cách trình chiếu, cơ sở dữ liệu, chỉnh web, thiết kế ảnh, lập kế hoạch dự án, bảo mật thông tin, thiết kế 2D, 3D…
  • Nhóm module nâng cao: Gồm có Xử lý văn bản nâng cao, Bảng tính nâng cao, Trình chiếu nâng cao và Cơ sở dữ liệu nâng cao.

Bạn có thể lựa chọn học nhóm cơ bản để tìm hiểu và tiếp xúc với máy tính trước, sau đó nắm bắt được rồi thì có thể học thêm nâng cao sau.

Cấu trúc bài thi chứng chỉ ICDL cơ bản gồm các phần như sau:

STT Modules Hình thức thi Ngôn ngữ Thời gian (Phút) Số câu hỏi Điểm tối đa Điểm qua môn
1 Computer Essentials Simulation Anh – Việt 45 36 100% 75%
2 Online Essentials Simulation Anh – Việt 45 36 100% 75%
3 Word Processing In Application Anh – Việt 45 36 100% 75%
4 Spreadsheets In Application Anh – Việt 45 36 100% 75%
5 Presentation In Application Anh – Việt 45 36 100% 75%

>>> Xem thêm: Chứng chỉ tin học HUTECH

Thi chứng chỉ ICDL thế nào? Hướng dẫn thi ICDL

Bước 1: Đăng ký dự thi

Những địa điểm đăng ký dự thi chứng chỉ CDL tại Việt Nam bao gồm:

  • Trường Trung cấp nghề Hermann Gmeiner Việt Trì (Phường Dữu Lâu, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ)
  • Trung tâm tin học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam)
  • Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Quảng Nam (431 Hùng Vương, Phường An Sơn, Tam Kỳ, Quảng Nam)
  • Cao đẳng nghề Đà Nẵng (99 Tô Hiến Thành, Sơn Trà, Đà Nẵng, Việt Nam)
  • Cao đẳng Du lịch Hải Phòng (Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam)
  • ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh (Nguyễn Viết Xuân, Hưng Dũng, Thành phố Vinh, Nghệ An, Việt Nam)
  • Cao đẳng Nghề số 2 – Bộ Quốc phòng (Lũng Hoà, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, Việt Nam)
  • Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội (Văn Tiến Dũng, Đình Quán, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam)
  • Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn (172 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam)
  • Trường CĐ Công thương miền Trung (261 Nguyễn Tất Thành, Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam)
  • Trường CĐ Cơ khí Nông nghiệp (xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam)
  • Cao đẳng nghề Cần Thơ (57 Cách Mạng Tháng 8, An Thới, Bình Thủy, Cần Thơ, Việt Nam)
  • Cao đẳng Y tế Hà Đông (39 Nguyễn Viết Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam)
  • Cao đẳng Nghề Kiên Giang (1022 Nguyễn Trung Trực, An Hòa, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam)
  • Cao đẳng Công thương HCM (20 Đường Tăng Nhơn Phú, phường Phước Long B, Quận 9, Hồ Chí Minh, Việt Nam)
  • Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai (Khu Phước hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam)
  • Đại học Kinh tế Quốc dân (207 Giải Phóng, Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Vietnam)
  • Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương 2 (Hồng Thái, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam)
  • Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội (143 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam)
  • Cao đẳng Cơ điện Hà Nội (160 Phố Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam)
  • Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam)
  • Trường Việt Anh – Công ty cổ phần Giáo dục Quốc tế Anh Quốc (Số 269A, đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 10, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh)
  • Đại Học Thái Nguyên (Phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên)
  • Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Ngõ 124, Vĩnh Tuy, Hoàng Mai,Hà Nội)
  • Học viện NetPro (Số 9 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội)
  • Trường Đại học Dân lập Hải Phòng (Số 36 đường Dân Lập, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng)
  • Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp (202 Đường Trần Nguyên Hãn, Tp. Bắc Giang, Bắc Giang, Việt Nam)
  • Trường Cao đẳng nghề Tp.HCM (235 Hoàng Sa, phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam)

Khi đăng ký dự thi bạn sẽ được cấp một thẻ kỹ năng ICDL chứa số hiệu riêng để xác minh danh tính.

  • Lệ phí thi chứng chỉ ICDL: 2,500,000 VNĐ/ thí sinh
  • Học phí ôn thi ICDL: 4,500,000 – 5,500,000 VNĐ/ khóa

Bước 2: Luyện tập kỹ năng: Thí sinh có thể đăng ký các khóa học ôn ngay tại trung tâm hoặc tự ôn tập tại nhà với tài liệu miễn phí.

Bước 3: Tham dự các cuộc thi trực tuyến tại trung tâm thi ICDL: Tham khảo danh sách đơn vị tổ chức thi ICDL ở mục 1 trên đây.

Bước 4: Cấp chứng chỉ: Chứng chỉ tin học ICDL được cấp tối đa là 30 ngày kể từ ngày thí sinh hoàn thành bài thi và đạt yêu cầu. Đăng ký dự thi ở đâu sẽ được cấp chứng chỉ tại đó và chứng chỉ này sẽ có thời hạn vĩnh viễn và được công nhận trên toàn thế giới.

Chứng chỉ ICDL
Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký thi Chứng chỉ ICDL

>>> Xem thêm: Chứng chỉ ngoại ngữ tin học

Một số lưu ý trong quá trình làm bài thi ICDL

Đối với hệ điều hành Windows 7

Trước tiên bạn hãy chọn trợ giúp Help của hệ điều hành Windows để tìm hiển thị trợ giúp về một nội dung nào đó. Tiếp theo hệ thống sẽ hiển thị ra một cửa sổ có tên là Windows Help and Support, lúc này bạn hãy gõ nội dung cần tìm sự trợ giúp vào ô tìm kiếm và ấn lệnh Search Help. Kết quả tìm được sẽ được hiển thị toàn bộ trong phần danh sách và việc của bạn là ấn chuột vào phần mà bạn đang tìm sự trợ giúp.

  • Tìm kiếm tệp tin hoặc thư mục với một tên cụ thể nào đó.
  • Gỡ bỏ chương trình khỏi Windows: bạn muốn gỡ bỏ bất cứ một chương trình nào đang được cài đặt trên hệ điều hành Windows 7 này có thể bấm vào lệnh Start sau đó chọn Control Panel và cuối cùng chọn Uninstall a program và chọn chương trình cần gỡ bỏ.
  • Bạn đang muốn xem tiến độ in, hãy nhấp chuột vào biểu tượng máy in ở góc bên phải của màn hình, sau đó chọn lệnh Open All Active Printers.
  • Nếu bạn muốn cài đặt máy in cho Windows, hãy chọn lệnh Start sau đó chọn Control Panel và chọn View devices and printers. Tiếp tục ấn chọn Add a local printer, chọn cổng máy in theo yêu cầu ở Use an existing port sau đó chọn hãng máy in Manufacturer và lựa chọn tên máy in sao cho phù hợp với Printers. Chọn Printer Sharing và tích vào phần Do not share this printer, nếu như thiết lập máy in được cài đặt này là máy in mặc định thì bạn sẽ chọn Set as the default printer còn nếu không thì sẽ không chọn theo lệnh này. Nếu yêu cầu in test thử thì bạn sẽ chọn lệnh Print as test page còn không yêu cầu test thử thì sẽ không tích vào phần này.

Đối với Excel 2007, 2010

Lưu ý đầu tiên nếu bạn sử dụng Excel 2007 hoặc 2010 chính là khi nhập hoặc sửa nội dung cho ô bảng tính thì phải gõ đúng chính tả và sau khi nhập xong bạn sẽ phải ấn phím Enter để kết thúc thao tác này.

  • Đối với dạng câu hỏi sử dụng hàm tính thích hợp để thực hiện một công việc nào đó thì bạn phải sử dụng chuột để có thể chọn hàm trên Autosum trong menu Home của thanh Ribbon. Tiếp tục ấn Enter để kết thúc và hệ thống sẽ hiển thị ra kết quả ( lưu ý không được sử dụng thao tác gõ hàm trực tiếp vào ô hoặc công thức tính toán)
  • Dạng câu hỏi tạo hàm trực tiếp thì lúc này bạn có thể thực hiện thao tác gõ hàm tính trực tiếp trên ô sau đó ấn Enter để kết thúc.
  • Một lưu ý hết sức đặc biệt đó là trong quá trình làm bài thi bạn tuyệt đối không được sử dụng phím tắt mà bắt buộc phải sử dụng chuột để tiến hành các thao tác với các chức năng tương ứng trên thanh Ribbon.

Một số lưu ý chung

  • Tìm hiểu kỹ về cấu trúc đề thi: Trước khi tham gia kỳ thi, thí sinh cần tìm hiểu kỹ về cấu trúc đề thi, bao gồm số lượng câu hỏi, thời gian làm bài,… Điều này sẽ giúp thí sinh có sự chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi.
  • Luyện tập kỹ các kỹ năng cần thiết: Để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi, thí sinh cần luyện tập kỹ các kỹ năng cần thiết cho từng module. Thí sinh có thể tham khảo các tài liệu luyện thi ICDL hoặc tham gia các khóa học luyện thi ICDL.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết: Thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho kỳ thi, bao gồm giấy tờ tùy thân, bút, thước kẻ,… Thí sinh cũng nên kiểm tra kỹ máy tính trước khi bắt đầu làm bài.
  • Chuẩn bị tâm lý vững vàng: Kỳ thi ICDL có thể gây áp lực cho thí sinh, vì vậy thí sinh cần chuẩn bị tâm lý vững vàng để có thể tập trung làm bài tốt. Thí sinh nên hít thở sâu và thư giãn trước khi bắt đầu làm bài.
  • Sử dụng thời gian hợp lý: Thí sinh cần sử dụng thời gian hợp lý cho từng câu hỏi. Thí sinh nên dành thời gian nhiều hơn cho những câu hỏi khó hoặc những câu hỏi thí sinh không chắc chắn.
  • Đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời: Thí sinh cần đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời để tránh sai sót. Thí sinh cũng nên chú ý đến các từ khóa trong câu hỏi để có thể trả lời chính xác.
  • Không nên bỏ sót câu hỏi: Thí sinh không nên bỏ sót câu hỏi, vì mỗi câu hỏi đều có giá trị như nhau. Thí sinh nên dành thời gian cuối cùng để kiểm tra lại bài thi và trả lời những câu hỏi còn bỏ sót.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết: Nếu thí sinh gặp khó khăn trong quá trình làm bài, thí sinh có thể yêu cầu giám thị giúp đỡ.

Chứng chỉ tin học quốc tế ICDL sử dụng tại Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản. Chứng chỉ tin học ICDL góp phần giúp các cá nhân trang bị kỹ năng tin học chuẩn quốc tế, năng lực sử dụng thành thao công cụ IT chuyên nghiệp trong bối cảnh xu hướng chuyển đổi số hóa phát triển mạnh mẽ hiện nay. Do đó, hãy lên kế hoạch học tập tốt để sở hữu ngay cho mình khi cần nhé các bạn!

Từ khóa » Bằng Icdl