Chứng Đánh Trống Ngực - Viện Suy Tim Quốc Gia

  • +65-6397-2004
  • [email protected]

Đánh trống ngực có thể liên quan đến một loạt vấn đề về loạn nhịp tim, hoặc thậm chí là rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, các loại rối loạn nhịp tim do chứng đánh trống ngực chỉ có thể xác định một khi bác sĩ có thể kiểm tra ngay lúc nó xảy ra.

Bước đầu tiên là cần đo điện tâm đồ (ECG). Bước này sẽ giúp chúng ta có một hình dung nhất định để theo dõi các nhịp tim bất thường, chẳng hạn như khoảng QT dài hoặc khoảng PR ngắn. Thỉnh thoảng, nếu may mắn, ta có thể nắm bắt chính xác thời điểm đánh trống ngực xảy ra và có câu trả lời về triệu chứng này.

Bước tiếp theo là cần làm siêu âm tim để loại trừ bất kỳ nguyên nhân nào trong cấu trúc tim có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Để nắm bắt được chứng đánh trống ngực, trung tâm Novena đã đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ nhu cầu đo kết quả khác nhau:

  1. Giám sát qua sóng điện thoại nếu chứng đánh trống ngực xảy ra một lần trong vài tháng. Thiết bị này thường là một máy bỏ túi để ghi chì số điện tâm đồ. Bệnh nhân có thể mang về nhà và sử dụng nó để ghi lại chỉ số ECG khi xuất hiện chứng đánh trống ngực. Thông qua sóng điện thoại, các bản ghi chỉ số sẽ được truyền từ bệnh nhân đến phần mềm cơ sở dữ liệu của trung tâm (lưu trữ dưới dạng điện toán đám mây).
  2. Giám sát bằng máy Holter 24 giờ nếu chứng đánh trống ngực xảy ra mỗi ngày. Thiết bị này được áp vào ngực của bệnh nhân trong 24 giờ và liên tục ghi lại các chỉ số điện tâm đồ;
  3. Giám sát chỉ số ECG bằng máy Spyder, một phiên bản phức tạp hơn của phương pháp giám sát bằng máy Holter 24 giờ. Thiết bị cũng được gắn không dây vào ngực của bệnh nhân và ghi lại 2 đường điện tâm đồ. Chỉ số ECG sau đó sẽ được truyền bằng công nghệ không dây đến phần mềm cơ sở dữ liệu của trung tâm (lưu trữ dưới dạng điện toán đám mây). Nhân viên của trung tâm sẽ theo dõi trong suốt 24 giờ. Loại thiết bị này thích hợp nếu chứng đánh trống ngực xảy ra một lần một tuần hoặc không thường xuyên.
  4. Thiết bị ghi nhật ký điện tim có thể cấy được (ILR) có kích thước nhỏ và nhẹ được cấy ghép vào cơ thể bằng tiểu phẩu thuật. Thiết bị có thể ghi lại chỉ số điện tâm đồ trong tối đa 2 năm. Nếu nhịp tim có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì nó sẽ thông báo ngay cho trung tâm bằng tín hiệu không dây. Thiết bị này thường là phương án cuối cùng khi chứng đánh trống ngực rất không thường xuyên và khó để ghi nhận lại.
MENU
  • Trang Chủ
  • Về NHC
  • Đội Ngũ
    • B.S. Hsu Li Fern
    • B.S. Jimmy Lim
    • B.S. Raymond Lee
    • B.S. Kenneth Ng
  • Triệu Chứng
  • Ý Kiến Thứ Hai
  • Dịch Vụ
  • Biểu Phí
  • Hiểu Về Trái Tim
  • Liên Hệ
  • Anh (English)

Từ khóa » Hội Chứng Pr Ngắn Có Nguy Hiểm Không