Chung Hộ Khẩu Có được Hưởng Thừa Kế Nhà đất Không?
Có thể bạn quan tâm
Chung hộ khẩu là việc nhiều người có chung Sổ hộ khẩu thường trú, đó là những thành viên trong gia đình hoặc người được chủ nhà đồng ý cho đăng ký thường trú cùng. Việc có chung hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký thường trú cùng một địa chỉ (đối với trường hợp thu Sổ hộ khẩu, bỏ Sổ hộ khẩu giấy) không quyết định việc được hưởng hay không được hưởng thừa kế di sản nói chung, thừa kế nhà đất nói riêng.
Thay vào đó, để được hưởng thừa kế nhà đất cần đáp ứng điều kiện theo quy định như sau:
Điều kiện hưởng thừa kế theo di chúc
Người muốn được hưởng thừa kế theo di chúc cần đáp ứng hai điều kiện, đó là di chúc hợp pháp và được người để lại di sản cho hưởng thừa kế theo di chúc:
Điều kiện 1: Di chúc hợp pháp
Căn cứ khoản 1 Điều 625 và khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:
(1) Người từ đủ 18 tuổi lập di chúc để định đoạt tài sản của mình phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
(2) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
(3) Hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Hình thức di chúc gồm di chúc bằng văn bản (di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực) và di chúc miệng.
Lưu ý:
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi bên cạnh việc đáp ứng điều kiện tại mục (1) như trên thì di chúc phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc (đồng ý cho lập di chúc, không can dự vào nội dung di chúc).
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện quy định tại mục (1), (2), (3).
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Xem thêm: Người hưởng di sản không phụ thuộc nội dung của di chúc
Điều kiện 2: Được người lập di chúc cho hưởng di sản
Điều kiện hưởng thừa kế theo pháp luật
Cá nhân chỉ được hưởng di sản thừa kế nói chung và hưởng di sản thừa kế là nhà đất nói riêng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Thuộc diện thừa kế
Người thừa kế phải có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha, mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại) với người để lại di sản.
Theo đó, chỉ khi thuộc diện thừa kế mới cần xem xét xem người đó có đáp ứng được điều kiện về hàng thừa kế hay không. Nói cách khác, trường hợp không thuộc diện thừa kế thì chắc chắn không được hưởng thừa kế theo pháp luật.
Điều kiện 2: Đáp ứng điều kiện về hàng thừa kế
Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Mặc dù thuộc diện thừa kế và thuộc hàng thừa kế nhưng không phải ai cũng được hưởng thừa kế. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.
Theo đó, khi thuộc diện thừa kế và có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người thuộc hàng thứa kế thứ hai, thứ ba không được hưởng thừa kế; hàng thừa kế thứ ba chỉ được hưởng di sản nếu hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai không còn ai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trên đây là quy định giải đáp cho câu hỏi: Chung hộ khẩu có được hưởng thừa kế nhà đất không?
Theo đó, việc chung hộ khẩu không phải là điều kiện hưởng thừa kế nhà đất; người có chung hộ khẩu để được hưởng thừa kế phải đáp ứng đủ điều kiện hưởng thừa kế theo di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc điều kiện hưởng thừa kế theo pháp luật đối với trường hợp hưởng thừa kế theo pháp luật như phân tích ở trên.
Trường hợp bạn đọc có vướng mắc vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192 để gặp chuyên viên tư vấn.
Từ khóa » Google Dịch ở Kế Bên
-
Cập Nhật Xu Hướng Công Nghệ Mới Tại Google I/O Extended Hanoi ...
-
38 Cá Nhân Có Thu Nhập "khủng" Từ Google Bị Phạt 169 Tỷ đồng | Tài ...
-
Nhìn Lại Năm Học đặc Biệt Sóng Gió Của Ngành Giáo Dục
-
Cận Cảnh Realme GT2 Explorer Master Edition: Thiết Kế Mới, Snapdragon 8+ Gen 1, Sạc Nhanh 100W, Giá Từ 12.1 Triệu
-
Google Ngày Càng đáng Gờm
-
Google Lên Kế Hoạch đầu Tư 1,2 Tỷ USD Vào Khu Vực Mỹ Latinh
-
Google đảm Bảo Quyền Riêng Tư đối Với Các Quảng Cáo Trực Tuyến
-
Mẹo Lấy Giọng Chị Google để Edit Video Tiktok Cực Hot Không Phải Ai Cũng Biết
-
PC COVID - Ứng Dụng Chống Dịch Thống Nhất đã Hoàn Thành, Chờ ...
-
Google Nga Chuẩn Bị Nộp đơn Phá Sản
-
Nga Thông Báo Hạn Chế Quyền Truy Cập Dịch Vụ Tin Tức Google News ...
-
Kế Hoạch 243/KH-UBND Hà Nội 2021 Quy định Tạm Thời Thích ứng ...
-
Đánh Giá Google Pixel 6 Pro: Thiết Kế Không đụng Hàng, Camera Cực đỉnh, Xứng Danh Flagship Cao Cấp
-
Cách Tạo Link Bio Trên TikTok ấn Tượng Mà Bạn Nên Biết