Chung Kết UEFA Champions League 1999 – Wikipedia Tiếng Việt

Chung kết UEFA Champions League 1999
Sự kiệnUEFA Champions League 1998–99
Manchester United Bayern München
Anh Đức
2 1
Ngày26 tháng 5, 1999
Địa điểmCamp Nou, Barcelona
Trọng tàiPierluigi Collina (Ý)
Khán giả90.245
Thời tiếtThời tiết tốt21 °C (70 °F)Độ ẩm 64%[1]
← 1998 2000 →

Trận chung kết UEFA Champions League năm 1999 là trận chung kết thứ bảy của UEFA Champions League và là trận chung kết thứ bốn mươi bốn của Cúp C1 châu Âu. Đây là trận đấu giữa Manchester United của Anh và Bayern München của Đức trên Camp Nou ở Barcelona, Tây Ban Nha vào ngày 26 tháng 5 năm 1999. Manchester United giành cúp lần thứ hai với 2 bàn thắng ghi trong vòng 2 phút bù giờ cuối cùng, đánh dấu 1 năm cực kỳ thành công với 3 danh hiệu (2 danh hiệu còn lại là chức vô địch Anh và vô địch Cúp F.A.).[2][3][4]

Thông tin trước trận

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Camp Nou với lượng khán giả 100.000 người trên 92.000 chỗ ngồi trong trận chung kết

Camp Nou là sân nhà của Câu lạc bộ Barcelona ở Tây Ban Nha, có sức chứa lên tới 92,000 ghế ngồi.[5] Ban tổ chức đã phân phát cho mỗi đội thi đấu khoảng 30,000 ghế ngồi. Số vé còn lại dành cho người hâm mộ, cơ quan UEFA, các nhà tài trợ và người hâm mộ Barcelona (khoảng 7,500 vé). Mặc dù mỗi câu lạc bộ chỉ nhận 30.000 vé, người ta ước tính rằng hơn 50.000 người hâm mộ Manchester United đã đến Barcelona để cổ vũ trong trận chung kết.[6]

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại nước Anh, trận chung kết được tường thuật trực tiếp trên kênh truyền hình ITV Sport với hai bình luận viên Clive Tyldesley và Ron Atkinson.[7] Tại nước Đức, Kênh RTL Television trực tiếp trận đấu.[8] Tại Tây Ban Nha, trận đấu được chiếu trên kênh TVE.[9]

Trong tài chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Pierluigi Collina là trọng tài bắt chính.

Trọng tài bắt chính trận chung kết là ông Pierluigi Collina người Ý. Collina tham gia hoạt động trọng tài Quốc tế của FIFA vào 1995, ông nổi tiếng với thành tích bắt chính xác trận đấu và là ông vua thẻ phạt.[10][11]

Bộ Đôi tiền vệ trung tâm Manchester United Vắng Mặt

[sửa | sửa mã nguồn] A man with red hair, wearing a red football shirt and white shorts.A man with dark hair and stubble, wearing a red jacket with grey sleeves.Tiền vệ Paul Scholes (trái) và Roy Keane sẽ vắng mặt trong trận chung kết.

Đội trưởng Manchester United Roy Keane và Tiền vệ trung tâm Paul Scholes vắng mặt vì lý do khác nhau. Roy Keane bị chấn thương trong trận chung kết Cúp FA còn Paul Scholes thì bị treo giò.[12] Ông Alex Ferguson phải rất đau đầu khi lựa chọn đội hình xuất phát trong trận chung kết. Ông đưa David Beckham vào đá cặp cùng với Nicky Butt chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm.[13] Ryan Giggs chơi tiền vệ cánh phải còn Jesper Blomqvist chơi tiền vệ cánh trái. Hậu vệ Nauy Henning Berg cũng bị chấn thương phải thay bằng Hậu vệ Ronny Johnsen để đá cặp với hòn đá tảng Jaap Stam.[14] Thủ thành Peter Schmeichel được chọn làm đội trưởng.[15] Cặp tiền đạo chơi ăn ý với nhau Andy Cole và Dwight Yorke vẫn có mặt trong đội hình xuất phát. Trên ghế dự bị còn có tiền đạo Teddy Sheringham, tiền đạo có gương mặt trẻ thơ Ole Gunnar Solskjær, thủ môn dự bị Raimond van der Gouw, ba hậu vệ David May, Phil Neville và Wes Brown, tiền vệ Jonathan Greening.

Đường đến trận chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Anh Manchester United Vòng Đức Bayern München
Đối thủ Tổng tỷ số Lượt đi Lượt về Vòng loại Đối thủ Tổng tỷ số Lượt đi Lượt về
Ba Lan ŁKS Łódź 2–0 2–0 (H) 0–0 (A) Vòng loại thứ hai Serbia và Montenegro FK Obilić 5–1 4–0 (H) 1–1 (A)
Đối thủ Kết quả Vòng bảng Đối thủ Kết quả
Tây Ban Nha Barcelona 3–3 (H) Trận thứ nhất Đan Mạch Brøndby 1–2 (A)
Đức Bayern München 2–2 (A) Trận thứ 2 Anh Manchester United 2–2 (H)
Đan Mạch Brøndby 6–2 (A) Trận thứ 3 Tây Ban Nha Barcelona 1–0 (H)
Đan Mạch Brøndby 5–0 (H) Trận thứ 4 Tây Ban Nha Barcelona 2–1 (A)
Tây Ban Nha Barcelona 3–3 (A) Trận thứ 5 Đan Mạch Brøndby 2–0 (H)
Đức Bayern München 1–1 (H) Trận thứ 6 Anh Manchester United 1–1 (A)
Nhì Bảng D
Đội Tr T H B BT BB HS Đ
Đức Bayern München 6 3 2 1 9 6 +3 11
Anh Manchester United 6 2 4 0 20 11 +9 10
Tây Ban Nha Barcelona 6 2 2 2 11 9 +2 8
Đan Mạch Brøndby 6 1 0 5 4 18 −14 3
Bảng xếp hạng Nhất Bảng D
Đội Tr T H B BT BB HS Đ
Đức Bayern München 6 3 2 1 9 6 +3 11
Anh Manchester United 6 2 4 0 20 11 +9 10
Tây Ban Nha Barcelona 6 2 2 2 11 9 +2 8
Đan Mạch Brøndby 6 1 0 5 4 18 −14 3
Đối thủ Tổng tỷ số Lượt đi Lượt về Vòng loại trực tiếp Đối thủ Tổng tỷ số Lượt đi Lượt về
Ý Inter Milan 3–1 2–0 (H) 1–1 (A) Tứ kết Đức Kaiserslautern 6–0 2–0 (H) 4–0 (A)
Ý Juventus 4–3 1–1 (H) 3–2 (A) Bán kết Ukraina Dynamo Kyiv 4–3 3–3 (A) 1–0 (H)

Chi tiết trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn] 26 tháng 5 năm 199920:45 CEST
Manchester United Anh2–1Đức Bayern Müchen
Sheringham  90+1'Solskjær  90+3' Chi tiết Basler  6'
Camp Nou, BarcelonaKhán giả: 90,245[16]Trọng tài: Pierluigi Collina (Ý)[11]
Manchester United Bayern Munich
GK 1 Đan Mạch Peter Schmeichel (c)
RB 2 Anh Gary Neville
CB 5 Na Uy Ronny Johnsen
CB 6 Hà Lan Jaap Stam
LB 3 Cộng hòa Ireland Denis Irwin
RM 11 Wales Ryan Giggs
CM 7 Anh David Beckham
CM 8 Anh Nicky Butt
LM 15 Thụy Điển Jesper Blomqvist Thay ra sau 67 phút 67'
CF 19 Trinidad và Tobago Dwight Yorke
CF 9 Anh Andy Cole Thay ra sau 81 phút 81'
Dự bị:
GK 17 Hà Lan Raimond van der Gouw
DF 4 Anh David May
DF 12 Anh Phil Neville
DF 30 Anh Wes Brown
MF 34 Anh Jonathan Greening
FW 10 Anh Teddy Sheringham Vào sân sau 67 phút 67'
FW 20 Na Uy Ole Gunnar Solskjær Vào sân sau 81 phút 81'
Huấn luyện viên trưởng:
Scotland Sir Alex Ferguson
GK 1 Đức Oliver Kahn (c)
SW 10 Đức Lothar Matthäus Thay ra sau 80 phút 80'
RB 2 Đức Markus Babbel
CB 25 Đức Thomas Linke
CB 4 Ghana Samuel Kuffour
LB 18 Đức Michael Tarnat
CM 11 Đức Stefan Effenberg Thẻ vàng 60'
CM 16 Đức Jens Jeremies
RF 14 Đức Mario Basler Thay ra sau 87 phút 87'
CF 19 Đức Carsten Jancker
LF 21 Đức Alexander Zickler Thay ra sau 71 phút 71'
Dự bị:
GK 22 Đức Bernd Dreher
DF 5 Đức Thomas Helmer
MF 7 Đức Mehmet Scholl Vào sân sau 71 phút 71'
MF 8 Đức Thomas Strunz
MF 17 Đức Thorsten Fink Vào sân sau 80 phút 80'
MF 20 Bosna và Hercegovina Hasan Salihamidžić Vào sân sau 87 phút 87'
FW 24 Iran Ali Daei
Huấn luyện viên trưởng:
Đức Ottmar Hitzfeld

Trợ lý trọng tài: Ý Gennaro Mazzei (Ý)[11] Ý Claudio Puglisi (Ý)[11] Trọng tài thứ 4 Ý Fiorenzo Treossi (Ý)[11]

Quy tắc trận đấu

  • 90 Phút thi đấu chính thức.
  • 30 phút thi đấu hiệp phụ, mỗi hiệp kéo dài 15 phút, có áp dụng luật bàn thắng vàng.
  • Sút luân lưu 11m nếu không có bàn thắng nào trong thời gian hiệp phụ.
  • 7 dự bị trong đó thay tối đa với 3 cầu thủ.

Thống kê trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiệp 1
Thống kê Manchester United Bayern Munich
Số bàn thắng 0 1
Tổng cú sút 6 7
Sút trúng đích 4 2
Kiểm soát bóng 55% 45%
Đá phạt góc 6 1
Phạm lỗi 5 6
Việt vị 4 5
Thẻ vàng 0 0
Thẻ đỏ 0 0

Hiệp 2
Thống kê Manchester United Bayern Munich
Số bàn thắng 2 0
Tổng cú sút 9 8
Sút trúng đích 5 5
Kiểm soát bóng 51% 49%
Đá phạt góc 6 6
Phạm lỗi 6 4
Việt vị 2 3
Thẻ vàng 0 1
Thẻ đỏ 0 0

Cả trận
Thống kê Manchester United Bayern Munich
Số bàn thắng 2 1
Tổng cú sút 15 15
Sút trúng đích 9 7
Kiểm soát bóng 53% 47%
Đá phạt góc 12 7
Phạm lỗi 11 10
Việt vị 6 8
Thẻ vàng 0 1
Thẻ đỏ 0 0

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • UEFA Champions League 1998–99

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Weather History for Barcelona, Spain – Wednesday, ngày 26 tháng 5 năm 1999”. Weather Underground. The Weather Channel. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ “History Matches UEFA Champions League 1998-99 – Wednesday, ngày 26 tháng 5 năm 1999”. http://www.uefa.com/. UEFA. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2015. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  3. ^ “United crowned kings of Europe”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 26 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2009.
  4. ^ “European final - key moments”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 26 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2009.
  5. ^ Nolla, Santi biên tập (ngày 6 tháng 10 năm 1998). “Cinco estrellas” [Five stars] (PDF). El Mundo Deportivo (bằng tiếng Tây Ban Nha) (24, 187). Barcelona. tr. 8. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2014.
  6. ^ Ferris, Ken (2004) [2001]. Manchester United in Europe: Tragedy, Destiny, History (ấn bản thứ 2). Edinburgh: Mainstream Publishing. tr. 339. ISBN 1-84018-897-9.
  7. ^ Tyldesley, Clive; Atkinson, Ron (ngày 26 tháng 5 năm 1999). 1999 UEFA Champions League Final (Television production). ITV.
  8. ^ “Champions League”. Berliner Zeitung (bằng tiếng Đức). ngày 26 tháng 5 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ “TVE se vuelca en Barcelona para enviar al extranjero la señal del Manchester–Bayern” (PDF). ABC (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 26 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.
  10. ^ “Palmares for Pierluigi Collina”. WorldReferee. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014.
  11. ^ a b c d e Quinn, Philip (ngày 25 tháng 5 năm 1999). “United see red as dirty tricks pitch row brews”. Irish Independent. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.
  12. ^ “Big two gear up for Wembley”. BBC News. British Broadcasting Corporation. ngày 30 tháng 7 năm 1999. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  13. ^ “Treble beckons for the Reds”. BBC News. British Broadcasting Corporation. ngày 23 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  14. ^ “United's chance of a lifetime”. BBC News. British Broadcasting Corporation. ngày 25 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2014.
  15. ^ “Schmeichel goes out with a bang”. BBC News. British Broadcasting Corporation. ngày 26 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2012.
  16. ^ “Chapter 6  – Finals”. UEFA Champions League Statistics Handbook 2012/13 (PDF). Union of European Football Associations. 2013. tr. 114. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cú ăn ba năm 1999 Lưu trữ 2009-04-11 tại Wayback Machine
Tiền nhiệm:Chung kếtUEFA Champions League 1998 Chung kếtUEFA Champions League 1999Manchester United Kế nhiệm:Chung kếtUEFA Champions League 2000
  • x
  • t
  • s
Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions League
Kỷ nguyên Cúp C1 châu Âu, 1955–1992
Mùa giải
  • 1955–56
  • 1956–57
  • 1957–58
  • 1958–59
  • 1959–60
  • 1960–61
  • 1961–62
  • 1962–63
  • 1963–64
  • 1964–65
  • 1965–66
  • 1966–67
  • 1967–68
  • 1968–69
  • 1969–70
  • 1970–71
  • 1971–72
  • 1972–73
  • 1973–74
  • 1974–75
  • 1975–76
  • 1976–77
  • 1977–78
  • 1978–79
  • 1979–80
  • 1980–81
  • 1981–82
  • 1982–83
  • 1983–84
  • 1984–85
  • 1985–86
  • 1986–87
  • 1987–88
  • 1988–89
  • 1989–90
  • 1990–91
  • 1991–92
Chung kết
  • 1956
  • 1957
  • 1958
  • 1959
  • 1960
  • 1961
  • 1962
  • 1963
  • 1964
  • 1965
  • 1966
  • 1967
  • 1968
  • 1969
  • 1970
  • 1971
  • 1972
  • 1973
  • 1974
  • 1975
  • 1976
  • 1977
  • 1978
  • 1979
  • 1980
  • 1981
  • 1982
  • 1983
  • 1984
  • 1985
  • 1986
  • 1987
  • 1988
  • 1989
  • 1990
  • 1991
  • 1992
Kỷ nguyên UEFA Champions League, 1992–nay
Mùa giải
  • 1992–93
  • 1993–94
  • 1994–95
  • 1995–96
  • 1996–97
  • 1997–98
  • 1998–99
  • 1999–2000
  • 2000–01
  • 2001–02
  • 2002–03
  • 2003–04
  • 2004–05
  • 2005–06
  • 2006–07
  • 2007–08
  • 2008–09
  • 2009–10
  • 2010–11
  • 2011–12
  • 2012–13
  • 2013–14
  • 2014–15
  • 2015–16
  • 2016–17
  • 2017–18
  • 2018–19
  • 2019–20
  • 2020–21
  • 2021–22
  • 2022–23
  • 2023–24
  • 2024–25
Chung kết
  • 1993
  • 1994
  • 1995
  • 1996
  • 1997
  • 1998
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2002
  • 2003
  • 2004
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2008
  • 2009
  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • 2013
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
  • 2019
  • 2020
  • 2021
  • 2022
  • 2023
  • 2024
  • 2025
  • Lịch sử
    • Các trận chung kết
    • Các huấn luyện viên vô địch
  • Kỷ lục và thống kê
    • Vua phá lưới
    • Hat-trick
    • Ra sân
    • So sánh thành tích
    • Hệ số UEFA
  • Nhạc hiệu
  • Đài truyền hình
  • Trò chơi video
  • Chiếc cúp

Từ khóa » Hậu Vệ Mu 1999