Chung Kết UEFA Champions League 2010 – Wikipedia Tiếng Việt

Chung kết UEFA Champions League 2010
Sự kiệnUEFA Champions League 2009–10
Bayern München Inter Milan
Đức Ý
0 2
Ngày22 tháng 5 năm 2010; 14 năm trước (2010-05-22)
Địa điểmSân vận động Santiago Bernabéu, Madrid
Cầu thủ xuất sắcnhất trận đấu do UEFAbình chọnDiego Milito (Inter Milan)
Cầu thủ xuất sắcnhất trận đấu do người hâm mộ bình chọnWesley Sneijder (Inter Milan)
Trọng tàiHoward Webb (Anh)[1]
Khán giả73.710
← 2009 2011 →

Trận chung kết UEFA Champions League 2010 là trận chung kết thứ 18 của UEFA Champions League và là trận chung kết thứ 55 của Cúp C1 châu Âu, được tổ chức vào ngày 22 tháng 5, năm 2010 tại sân vận động Santiago Bernabéu, thủ đô Madrid, Tây Ban Nha - là sân nhà của đội bóng Real Madrid[2]

Vào tháng 11, năm 2007, UEFA quyết định đây sẽ là trận chung kết đầu tiên được diễn ra vào thứ 7, thay vì thứ 4 như mọi năm.

Đội thắng trong trận đấu này sẽ thi đấu với đội thắng trong trận chung kết UEFA Europa League 2010 trong trận Siêu Cúp châu Âu 2010, và lọt vào vòng bán kết của Cúp các câu lạc bộ thế giới 2010

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn mang tên Cúp C1 châu Âu, sân vận động Santiago Bernanbéu từng tổ chức các trận chung kết vào các năm 1957, 1969 và 1980, trong đó Real Madrid thắng trận chung kết năm 1957 trước Fiorentina với tỉ số 2–0, trước sự chứng kiến của 120.000 khán giả - đứng thứ 2 trong danh sách các trận chung kết có nhiều khán giả. Năm 1969, AC Milan thắng 4–1 trước Ajax Amsterdam và trong trận đấu năm 1980, Nottingham Forest thắng tối thiểu trước Hamburg.

Đường đến Madrid

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm thông tin: UEFA Champions League 2009–10
Bayern München Vòng Inter Milan
Bài chi tiết: UEFA Champions League 2009–10: Bảng A
Đội ST T H B Th Th HS Điểm
Pháp Bordeaux 6 5 1 0 9 2 +7 16
Đức Bayern München 6 3 1 2 9 5 +4 10
Ý Juventus 6 2 2 2 4 7 −3 8
Israel Maccabi Haifa 6 0 0 6 0 8 −8 0
Vòng bảng Bài chi tiết: UEFA Champions League 2009–10: Bảng F
Đội ST T H B Tg Th HS Điểm
Tây Ban Nha Barcelona 6 3 2 1 7 3 +4 11
Ý Inter Milan 6 2 3 1 7 6 +1 9
Nga Rubin Kazan 6 1 3 2 4 7 −3 6
Ukraina Dynamo Kyiv 6 1 2 3 7 9 −2 5
Đối thủ Kết quả Lượt Vòng loại trực tiếp Đối thủ Kết quả Lượt
Ý Fiorentina 4–4 (a) 2–1 sân nhà; 2–3 sân khách Vòng loại thứ nhất Anh Chelsea 3–1 2–1 sân nhà; 1–0 sân khách
Anh Manchester United 4–4 (a) 2–1 sân nhà; 2–3 sân khách Tứ kết Nga CSKA Moskva 2–0 1–0 sân nhà; 1–0 sân khách
Pháp Lyon 4–0 1–0 sân nhà; 3–0 sân khách Bán kết Tây Ban Nha Barcelona 3–2 3–1 sân nhà; 0–1 sân khách

Trước trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động Santiago Bernabéu ở Madrid - Mr.Shu đã được chọn làm nơi tổ chức trận chung kết UEFA Champions League 2010 trong 1 cuộc họp báo của ban chấp hành UEFA ở Vaduz, Liechtenstein vào ngày 28 tháng 3 năm 2008. Tại cuộc họp này UEFA đã đưa ra các tiêu chí cho việc lựa chọn sân vận động tổ chức các trận chung kết vào các năm 2010 và chung kết UEFA Europa League 2010, như sức chứa của sân vận động, cơ sở vật chất và bảo mật.[3]. Trước đó, vào ngày 30 tháng 11 năm 2007 trong cuộc họp của UEFA diễn ra ở Lucerne, Thụy Sĩ, ban chấp hành UEFA đã đưa ra một số thay đổi của giải đấu trong đó có việc tổ chức trận chung kết vào ngày thứ Bảy. Trận chung kết UEFA Champions League năm 2010 sẽ là trận chung kết đầu tiên diễn ra vào tối thứ Bảy.[4]

Bóng thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Trái bóng được sử dụng trong trận chung kết.

Trái bóng thi đấu của trận chung kết, trái bóng Adidas Finale Madrid, đã được công bố vào ngày 9 tháng 3 năm 2010. Đây là trái bóng thứ 10 sử dụng thiết kế "Ngôi sao" đã trở nên đồng nghĩa với UEFA Champions League. Mỗi ngôi sao trên trái bóng có in biểu tượng của 10 trận chung kết trước đó, trên nền vàng. Đường viền ngoài mỗi ngôi sao có màu đỏ - màu còn lại trên quốc kì Tây Ban Nha, còn nền trắng tượng trưng cho màu trắng của câu lạc bộ Real Madrid[5]

Lễ khai mạc

[sửa | sửa mã nguồn]
Hơn 100 người tham dự lễ khai mạc.

Trận chung kết UEFA Champions League 2010 sẽ mở cửa cùng với Festival UEFA Champions League vào ngày 15 tháng 5 năm 2010. Festival sẽ được tổ chức ở công viên Parque del Retiro của thủ đô Madrid và sẽ diễn ra trong suốt 1 tuần lễ dẫn đến trận chung kết. nó sẽ bao gồm một số hoạt động và triển lãm để mọi người có thể tham gia, cũng như chơi trên các sân vận động mini, fan hâm mộ có thể gặp các gương mặt nổi tiếng trong làng bóng đá châu Âu. Vào ngày diễn ra trận chung kết, festival sẽ lên đến cực điểm với trận đấu giữa các cựu cầu thủ Tây Ban Nha và các cựu cầu thủ chuyên nghiệp của bóng đá châu Âu.

Trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn] 22 tháng 5 năm 201020:45 CEST
Bayern München Đức0–2Ý Inter Milan
Chi tiết Milito  35', 70'
Sân vận động Santiago Bernabéu, MadridKhán giả: 73.710Trọng tài: Anh Howard Webb
Bayern Munich Inter Milan
GK 22 Đức Hans-Jörg Butt
RB 21 Đức Philipp Lahm
CB 5 Bỉ Daniel Van Buyten
CB 6 Argentina Martín Demichelis Thẻ vàng 26'
LB 28 Đức Holger Badstuber
CM 17 Hà Lan Mark van Bommel (c) Thẻ vàng 78'
CM 31 Đức Bastian Schweinsteiger
RW 10 Hà Lan Arjen Robben
CF 25 Đức Thomas Müller
LW 8 Thổ Nhĩ Kỳ Hamit Altıntop Thay ra sau 63 phút 63'
CF 11 Croatia Ivica Olić Thay ra sau 74 phút 74'
Dự bị:
GK 1 Đức Michael Rensing
DF 13 Đức Andreas Görlitz
DF 26 Đức Diego Contento
MF 23 Croatia Danijel Pranjić
MF 44 Ukraina Anatoliy Tymoshchuk
FW 18 Đức Miroslav Klose Vào sân sau 63 phút 63'
FW 33 Đức Mario Gómez Vào sân sau 74 phút 74'
Huấn luyện viên:
Hà Lan Louis van Gaal

INTER MILAN:

GK 12 Brasil Júlio César
RB 13 Brasil Maicon
CB 6 Brasil Lúcio
CB 25 Argentina Walter Samuel
LB 26 România Cristian Chivu Thẻ vàng 30' Thay ra sau 68 phút 68'
CM 4 Argentina Javier Zanetti (c)
CM 19 Argentina Esteban Cambiasso
AM 10 Hà Lan Wesley Sneijder
RW 9 Cameroon Samuel Eto'o
CF 22 Argentina Diego Milito Thay ra sau 90+2 phút 90+2'
LW 27 Bắc Macedonia Goran Pandev Thay ra sau 79 phút 79'
Dự bị:
GK 1 Ý Francesco Toldo
DF 2 Colombia Iván Córdoba
DF 23 Ý Marco Materazzi Vào sân sau 90+2 phút 90+2'
MF 5 Serbia Dejan Stanković Vào sân sau 68 phút 68'
MF 11 Ghana Sulley Muntari Vào sân sau 79 phút 79'
MF 17 Kenya McDonald Mariga
FW 45 Ý Mario Balotelli
Huấn luyện viên:
Bồ Đào Nha José Mourinho

Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu (do UEFA bình chọn) Argentina Diego Milito Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu (người hâm mộ bình chọn): Hà Lan Wesley Sneijder

Trợ lý trọng tài: Anh Mike Mullarkey[1] Anh Darren Cann[1] Trọng tài bàn: Anh Martin Atkinson[1]

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiệp một[6]
Bayern Munich Internazionale
Bàn thắng 0 1
Sút bóng 10 7
Sút cầu môn 1 4
Kiểm soát bóng 67% 33%
Phạt góc 2 0
Phạm lỗi 8 6
Việt vị 0 0
Thẻ vàng 1 1
Thẻ đỏ 0 0

Hiệp hai[6]
Bayern Munich Internazionale
Bàn thắng 0 1
Sút bóng 11 4
Sút cầu môn 5 3
Kiểm soát bóng 69% 31%
Phạt góc 4 2
Phạm lỗi 8 7
Việt vị 0 0
Thẻ vàng 1 0
Thẻ đỏ 0 0

Toàn trận[6]
Bayern Munich Internazionale
Bàn thắng 0 2
Sút cầu môn 21 11
Sút cầu môn 6 7
Kiểm soát bóng 68% 32%
Phạt góc 6 2
Phạm lỗi 16 13
Việt vị 0 0
Thẻ vàng 2 1
Thẻ đỏ 0 0

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • UEFA Champions League 2009-10
  • Chung kết UEFA Europa League 2010
  • Siêu cúp châu Âu 2010
  • Cúp các câu lạc bộ thế giới 2010

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Webb gets Madrid assignment”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 20 tháng 5 năm 2010. Truy cập 20 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ “Madrid and Hamburg awarded 2010 finals”. uefa.com. UEFA. 28 tháng 3 năm 2008. Truy cập 28 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ “Madrid and Hamburg awarded 2010 finals”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 28 tháng 3 năm 2008. Truy cập 9 tháng 3 năm 2010.
  4. ^ Chaplin, Mark (1 tháng 12 năm 2007). “Champions League changes agreed”. UEFA.com. Union of European Football Associations. Truy cập 9 tháng 3 năm 2010.
  5. ^ “Finale Madrid starball takes flight”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 9 tháng 3 năm 2010. Truy cập 9 tháng 3 năm 2010.
  6. ^ a b c “Team statistics: Full time” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 22 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.[liên kết hỏng]
  • x
  • t
  • s
Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions League
Kỷ nguyên Cúp C1 châu Âu, 1955–1992
Mùa giải
  • 1955–56
  • 1956–57
  • 1957–58
  • 1958–59
  • 1959–60
  • 1960–61
  • 1961–62
  • 1962–63
  • 1963–64
  • 1964–65
  • 1965–66
  • 1966–67
  • 1967–68
  • 1968–69
  • 1969–70
  • 1970–71
  • 1971–72
  • 1972–73
  • 1973–74
  • 1974–75
  • 1975–76
  • 1976–77
  • 1977–78
  • 1978–79
  • 1979–80
  • 1980–81
  • 1981–82
  • 1982–83
  • 1983–84
  • 1984–85
  • 1985–86
  • 1986–87
  • 1987–88
  • 1988–89
  • 1989–90
  • 1990–91
  • 1991–92
Chung kết
  • 1956
  • 1957
  • 1958
  • 1959
  • 1960
  • 1961
  • 1962
  • 1963
  • 1964
  • 1965
  • 1966
  • 1967
  • 1968
  • 1969
  • 1970
  • 1971
  • 1972
  • 1973
  • 1974
  • 1975
  • 1976
  • 1977
  • 1978
  • 1979
  • 1980
  • 1981
  • 1982
  • 1983
  • 1984
  • 1985
  • 1986
  • 1987
  • 1988
  • 1989
  • 1990
  • 1991
  • 1992
Kỷ nguyên UEFA Champions League, 1992–nay
Mùa giải
  • 1992–93
  • 1993–94
  • 1994–95
  • 1995–96
  • 1996–97
  • 1997–98
  • 1998–99
  • 1999–2000
  • 2000–01
  • 2001–02
  • 2002–03
  • 2003–04
  • 2004–05
  • 2005–06
  • 2006–07
  • 2007–08
  • 2008–09
  • 2009–10
  • 2010–11
  • 2011–12
  • 2012–13
  • 2013–14
  • 2014–15
  • 2015–16
  • 2016–17
  • 2017–18
  • 2018–19
  • 2019–20
  • 2020–21
  • 2021–22
  • 2022–23
  • 2023–24
  • 2024–25
Chung kết
  • 1993
  • 1994
  • 1995
  • 1996
  • 1997
  • 1998
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2002
  • 2003
  • 2004
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2008
  • 2009
  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • 2013
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
  • 2019
  • 2020
  • 2021
  • 2022
  • 2023
  • 2024
  • 2025
  • Lịch sử
    • Các trận chung kết
    • Các huấn luyện viên vô địch
  • Kỷ lục và thống kê
    • Vua phá lưới
    • Hat-trick
    • Ra sân
    • So sánh thành tích
    • Hệ số UEFA
  • Nhạc hiệu
  • Đài truyền hình
  • Trò chơi video
  • Chiếc cúp

Từ khóa » Vô địch C1 Từ 2010