Chung Kết UEFA Champions League 2020 – Wikipedia Tiếng Việt

Chung kết UEFA Champions League 2020
Sự kiệnUEFA Champions League 2019-20
Paris Saint-Germain Bayern Munich
Pháp Đức
0 1
Ngày23 tháng 8 năm 2020 (2020-08-23)
Địa điểmSân vận động Ánh sáng, Lisbon
Cầu thủ xuất sắcnhất trận đấuKingsley Coman (Bayern Munich)[1]
Trọng tàiDaniele Orsato (Ý)[2]
Khán giả0[3][note 1]
Thời tiếtĐêm không mây25 °C (77 °F)Độ ẩm 53%[4]
← 2019 2021

Trận chung kết UEFA Champions League 2020 là trận đấu cuối cùng của UEFA Champions League 2019-20, mùa giải thứ 65 của giải đấu bóng đá câu lạc bộ hàng đầu của châu Âu được tổ chức bởi UEFA, và là mùa giải thứ 28 kể từ khi nó được đổi tên từ Cúp C1 châu Âu thành UEFA Champions League. Trận đấu được diễn ra vào ngày 23 tháng 8 năm 2020 tại Sân vận động Ánh sáng ở Lisbon, Bồ Đào Nha, giữa câu lạc bộ Pháp Paris Saint-Germain, trong trận chung kết Cúp C1 châu Âu đầu tiên của họ, và câu lạc bộ Đức Bayern Munich. Trận đấu được diễn ra đằng sau những cánh cửa đóng do đại dịch COVID-19 ở châu Âu.[5]

Trận chung kết ban đầu dự kiến được diễn ra tại Sân vận động Olympic Atatürk ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 30 tháng 5 năm 2020.[6] Tuy nhiên, UEFA thông báo vào ngày 23 tháng 3 năm 2020 rằng trận chung kết đã bị hoãn do đại dịch COVID-19.[7] Vào ngày 17 tháng 6 năm 2020, Ủy ban điều hành UEFA đã chọn dời trận chung kết đến Lisbon, như một phần của "giải đấu dành cho 8 đội cuối cùng" bao gồm các cặp đấu một trận loại trực tiếp được diễn ra ở hai sân vận động khắp thành phố.[8] Trận đấu là trận chung kết Cúp C1 châu Âu/Champions League đầu tiên được tổ chức vào Chủ Nhật và lần đầu tiên kể từ năm 2009 không được diễn ra vào Thứ Bảy. Đây cũng là trận chung kết đầu tiên của giải đấu được diễn ra sau tháng 6.

Bayern Munich giành chiến thắng 1–0 trong trận chung kết nhờ bàn thắng được ghi ở phút thứ 59 bởi cựu cầu thủ Paris Saint-Germain Kingsley Coman, qua đó có danh hiệu Cúp C1 châu Âu thứ sáu và cú ăn ba châu lục thứ hai. Thêm vào đó, Bayern trở thành đội bóng đầu tiên vô địch bất kỳ giải đấu châu Âu với tỷ lệ thắng 100%.[9] Với tư cách nhà vô địch, họ giành quyền thi đấu với nhà vô địch của UEFA Europa League 2019-20, Sevilla, trong trận Siêu cúp châu Âu 2020. Họ cũng đủ điều kiện để tham dự vòng bảng của UEFA Champions League 2020-21; tuy nhiên, vì họ đã giành quyền tham dự thông qua thành tích ở giải vô địch quốc gia của họ, suất dự dành riêng đó được đưa cho đội đứng đầu của Eredivisie 2019-20 bị hủy bỏ (Ajax), hiệp hội xếp hạng 11 theo danh sách tham dự của mùa sau.[10]

Các đội bóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bảng sau đây, các trận chung kết đến năm 1992 thuộc kỷ nguyên Cúp C1 châu Âu, kể từ năm 1993 trở đi thuộc kỷ nguyên UEFA Champions League.

Đội Các lần tham dự trận chung kết trước (in đậm thể hiện năm vô địch)
Pháp Paris Saint-Germain Không có
Đức Bayern Munich 10 (1974, 1975, 1976, 1982, 1987, 1999, 2001, 2010, 2012, 2013)

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân vận động Ánh sáng ở Lisbon là nơi tổ chức trận chung kết.

Ủy ban điều hành UEFA lựa chọn địa điểm này – được biết đến chính thức với tên gọi Estádio do Sport Lisboa e Benfica (Sân vận động Thể thao Lisboa và Benfica) – tại cuộc họp của họ vào ngày 17 tháng 6 năm 2020.[8] Đây là trận chung kết UEFA Champions League thứ hai được tổ chức tại sân vận động này; trận chung kết đầu tiên vào năm 2014, khi Real Madrid có lần thứ 10 vô địch bằng việc đánh bại Atlético Madrid 4–1 trong trận chung kết giữa các đội đến từ cùng thành phố đầu tiên từ trước đến nay.

Đường đến trận chung kết

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm thông tin: UEFA Champions League 2019-20

Ghi chú: Trong tất cả các kết quả dưới đây, tỉ số của đội lọt vào chung kết được đưa ra trước tiên (N: sân nhà; K: sân khách; TL: sân trung lập).

Pháp Paris Saint-Germain Vòng Đức Bayern Munich
Đối thủ Kết quả Vòng bảng Đối thủ Kết quả
Tây Ban Nha Real Madrid 3–0 (N) Lượt trận thứ nhất Serbia Red Star Belgrade 3–0 (N)
Thổ Nhĩ Kỳ Galatasaray 1–0 (K) Lượt trận thứ hai Anh Tottenham Hotspur 7–2 (K)
Bỉ Club Brugge 5–0 (K) Lượt trận thứ ba Hy Lạp Olympiacos 3–2 (K)
Bỉ Club Brugge 1–0 (N) Lượt trận thứ tư Hy Lạp Olympiacos 2–0 (N)
Tây Ban Nha Real Madrid 2–2 (K) Lượt trận thứ năm Serbia Red Star Belgrade 6–0 (K)
Thổ Nhĩ Kỳ Galatasaray 5–0 (N) Lượt trận thứ sáu Anh Tottenham Hotspur 3–1 (N)
Đứng nhất bảng A
VT Đội
  • x
  • t
  • s
ST Đ
1 Pháp Paris Saint-Germain 6 16
2 Tây Ban Nha Real Madrid 6 11
3 Bỉ Club Brugge 6 3
4 Thổ Nhĩ Kỳ Galatasaray 6 2
Nguồn: UEFA
Vị trí chung cuộc Đứng nhất bảng B
VT Đội
  • x
  • t
  • s
ST Đ
1 Đức Bayern Munich 6 18
2 Anh Tottenham Hotspur 6 10
3 Hy Lạp Olympiacos 6 4
4 Serbia Red Star Belgrade 6 3
Nguồn: UEFA
Đối thủ TTS Lượt đi Lượt về Vòng đấu loại trực tiếp Đối thủ TTS Lượt đi Lượt về
Đức Borussia Dortmund 3–2 1–2 (K) 2–0 (N) Vòng 16 đội Anh Chelsea 7–1 3–0 (K) 4–1 (N)
Ý Atalanta 2–1 (TL) Tứ kết Tây Ban Nha Barcelona 8–2 (TL)
Đức RB Leipzig 3–0 (TL) Bán kết Pháp Lyon 3–0 (TL)

Trước trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhận dạng ban đầu của trận chung kết.
Trọng tài người Ý Daniele Orsato là người điều khiển cho trận chung kết.

Nhận dạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhận dạng ban đầu của trận chung kết UEFA Champions League 2020 đã được công bố tại lễ bốc thăm vòng bảng vào ngày 29 tháng 8 năm 2019.[11]

Đại sứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại sứ cho trận chung kết Istanbul ban đầu là cựu tuyển thủ người Thổ Nhĩ Kỳ Hamit Altıntop,[12] người đã về nhì ở UEFA Champions League 2009–10 với Bayern Munich cũng như là vô địch UEFA Intertoto Cup 2003 và 2004 với Schalke 04.

Tổ trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 20 tháng 8 năm 2020, UEFA lựa chọn trọng tài người Ý Daniele Orsato là người điều khiển cho trận chung kết. Orsato là một trọng tài FIFA kể từ năm 2010, và đã từng là trọng tài thứ tư trong trận chung kết UEFA Europa League 2019. Ông cũng là một trợ lý tổ trợ lý trọng tài video trong trận chung kết FIFA World Cup 2018. Ông cũng là một trợ lý trọng tài bổ sung tại UEFA Euro 2016 và là một trợ lý trọng tài video tại FIFA World Cup 2018. Ông cùng tham gia làm việc với 4 trọng tài đồng hương của ông, với Lorenzo Manganelli và Alessandro Giallatini là trợ lý trọng tài, Massimiliano Irrati là trợ lý trọng tài video và Marco Guida là trợ lý tổ trọng tài VAR. Trọng tài thứ tư là Ovidiu Hațegan từ Romania, trong khi đó trọng tài người Tây Ban Nha Roberto Díaz Pérez del Palomar và Alejandro Hernández Hernández lần lượt là trọng tài VAR bắt việt vị và hỗ trợ VAR.[2]

Thông tin trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội "chủ nhà" (vì mục đích hành chính) được xác định bằng một lượt bốc thăm bổ sung được tổ chức vào ngày 10 tháng 7 năm 2020 (sau khi bốc thăm vòng tứ kết và vòng bán kết), tại trụ sở UEFA ở Nyon, Thụy Sĩ.

23 tháng 8 năm 2020 (2020-08-23)20:00 WEST
Paris Saint-Germain Pháp0–1Đức Bayern Munich
Chi tiết
  • Coman  59'
Sân vận động Ánh sáng, LisbonKhán giả: 0[3][note 1]Trọng tài: Daniele Orsato (Ý)
Paris Saint-Germain[4] Bayern Munich[4]
GK 1 Costa Rica Keylor Navas
RB 4 Đức Thilo Kehrer
CB 2 Brasil Thiago Silva (c) Thẻ vàng 83'
CB 3 Pháp Presnel Kimpembe
LB 14 Tây Ban Nha Juan Bernat Thay ra sau 80 phút 80'
CM 21 Tây Ban Nha Ander Herrera Thay ra sau 72 phút 72'
CM 5 Brasil Marquinhos
CM 8 Argentina Leandro Paredes Thẻ vàng 52' Thay ra sau 65 phút 65'
RF 11 Argentina Ángel Di María Thay ra sau 80 phút 80'
CF 7 Pháp Kylian Mbappé
LF 10 Brasil Neymar Thẻ vàng 81'
Dự bị:
GK 16 Tây Ban Nha Sergio Rico
GK 30 Ba Lan Marcin Bułka
DF 20 Pháp Layvin Kurzawa Thẻ vàng 86' Vào sân sau 80 phút 80'
DF 22 Pháp Abdou Diallo
DF 25 Hà Lan Mitchel Bakker
DF 31 Pháp Colin Dagba
MF 6 Ý Marco Verratti Vào sân sau 65 phút 65'
MF 19 Tây Ban Nha Pablo Sarabia
MF 23 Đức Julian Draxler Vào sân sau 72 phút 72'
MF 27 Sénégal Idrissa Gueye
FW 17 Cameroon Eric MaximChoupo-Moting Vào sân sau 80 phút 80'
FW 18 Argentina Mauro Icardi
Huấn luyện viên:
Đức Thomas Tuchel
GK 1 Đức Manuel Neuer (c)
RB 32 Đức Joshua Kimmich
CB 17 Đức Jérôme Boateng Thay ra sau 25 phút 25'
CB 27 Áo David Alaba
LB 19 Canada Alphonso Davies Thẻ vàng 28'
CM 6 Tây Ban Nha Thiago Thay ra sau 86 phút 86'
CM 18 Đức Leon Goretzka
RW 22 Đức Serge Gnabry Thẻ vàng 52' Thay ra sau 68 phút 68'
AM 25 Đức Thomas Müller Thẻ vàng 90+4'
LW 29 Pháp Kingsley Coman Thay ra sau 68 phút 68'
CF 9 Ba Lan Robert Lewandowski
Dự bị:
GK 26 Đức Sven Ulreich
GK 39 Đức Ron-ThorbenHoffmann
DF 2 Tây Ban Nha Álvaro Odriozola
DF 4 Đức Niklas Süle Thẻ vàng 56' Vào sân sau 25 phút 25'
DF 5 Pháp Benjamin Pavard
DF 21 Pháp Lucas Hernandez
MF 8 Tây Ban Nha Javi Martínez
MF 10 Brasil Philippe Coutinho Vào sân sau 68 phút 68'
MF 11 Pháp Michaël Cuisance
MF 14 Croatia Ivan Perišić Vào sân sau 68 phút 68'
MF 24 Pháp Corentin Tolisso Vào sân sau 86 phút 86'
FW 35 Hà Lan Joshua Zirkzee
Huấn luyện viên:
Đức Hans-Dieter Flick

Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu: Kingsley Coman (Bayern Munich)[1]

Trợ lý trọng tài:[2] Lorenzo Manganelli (Ý) Alessandro Giallatini (Ý) Trọng tài thứ tư:[2] Ovidiu Hațegan (Romania) Trợ lý trọng tài video:[2] Massimiliano Irrati (Ý) Trợ lý tổ trợ lý trọng tài video:[2] Marco Guida (Ý) Trợ lý trọng tài video bắt việt vị:[2] Roberto Díaz Pérez del Palomar (Tây Ban Nha) Hỗ trợ trợ lý trọng tài video:[2] Alejandro Hernández Hernández (Tây Ban Nha)

Luật trận đấu

  • 90 phút thi đấu chính thức
  • 30 phút hiệp phụ nếu tỉ số hoà sau thời gian thi đấu chính thức
  • Loạt sút luân lưu nếu tỉ số vẫn hoà sau 30 phút hiệp phụ
  • Mỗi đội có 12 cầu thủ dự bị
  • Mỗi đội có quyền thay tối đa 5 cầu thủ, với cầu thủ thứ sáu được phép thay ở hiệp phụ[note 2]

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiệp một[13]
Thống kê Paris Saint-Germain Bayern Munich
Số bàn thắng 0 0
Tổng số cú sút 6 5
Số cú sút trúng đích 2 1
Cứu thua 1 2
Kiểm soát bóng 38% 62%
Phạt góc 2 2
Phạm lỗi 8 9
Việt vị 1 0
Thẻ vàng 0 1
Thẻ đỏ 0 0

Hiệp hai[13]
Thống kê Paris Saint-Germain Bayern Munich
Số bàn thắng 0 1
Tổng số cú sút 2 7
Số cú sút trúng đích 1 1
Cứu thua 0 1
Kiểm soát bóng 40% 60%
Phạt góc 2 2
Phạm lỗi 8 13
Việt vị 1 1
Thẻ vàng 4 3
Thẻ đỏ 0 0

Cả trận[13]
Thống kê Paris Saint-Germain Bayern Munich
Số bàn thắng 0 1
Tổng số cú sút 8 12
Số cú sút trúng đích 3 2
Cứu thua 1 3
Kiểm soát bóng 39% 61%
Phạt góc 4 4
Phạm lỗi 16 22
Việt vị 2 1
Thẻ vàng 4 4
Thẻ đỏ 0 0

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chung kết UEFA Europa League 2020
  • Siêu cúp châu Âu 2020

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Các trận đấu còn lại của giải đấu, được tổ chức vào tháng 8 năm 2020, được diễn ra mà không có khán giả do đại dịch COVID-19 ở châu Âu.[5]
  2. ^ Mỗi đội chỉ có 3 cơ hội để thực hiện quyền thay người, với cơ hội thứ tư được áp dụng ở hiệp phụ, ngoại trừ quyền thay người được thực hiện ở thời gian nghỉ giữa giờ, trước khi bắt đầu hiệp phụ và quãng nghỉ giữa hai hiệp phụ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Paris 0–1 Bayern: Coman strikes gold”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ a b c d e f g h “Referee team appointed for UEFA Champions League final in Lisbon”. UEFA. ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ a b “Full Time Report Final – Paris Saint-Germain v Bayern Munich” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ a b c “Tactical Line-ups – Final – Sunday ngày 23 tháng 8 năm 2020” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ a b “Venues for Round of 16 matches confirmed”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 9 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ “Istanbul to host 2020 UEFA Champions League Final”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 24 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2018.
  7. ^ “UEFA Club Finals postponed”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ a b “UEFA competitions to resume in August”. UEFA. ngày 17 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ McNulty, Phil (ngày 23 tháng 8 năm 2020). “Paris St-Germain 0-1 Bayern Munich: German side win Champions League final”. BBC Sport. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ “Champions League and Europa League changes next season”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 27 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2018.
  11. ^ “UEFA Champions League launches 2020 Istanbul final identity”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 29 tháng 8 năm 2019.
  12. ^ “EURO 2008 spotlight: How brilliant was Turkey's Hamit Altıntop?”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 1 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2020. ...Turkish Football Federation's Executive Committee members planning the UEFA Champions League 2020 final in Istanbul. Hamit is a UEFA ambassador for the city.
  13. ^ a b c “Team statistics” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website chính thức
  • x
  • t
  • s
Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions League
Kỷ nguyên Cúp C1 châu Âu, 1955–1992
Mùa giải
  • 1955–56
  • 1956–57
  • 1957–58
  • 1958–59
  • 1959–60
  • 1960–61
  • 1961–62
  • 1962–63
  • 1963–64
  • 1964–65
  • 1965–66
  • 1966–67
  • 1967–68
  • 1968–69
  • 1969–70
  • 1970–71
  • 1971–72
  • 1972–73
  • 1973–74
  • 1974–75
  • 1975–76
  • 1976–77
  • 1977–78
  • 1978–79
  • 1979–80
  • 1980–81
  • 1981–82
  • 1982–83
  • 1983–84
  • 1984–85
  • 1985–86
  • 1986–87
  • 1987–88
  • 1988–89
  • 1989–90
  • 1990–91
  • 1991–92
Chung kết
  • 1956
  • 1957
  • 1958
  • 1959
  • 1960
  • 1961
  • 1962
  • 1963
  • 1964
  • 1965
  • 1966
  • 1967
  • 1968
  • 1969
  • 1970
  • 1971
  • 1972
  • 1973
  • 1974
  • 1975
  • 1976
  • 1977
  • 1978
  • 1979
  • 1980
  • 1981
  • 1982
  • 1983
  • 1984
  • 1985
  • 1986
  • 1987
  • 1988
  • 1989
  • 1990
  • 1991
  • 1992
Kỷ nguyên UEFA Champions League, 1992–nay
Mùa giải
  • 1992–93
  • 1993–94
  • 1994–95
  • 1995–96
  • 1996–97
  • 1997–98
  • 1998–99
  • 1999–2000
  • 2000–01
  • 2001–02
  • 2002–03
  • 2003–04
  • 2004–05
  • 2005–06
  • 2006–07
  • 2007–08
  • 2008–09
  • 2009–10
  • 2010–11
  • 2011–12
  • 2012–13
  • 2013–14
  • 2014–15
  • 2015–16
  • 2016–17
  • 2017–18
  • 2018–19
  • 2019–20
  • 2020–21
  • 2021–22
  • 2022–23
  • 2023–24
  • 2024–25
Chung kết
  • 1993
  • 1994
  • 1995
  • 1996
  • 1997
  • 1998
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2002
  • 2003
  • 2004
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2008
  • 2009
  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • 2013
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
  • 2019
  • 2020
  • 2021
  • 2022
  • 2023
  • 2024
  • 2025
  • Lịch sử
    • Các trận chung kết
    • Các huấn luyện viên vô địch
  • Kỷ lục và thống kê
    • Vua phá lưới
    • Hat-trick
    • Ra sân
    • So sánh thành tích
    • Hệ số UEFA
  • Nhạc hiệu
  • Đài truyền hình
  • Trò chơi video
  • Chiếc cúp

Từ khóa » đội Hình Bayern Munich Vô địch C1