Chung Kết UEFA Europa League 2019 – Wikipedia Tiếng Việt

Chung kết UEFA Europa League 2019
Sự kiệnUEFA Europa League 2018–19
Chelsea Arsenal
Anh Anh
4 1
Ngày29 tháng 5 năm 2019 (2019-05-29)
Địa điểmSân vận động Olympic, Baku
Cầu thủ xuất sắcnhất trận đấuEden Hazard (Chelsea)[1]
Trọng tàiGianluca Rocchi (Ý)[2]
Khán giả51.370[3]
Thời tiếtĐêm không mây21 °C (70 °F)Độ ẩm 74%[4]
← 2018 2020

Trận chung kết UEFA Europa League 2019 là trận đấu cuối cùng của UEFA Europa League 2018–19, mùa giải thứ 48 của giải đấu bóng đá các câu lạc bộ cao thứ nhì châu Âu được tổ chức bởi UEFA, và là mùa thứ 10 kể từ khi nó được đổi tên từ Cúp UEFA thành UEFA Europa League. Trận đấu được diễn ra tại Sân vận động Olympic ở Baku, Azerbaijan vào ngày 29 tháng 5 năm 2019.[5] giữa hai đội bóng Anh Chelsea và Arsenal, tạo nên một trận chung kết derby thành London. Đây là trận chung kết thứ 10 có sự xuất hiện của 2 đội bóng đến từ cùng một hiệp hội, trận chung kết toàn Anh thứ hai và là lần đầu tiên giữa hai đội bóng cùng một thành phố.

Chelsea giành chiến thắng trong trận chung kết với tỉ số 4–1 để có danh hiệu UEFA Europa League thứ hai. Với tư cách nhà vô địch, Chelsea giành quyền thi đấu với Liverpool, nhà vô địch UEFA Champions League 2018-19 trong trận Siêu cúp châu Âu 2019. Họ cũng lọt vào vòng bảng UEFA Champions League 2019-20, nhưng vì họ đã lọt vào thông qua màn trình diễn của họ ở giải quốc nội, nên suất dự này được trao cho đội xếp thứ ba của Ligue 1 2018-19, Lyon, vì Liên đoàn bóng đá Pháp điều hành giải Ligue 1 là hiệp hội xếp hạng 5 theo danh sách tham dự của mùa sau.[6][7]

Kể từ mùa giải này, trận chung kết Europa League được diễn ra cùng tuần với trận chung kết Champions League.[8] Vào tháng 3 năm 2018, UEFA công bố áp dụng quyền thay người thứ tư khi trận đấu bước vào hiệp phụ, và số cầu thủ dự bị tăng từ 7 lên 12. Thời gian thi đấu cũng được thay đổi từ 20:45 CEST trở thành 21:00 CEST.[9] Trận đấu này là trận đấu đầu tiên ở Europa League (cũng như là trận chung kết đầu tiên) sử dụng công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR).[10]

Các đội bóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bảng dưới đây, các trận chung kết đến năm 2009 thuộc kỉ nguyên Cúp UEFA, kể từ năm 2010 thuộc kỉ nguyên UEFA Europa League.

Đội Các lần tham dự trận chung kết trước (in đậm thể hiện năm vô địch)
Anh Chelsea 1 (2013)
Anh Arsenal 1 (2000)

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân vận động Olympic ở Baku là nơi tổ chức trận chung kết.

Sân vận động Olympic ở Baku được lựa chọn làm địa điểm tổ chức trận chung kết bởi Ủy ban điều hành UEFA vào ngày 20 tháng 9 năm 2017.[5][11]

Đây là trận chung kết giải đấu các câu lạc bộ châu Âu đầu tiên được tổ chức ở Azerbaijan. Sân vận động này cũng được chọn làm một trong số những địa điểm tổ chức UEFA Euro 2020.[12]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chelsea chơi trận chung kết Europa League thứ hai của họ, họ giành chiến thắng 2–1 trước Benfica vào năm 2013. Trận đấu này là trận chung kết châu Âu thứ sáu của họ, tính thêm vào hai trận chung kết Cup Winners' Cup vào năm 1971 (trận thắng 2–1 trước Real Madrid) và năm 1998 (trận thắng 1–0 trước Stuttgart) và hai trận chung kết UEFA Champions League vào năm 2008 (1–1, thua 6–5 trên chấm phạt đền trước Manchester United) và năm 2012 (1–1, thắng 4–3 trên chấm phạt đền trước Bayern Munich).[13] Trong 17 trận đấu, Chelsea có thành tích sáu trận thắng, bảy trận hòa (hai trong số đó họ thua trên chấm phạt đền) và bốn trận thua ở các giải đấu châu Âu trước các câu lạc bộ Anh. Mới đây nhất, họ đã thua cả hai lượt trận trước Manchester United ở tứ kết Champions League 2010-11.[14]

Đây cũng là trận chung kết Europa League thứ hai của Arsenal, họ đã thua trên chấm phạt đền trước Galatasaray vào năm 2000. Giống như Chelsea, đây là lần thứ sáu họ xuất hiện trong trận chung kết của một giải đấu UEFA.[15] Họ gần đây nhất góp mặt trong trận chung kết UEFA Champions League 2006, thua 2–1 trước Barcelona. Họ cũng đã lọt vào trận chung kết Cup Winners' Cup ba lần: vào năm 1980, khi họ phải nhận thất bại trong loạt sút luân lưu với tỉ số 5–4 trước Valencia sau trận hòa 0–0;[16] năm 1994, đánh bại Parma 1–0;[17] và trở lại vào năm 1995, thua 2–1 dưới tay Real Zaragoza.[18] Arsenal trước đó đã thắng với tổng tỉ số 4–3 trước Anderlecht ở trận chung kết năm 1970 của giải Inter-Cities Fairs Cup, tiền thân của Cúp UEFA/Europa League.[19][20] Arsenal không giành chiến thắng trong sáu lần gặp nhau trước đó trước các câu lạc bộ Anh, với thành tích hai trận hòa và bốn trận thua. Gần đây nhất, họ đã thua cả hai lượt trận trước Manchester United ở bán kết Champions League 2008-09.[14] Trận đấu này là trận chung kết Europa League thứ tư dành cho HLV Unai Emery, người đã gia nhập Arsenal hồi đầu mùa giải với tư cách là người thay thế Arsène Wenger.[21] Emery có thành tích hoàn hảo trong các trận chung kết Europa League, giành ba danh hiệu liên tiếp với Sevilla vào năm 2014, 2015 và 2016.[22]

Trận chung kết này là lần đối đầu thứ 198 giữa hai kình địch thành London Chelsea và Arsenal, với thành tích 76 trận thắng cho Arsenal, 63 trận thắng cho Chelsea và 58 trận hòa. Hai bên đã gặp nhau hai lần ở mùa giải Premier League 2018-19, với mỗi đội giành chiến thắng trên sân nhà: Chelsea với tỉ số 3–2 trong trận đấu đầu tiên và Arsenal với tỉ số 2–0 ở trận thứ hai. Họ đã từng đối đầu với nhau một lần trước đó trong một cặp đấu ở đấu trường châu Âu, gặp nhau ở tứ kết Champions League 2003-04; trận đấu đầu tiên kết thúc với tỉ số hòa 1–1, với Chelsea thắng trận thứ hai với tỉ số 2–1 trên sân khách và tiến vào bán kết.[23] Ở trong nước, hai bên đã gặp nhau trong ba trận chung kết cúp, với Arsenal giành chiến thắng trong trận chung kết Cúp FA năm 2002 và 2017, và Chelsea giành chiến thắng trong trận chung kết Cúp Liên đoàn bóng đá Anh 2007.[24][25]

Trận đấu này là trận chung kết Cúp UEFA/Europa League toàn Anh thứ hai, sau trận chung kết đầu tiên năm 1972 giữa Wolverhampton Wanderers và Tottenham Hotspur. Nhìn chung, đây là trận chung kết Cúp UEFA/Europa League lần thứ 10 có sự góp mặt của hai đội bóng đến từ cùng một quốc gia, trước đó đã đạt được bốn lần bởi các đội Ý (1990, 1991, 1995 và 1998), hai lần bởi các đội Tây Ban Nha (2007 và 2012) và một lần bởi các đội Đức (1980) và Bồ Đào Nha (2011), thêm vào đó là các đội bóng Anh vào năm 1972. Đây là trận chung kết Europa League đầu tiên có hai đội đến từ cùng một thành phố (London), cũng như lần thứ tư trong một trận chung kết giải đấu cấp câu lạc bộ UEFA sau các câu lạc bộ có trụ sở tại Madrid là Atlético Madrid và Real Madrid, các đội đã gặp nhau trong các trận chung kết Champions League năm 2014 và 2016, cũng như trong trận Siêu cúp châu Âu 2018.[26]

Vì Tottenham Hotspur và Liverpool cũng lọt vào trận chung kết UEFA Champions League 2019, đây là mùa giải đầu tiên hai trận chung kết của các giải đấu lớn châu Âu cấp câu lạc bộ (Champions League và Europa League) có cả 4 đội bóng cùng một quốc gia lọt tới trận đấu cuối cùng và Anh là quốc gia đầu tiên làm được điều này.[27][28][29] London cũng là thành phố đầu tiên có ba đội bóng lọt vào hai trận chung kết châu Âu cấp câu lạc bộ.[30] Hơn nữa, đây cũng là mùa giải đầu tiên mà nhiều trận chung kết châu Âu cấp câu lạc bộ (bao gồm Champions League, Europa League, Super Cup) có các đội bóng chỉ đến từ một quốc gia duy nhất.[28]

Đường đến trận chung kết

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm thông tin: UEFA Europa League 2018-19

Ghi chú: Trong tất cả các kết quả dưới đây, tỉ số của đội lọt vào chung kết được đưa ra trước tiên (H: sân nhà; A: sân khách).

Anh Chelsea Vòng Anh Arsenal
Đối thủ Kết quả Vòng bảng Đối thủ Kết quả
Hy Lạp PAOK 1–0 (A) Lượt trận thứ nhất Ukraina Vorskla Poltava 4–2 (H)
Hungary MOL Vidi 1–0 (H) Lượt trận thứ hai Azerbaijan Qarabağ 3–0 (A)
Belarus BATE Borisov 3–1 (H) Lượt trận thứ ba Bồ Đào Nha Sporting CP 1–0 (A)
Belarus BATE Borisov 1–0 (A) Lượt trận thứ tư Bồ Đào Nha Sporting CP 0–0 (H)
Hy Lạp PAOK 4–0 (H) Lượt trận thứ năm Ukraina Vorskla Poltava 3–0 (A)
Hungary MOL Vidi 2–2 (A) Lượt trận thứ sáu Azerbaijan Qarabağ 1–0 (H)
Nhất bảng L
VT Đội
  • x
  • t
  • s
ST Đ
1 Anh Chelsea 6 16
2 Belarus BATE Borisov 6 9
3 Hungary MOL Vidi 6 7
4 Hy Lạp PAOK 6 3
Nguồn: UEFA
Vị trí chung cuộc Nhất bảng E
VT Đội
  • x
  • t
  • s
ST Đ
1 Anh Arsenal 6 16
2 Bồ Đào Nha Sporting CP 6 13
3 Ukraina Vorskla Poltava 6 3
4 Azerbaijan Qarabağ 6 3
Nguồn: UEFA
Đối thủ TTS Lượt đi Lượt về Vòng đấu loại trực tiếp Đối thủ TTS Lượt đi Lượt về
Thụy Điển Malmö FF 5–1 2–1 (A) 3–0 (H) Vòng 32 đội Belarus BATE Borisov 3–1 0–1 (A) 3–0 (H)
Ukraina Dynamo Kyiv 8–0 3–0 (H) 5–0 (A) Vòng 16 đội Pháp Rennes 4–3 1–3 (A) 3–0 (H)
Cộng hòa Séc Slavia Prague 5–3 1–0 (A) 4–3 (H) Tứ kết Ý Napoli 3–0 2–0 (H) 1–0 (A)
Đức Eintracht Frankfurt 2–2 (4–3 p) 1–1 (A) 1–1 (s.h.p.) (H) Bán kết Tây Ban Nha Valencia 7–3 3–1 (H) 4–2 (A)

Thông tin trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội "chủ nhà" cho trận chung kết (vì mục đích hành chính) được xác định bằng một lượt bốc thăm bổ sung diễn ra sau khi bốc thăm vòng tứ kết và vòng bán kết được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 năm 2019, lúc 13:00 CET, tại trụ sở UEFA tại Nyon, Thụy Sĩ.[31][32]

29 tháng 5 năm 2019 (2019-05-29)23:00 AZT
Chelsea Anh4–1Anh Arsenal
  • Giroud  49'
  • Pedro  60'
  • Hazard  65' (ph.đ.), 72'
  • Iwobi  69'
Sân vận động Olympic, BakuKhán giả: 51.370[3]Trọng tài: Gianluca Rocchi (Ý)
Chelsea[4] Arsenal[4]
GK 1 Tây Ban Nha Kepa Arrizabalaga
RB 28 Tây Ban Nha César Azpilicueta (c)
CB 27 Đan Mạch Andreas Christensen Thẻ vàng 68'
CB 30 Brasil David Luiz
LB 33 Ý Emerson Palmieri
CM 7 Pháp N'Golo Kanté
CM 5 Ý Jorginho
CM 17 Croatia Mateo Kovačić Thay ra sau 76 phút 76'
RF 11 Tây Ban Nha Pedro Thẻ vàng 56' Thay ra sau 71 phút 71'
CF 18 Pháp Olivier Giroud
LF 10 Bỉ Eden Hazard Thay ra sau 89 phút 89'
Dự bị:
GK 13 Argentina Willy Caballero
GK 52 Anh Jamie Cumming
DF 3 Tây Ban Nha Marcos Alonso
DF 21 Ý Davide Zappacosta Vào sân sau 89 phút 89'
DF 24 Anh Gary Cahill
DF 44 Wales Ethan Ampadu
MF 8 Anh Ross Barkley Vào sân sau 76 phút 76'
MF 51 Anh Conor Gallagher
MF 55 Anh George McEachran
FW 9 Argentina Gonzalo Higuaín
FW 22 Brasil Willian Vào sân sau 71 phút 71'
Huấn luyện viên:
Ý Maurizio Sarri
GK 1 Cộng hòa Séc Petr Čech
CB 5 Hy Lạp Sokratis Papastathopoulos
CB 6 Pháp Laurent Koscielny (c)
CB 18 Tây Ban Nha Nacho Monreal Thay ra sau 66 phút 66'
RM 15 Anh Ainsley Maitland-Niles
CM 11 Uruguay Lucas Torreira Thay ra sau 67 phút 67'
CM 34 Thụy Sĩ Granit Xhaka
LM 31 Bosna và Hercegovina Sead Kolašinac
AM 10 Đức Mesut Özil Thay ra sau 78 phút 78'
CF 9 Pháp Alexandre Lacazette
CF 14 Gabon Pierre-Emerick Aubameyang
Dự bị:
GK 19 Đức Bernd Leno
GK 44 Bắc Macedonia Dejan Iliev
DF 12 Thụy Sĩ Stephan Lichtsteiner
DF 20 Đức Shkodran Mustafi
DF 25 Anh Carl Jenkinson
MF 4 Ai Cập Mohamed Elneny
MF 29 Pháp Matteo Guendouzi Vào sân sau 66 phút 66'
MF 59 Anh Joe Willock Vào sân sau 78 phút 78'
FW 17 Nigeria Alex Iwobi Vào sân sau 67 phút 67'
FW 23 Anh Danny Welbeck
FW 49 Anh Eddie Nketiah
FW 87 Anh Bukayo Saka
Huấn luyện viên:
Tây Ban Nha Unai Emery

Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu: Eden Hazard (Chelsea)[1]

Trợ lý trọng tài:[2] Filippo Meli (Ý) Lorenzo Manganelli (Ý) Trọng tài thứ tư:[2] Daniele Orsato (Ý) Trợ lý trọng tài video:[2] Massimiliano Irrati (Ý) Trợ lý tổ trợ lý trọng tài video:[2] Marco Guida (Ý) Szymon Marciniak (Ba Lan) Trợ lý trọng tài video bắt việt vị:[2] Paweł Sokolnicki (Ba Lan)

Luật trận đấu[33]

  • 90 phút thi đấu chính thức
  • 30 phút hiệp phụ nếu tỉ số hoà sau thời gian thi đấu chính thức
  • Loạt sút luân lưu nếu tỉ số vẫn hoà sau 30 phút hiệp phụ
  • Mỗi đội có 12 cầu thủ dự bị
  • Mỗi đội có tối đa 3 quyền thay cầu thủ, với lần thay thứ tư được áp dụng nếu trận đấu bước vào hiệp phụ

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiệp một[34]
Thống kê Chelsea Arsenal
Số bàn thắng 0 0
Tổng số cú sút 5 4
Số cú sút trúng đích 2 0
Cứu thua 0 2
Kiểm soát bóng 55% 45%
Phạt góc 3 3
Phạm lỗi 8 6
Việt vị 1 1
Thẻ vàng 0 0
Thẻ đỏ 0 0

Hiệp hai[34]
Thống kê Chelsea Arsenal
Số bàn thắng 4 1
Tổng số cú sút 9 11
Số cú sút trúng đích 6 2
Cứu thua 1 2
Kiểm soát bóng 42% 58%
Phạt góc 4 2
Phạm lỗi 6 5
Việt vị 0 2
Thẻ vàng 2 0
Thẻ đỏ 0 0

Cả trận[34]
Thống kê Chelsea Arsenal
Số bàn thắng 4 1
Tổng số cú sút 14 15
Số cú sút trúng đích 8 2
Cứu thua 1 4
Kiểm soát bóng 48% 52%
Phạt góc 7 5
Phạm lỗi 14 11
Việt vị 1 3
Thẻ vàng 2 0
Thẻ đỏ 0 0

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chung kết UEFA Champions League 2019
  • Siêu cúp châu Âu 2019

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Chelsea win the 2019 UEFA Europa League”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  2. ^ a b c d e f “Referee team appointed for UEFA Europa League final in Baku”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 13 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ a b “Full Time Summary Final – Chelsea v Arsenal” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  4. ^ a b c “Tactical Lineups – Final – Wednesday ngày 29 tháng 5 năm 2019” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  5. ^ a b “Madrid to host UEFA Champions League Final 2019”. UFEA.com. Union of European Football Associations. ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ “Champions League and Europa League changes next season”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 27 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2018.
  7. ^ “Country coefficients 2017/18”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ “UEFA Europa League Final 2019 to be played on 29 May”. UEFA. ngày 4 tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2018.
  9. ^ “Additional fine-tuning of club competition regulations for 2018/19 onwards”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 27 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018.
  10. ^ “VAR to be used in UEFA Champions League knockout phase”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 3 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2018.
  11. ^ “UEFA Executive Committee agenda for Nyon meeting”. UEFA.com. ngày 7 tháng 9 năm 2017.
  12. ^ “Baku to host 2019 UEFA Europa League final”. UEFA.com. ngày 20 tháng 9 năm 2017.
  13. ^ “Chelsea's European final pedigree”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 9 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2013.
  14. ^ a b “Match press kits (UEFA Europa League – 2018/19 season, final): Chelsea FC v Arsenal FC” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 10 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2019.
  15. ^ “Arsenal profile – History”. UEFA.com. Union of European Football Associations. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2014.
  16. ^ Armstrong, Robert (ngày 15 tháng 5 năm 1980). “Arsenal pay the penalty”. The Guardian. tr. 22.
  17. ^ Lovejoy, Joe (ngày 5 tháng 5 năm 1994). “Football / European Cup-Winners Cup: Smith's strike brings Arsenal European glory: Battling Londoners make light of the loss of Wright and Jensen”. The Independent. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2014.
  18. ^ Moore, Glenn (ngày 11 tháng 5 năm 1995). “Extraordinary Nayim strike denies Arsenal”. The Independent. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2014.
  19. ^ Barham, Albert (ngày 23 tháng 4 năm 1970). “Kennedy gives Arsenal hope”. The Guardian. tr. 31.
  20. ^ Barham, Albert (ngày 29 tháng 4 năm 1970). “Triumph for Arsenal”. The Guardian. tr. 21.
  21. ^ “Welcome Unai”. Arsenal. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2018.
  22. ^ “The Unai Emery League: Qualified through 24 consecutive rounds and will contest a fourth final”. Marca. ngày 10 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2019.
  23. ^ “Europa League final: Chelsea v Arsenal previous UEFA meetings”. UFEA.com. Union of European Football Associations. ngày 9 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2019.
  24. ^ “Chelsea: Head-to-head v Arsenal”. Soccerbase. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2019.
  25. ^ “Chelsea FC » Record against Arsenal FC”. WorldFootball.net. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2019.
  26. ^ Stokkermans, Karel (ngày 28 tháng 2 năm 2019). “UEFA Cup”. RSSSF.com. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2019.
  27. ^ “Bóng đá Anh lập kỳ tích trên đấu trường châu Âu”. Báo điện tử VnExpress. VnExpress. ngày 10 tháng 5 năm 2019.
  28. ^ a b “Has one country ever had all European finalists before?”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 9 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2019.
  29. ^ “Champions League & Europa League: English clubs make history by taking four final places”. BBC Sport. ngày 9 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2019.
  30. ^ “Premier League thống trị châu Âu với 2 trận chung kết toàn Anh”. thethao.thanhnien.vn. Thanh Niên. ngày 10 tháng 5 năm 2019.
  31. ^ “2018/19 Europa League match and draw calendar”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 9 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2018.
  32. ^ “UEFA Europa League quarter-final, semi-final and final draws”. UEFA.com.
  33. ^ “2018/19 UEFA Europa League regulations” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 10 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018.
  34. ^ a b c “Team statistics” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website chính thức
  • Chung kết 2019: Baku, UEFA.com
  • x
  • t
  • s
Cúp UEFA và UEFA Europa League
Kỷ nguyên Cúp UEFA, 1971–2009
Mùa giải
  • 1971–72
  • 1972–73
  • 1973–74
  • 1974–75
  • 1975–76
  • 1976–77
  • 1977–78
  • 1978–79
  • 1979–80
  • 1980–81
  • 1981–82
  • 1982–83
  • 1983–84
  • 1984–85
  • 1985–86
  • 1986–87
  • 1987–88
  • 1988–89
  • 1989–90
  • 1990–91
  • 1991–92
  • 1992–93
  • 1993–94
  • 1994–95
  • 1995–96
  • 1996–97
  • 1997–98
  • 1998–99
  • 1999–2000
  • 2000–01
  • 2001–02
  • 2002–03
  • 2003–04
  • 2004–05
  • 2005–06
  • 2006–07
  • 2007–08
  • 2008–09
Chung kết
Hai lượt
  • 1972
  • 1973
  • 1974
  • 1975
  • 1976
  • 1977
  • 1978
  • 1979
  • 1980
  • 1981
  • 1982
  • 1983
  • 1984
  • 1985
  • 1986
  • 1987
  • 1988
  • 1989
  • 1990
  • 1991
  • 1992
  • 1993
  • 1994
  • 1995
  • 1996
  • 1997
Một lượt
  • 1998
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2002
  • 2003
  • 2004
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2008
  • 2009
Kỷ nguyên UEFA Europa League, 2009–nay
Mùa giải
  • 2009–10
  • 2010–11
  • 2011–12
  • 2012–13
  • 2013–14
  • 2014–15
  • 2015–16
  • 2016–17
  • 2017–18
  • 2018–19
  • 2019–20
  • 2020–21
  • 2021–22
  • 2022–23
  • 2023–24
Chung kết
  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • 2013
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
  • 2019
  • 2020
  • 2021
  • 2022
  • 2023
  • 2024
  • Các trận chung kết
    • Huấn luyện viên vô địch
    • Cầu thủ vô địch
  • Kỷ lục và thống kê
    • Cầu thủ ghi bàn hàng đầu
    • Hat-trick
    • So sánh thành tích
  • Đài truyền hình
  • x
  • t
  • s
Các trận đấu của Chelsea F.C.
Chung kết Cúp FA
  • 1915
  • 1967
  • 1970
  • 1994
  • 1997
  • 2000
  • 2002
  • 2007
  • 2009
  • 2010
  • 2012
  • 2017
  • 2018
  • 2020
  • 2021
  • 2022
Chung kết Football League War Cup
  • 1945
Chung kết Cúp Liên đoàn/Cúp EFL
  • 1965
  • 1972
  • 1998
  • 2005
  • 2007
  • 2008
  • 2015
  • 2019
  • 2022
  • 2024
Siêu cúp Anh
  • 1955
  • 1970
  • 1997
  • 2000
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2009
  • 2010
  • 2012
  • 2015
  • 2017
  • 2018
Chung kết UEFA Champions League
  • 2008
  • 2012
  • 2021
Chung kết UEFA Cup Winners' Cup
  • 1971
  • 1998
Chung kết UEFA Europa League
  • 2013
  • 2019
Siêu cúp châu Âu
  • 1998
  • 2012
  • 2013
  • 2021
Chung kết FIFA Club World Cup
  • 2012
  • 2021
Chung kết Full Members Cup
  • 1986
  • 1990
Chung kết Play-off Football League
  • Second Division 1988
Các trận đấu khác
  • MLS All-Star Game 2006
  • MLS All-Star Game 2012

Từ khóa » Vô địch C2 Năm 2019