Chứng Khoán Màu Tím Là Gì? Cách đọc Màu Sắc Chứng Khoán Và Các ...

Niêm yết thông qua SPAC – Đường tắt có dễ đi?

DefiLlama DEX Meta-Aggregator là gì?

Dân chứng khoán hay nói vui với nhau rằng từ hồi chơi chứng khoán ai cũng yêu màu tím, thích sự thủy chung – Vậy chứng khoán màu tím là gì?

Hãy cùng ViMoney tìm hiểu cách đọc màu sắc bảng giá để dễ dàng tìm ra màu chứng khoán mình yêu thích nhé.

1. Chứng khoán màu tím là gì?

Chứng khoán màu tím là khái niệm chỉ màu sắc của giá trần (CE) trên bảng giá chứng khoán. Đây là mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Hiện tại, các sàn giao dịch tại Việt nam đều quy ước giá trần là màu tím.

ViMoney - Chứng khoán màu tím là gì? - Cổ phiếu bất động sản dư mua trần hàng loạt phiên sáng 12/4/2021
Chứng khoán màu tím – Cổ phiếu bất động sản dư mua trần hàng loạt phiên giao dịch sáng ngày 12/4/2021

Với mỗi sàn giao dịch khác nhau thì biên độ tăng giá của chứng khoán màu tím sẽ khác nhau:

  • HOSE (Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM): Giá chứng khoán màu tím tăng (+)7% so với giá tham chiếu.
  • HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội): Giá chứng khoán màu tím tăng (+)10% so với giá tham chiếu.
  • UPCOM (Thị trường giao dịch dành cho các công ty đại chúng chưa niêm yết, được tổ chức tại HNX): Giá chứng khoán màu tím tăng (+)15% so với giá bình quân của phiên giao dịch trước đó.

Chính vì vậy, các nhà đầu tư chứng khoán đều có xu hướng “yêu màu tím” với kỳ vọng chứng khoán mình nắm giữ tăng giá ở mức cao nhất.

2. Cách đọc màu sắc bảng giá chứng khoán

Ngoài màu tím thì các chỉ số giá khác trên bảng chứng khoán cũng có những màu sắc khác nhau. Bạn có thể xem bảng chứng khoán dưới đây:

– Giá tham chiếu (TC) hay Giá đóng cửa gần nhất – Giá vàng: Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt như cổ phiếu mới lên sàn…). Mức giá này sẽ được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Giá tham chiếu có màu vàng nên nhà đầu tư hay gọi tắt là Giá vàng. Riêng trên sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

Ví dụ trong ảnh: Cổ phiếu FRT kết phiên sáng 08/11/2021 ở mức giá tham chiếu – giá vàng

– Giá trần (Trần) hay Giá tím: Giá trần là mức giá cao nhất (mức giá kịch trần) mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá trần được thể hiện bằng màu tím.

  • Sàn HOSE: Giá trần tăng (+)7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX: Giá trần tăng (+)10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM: Giá trần tăng (+)15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Ví dụ trong ảnh: Kết phiên sáng 08/11/2021, GEX, AMD, HAG, HNG… là một trong số những chứng khoán màu tím, kết phiên với dư mua trần với khối lượng lớn.

Tại những thời điểm thị trường hưng phấn, nhà đầu tư có thể chứng kiến cảnh cả thị trường có sắc tím ngập tràn, dư mua trần hàng loạt.

– Giá xanh (xanh lá): Là mức giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không chưa đạt giá trần.

Ví dụ trong ảnh: Cổ phiếu SZC, KBC, SBT, HPG, VGT, HDC, NDN… là những cổ phiếu đang có màu xanh lá khi kết phiên sáng ngày 08/11/2021

Giá sàn (Sàn) hay Giá xanh lam (xanh nước biển): Giá sàn là mức giá thấp nhất (mức giá kịch sàn) mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá sàn được thể hiện bằng màu xanh nước biển.

  • Sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm (-)7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm (-)10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM sẽ là mức giảm (-)15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Trong những phiên giao dịch biến động mạnh, sự hoảng loạn của nhà đầu tư có thể dẫn đến tình trạng cổ phiếu dư bán sàn hàng loạt, bảng giao dịch “múa bên trăng” (trắng bên mua).

ViMoney - Chứng khoán màu tím là gì? Chứng khoán màu xanh nước biển - Cổ phiếu dư sàn hàng loạt phiên 28/01/2021
Cổ phiếu màu xanh nước biển – Nhiều cổ phiếu dư bán sàn hàng loạt phiên 28/01/2021

-Giá đỏ: Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng vẫn trên mức giá sàn. Cổ phiếu màu đỏ là những cổ phiếu đang trong xu hướng giảm giá trong phiên giao dịch.

ViMoney - Chứng khoán màu tím là gì? Chứng khoán màu đỏ trong phiên giao dịch Trung thu 21/9/2021
Chứng khoán màu đỏ – Phiên giao dịch ngày 21/9/2021 (Trung thu), rất nhiểu cổ phiếu giảm giá mạnh

3. Các chỉ số thị trường cần biết trên bảng giá chứng khoán

Bên cạnh các cột, màu sắc biểu thị chứng khoán thì nhà đầu tư cũng cần biết các chỉ số thị trường quan trọng này:

Các chỉ số thị trường

Chỉ số VN-Index: là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại HOSE (Sở GDCK Hồ Chí Minh)

Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại HNX (Sở GDCK Hà Nội)

Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên HOSE và HNX.

Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM

Bảng giá giao dịch tại thời điểm kết phiên sáng ngày 08/11/2021

Ví dụ ảnh minh họa: Các chỉ số tại thời điểm kết phiên sáng 08/11/2021

  • Đồ thị minh họa: Đồ thị VN-INDEX thể hiện diễn biến của chỉ số trong phiên
  • Tại thời điểm kết phiên sáng ngày 08/11/202, VN-Index đạt 1,464.4 điểm, tăng 7,89 điểm (tăng 0,54% so với ngày hôm trước).
  • Khối lượng cổ phiếu giao dịch là 630,179,243 cố phiếu. Giá trị giao dịch đạt 18,11.014 tỷ đồng.
  • Tổng cộng có 287 mã tăng (trong đó 24 mã trần), 44 mã tham chiếu và 163 mã giảm (trong đó 2 mã sàn).
  • Thị trường đang ở trạng thái Nghỉ trưa.

Sau khi nắm bắt các thông tin cơ bản trên bảng giá, Nhà đầu tư có thể đưa ra những nhận định sơ bộ về thị trường hiện tại: Kết phiên sáng 08/11/2021, xu hướng tăng đang lan tỏa trên thị trường, số mã tăng vượt trội so với số mã giảm, nhiều hơn cả tống số mã giảm và đứng giá.

Như vậy qua bài viết, các bạn đã hiểu vì sao từ khi chơi chứng khoán, nhà đầu tư lại ko còn yêu màu đỏ và sợ màu xanh lam, mà chỉ yêu thiên nhiên với màu xanh cây lá, thích sự thủy chung màu tím mộng mơ rồi nhỉ?

Chúc cho các nhà đầu tư luôn nắm giữ được thật nhiều những chứng khoán màu tím trong tài khoản của mình nhé!

Tags: Cách đọc bảng giáChỉ số thị trườngMàu sắc chứng khoán

Từ khóa » Tím Là Gì Trong Chứng Khoán