Chứng Khoán Mỹ Tiếp Tục Bùng Nổ, Ghi Nhận Tháng Tăng Mạnh Nhất Từ Năm 2020
Có thể bạn quan tâm
Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ 3 liên tiếp trong ngày 29/7 khi nhà đầu tư phấn khích với kết quả lợi nhuận mạnh mẽ từ các công ty công nghệ và hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ bớt quyết liệt siết chính sách trong thời gian tới.
Theo CNBC, đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones leo dốc 315,50 điểm (tương đương gần 1%) lên 32.845,13 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 1,4% lên mức 4.130,29 điểm, còn Nasdaq Composite tăng 1,9% lên 12.390,69 điểm.
Tính chung trong tuần qua, Dow Jones tăng gần 3%, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt vọt 4,3% và 4,7%.
Dow Jones vọt 6.7% trong tháng 7. S&P 500 leo dốc 9.1% trong tháng qua. Nasdaq Composite bứt phá 12.4% khi vẫn nằm trong vùng thị trường giá xuống. Cả 3 chỉ số chính đều ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 2020.
Diễn biến khởi sắc của sàn Phố Wall trong tháng 7 hoàn toàn khác biệt so với 6 tháng đầu năm khi chỉ số S&P 500 rơi vào “thị trường gấu” – thị trường đầu cơ giá xuống. Tuy nhiên, đà giảm đảo chiều khi quan ngại của nhà đầu tư về mức độ quyết liệt của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong quá trình siết chính sách tiền tệ bắt đầu suy giảm, bên cạnh đó, họ cũng cho rằng lạm phát đã chạm đỉnh.
Nhà phân tích chiến lược Ross Mayfield tại ngân hàng đầu tư Baird đánh giá nhà đầu tư đã bắt đầu thay đổi quan điểm về lạm phát cũng như kỳ vọng lạm phát sẽ hạ nhiệt, vì vậy dự đoán FED sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, báo cáo kết quả kinh doanh khả quan của các công ty Mỹ cũng hỗ trợ tích cực cho thị trường cổ phiếu.
“Kết quả lợi nhuận tích cực của doanh nghiệp đã tạo tâm lý hứng khởi đối với tài sản rủi ro, đồng thời củng cố đà leo dốc của sàn Phố Wall” - chuyên gia Mayfield nói thêm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng thị trường chưa hoàn toàn chấm dứt quan ngại liên quan đến lạm phát, cuộc xung đột Nga - Ukraine và khả năng sàn Phố Wall sẽ quay lại xu hướng giảm một lần nữa.
Trong ngày thứ Sáu, Cục Phân tích Kinh tế công bố chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân tăng 6,8% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm 2021, mức cao nhất kể từ tháng 1/1982. Đây là chỉ số được FED rất quan tâm.
Nhà phân tích Mayfield cho rằng đà tăng của các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ trong nửa cuối tháng 6 và cả tháng 7 có thể chỉ là một đợt hồi phục ngắn trong giai đoạn “thị trường gấu”. Theo ông Mayfield, “thị trường gấu” càng kéo dài thì các đợt hồi kiểu này càng xuất hiện nhiều.
Đại học Michigan cũng vừa công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng đạt 51,5 điểm trong tháng 7, cao hơn con số sơ bộ trước đó và kết quả ghi nhận trong tháng 6.
Trong phiên giao dịch này, thị trường nhận được sự hỗ trợ lớn từ kết quả kinh doanh tích cực của một số doanh nghiệp công nghệ vốn hóa lớn.
Cổ phiếu Amazon nhảy vọt gần 10,4% sau khi “ông lớn” thương mại điện tử báo cáo doanh số bán hàng cao hơn kỳ vọng trong quý trước, trong khi cổ phiếu Apple cộng 3,2% sau khi công bố doanh thu bán iPhone tốt hơn mong đợi.
Chevron và Exxon Mobil cũng công bố kết quả lợi nhuận tốt hơn dự báo trong quý trước, đưa cổ phiếu của 2 công ty này lần lượt tăng 8,9% và 4,6%.
Tuy nhiên, loạt báo cáo lợi nhuận mới nhất của các công ty có kết quả trái ngược nhau. Cổ phiếu Roku “bay” 23,1% sau khi công ty này không đạt lợi nhuận như kỳ vòng và cảnh báo về sự suy giảm của ngành quảng cáo. Cổ phiếu Intel sụt gần 8,6% sau khi công bố kết quả lợi nhuận quý II thấp hơn kỳ vọng.
Hiện tại, đã có hơn 50% số doanh nghiệp trong nhóm S&P 500 đã công bố báo cáo tình hình kinh doanh quý II với 72% trong số đó ghi nhận kết quả cao hơn dự báo.
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong tuần qua mặc dù FED công bố tăng lãi suất thêm 0,75% và GDP của Mỹ giảm liên tiếp trong hai quý liên tiếp.
Chuyên gia chiến lược đầu tư Lauren Goodwin của New York Life Investments nhận định: “Giới đầu tư hy vọng rằng tốc độ tăng trưởng chậm lại sẽ khiến FED bớt quyết liệt hơn trong kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Và kỳ vọng lãi suất tăng chậm hơn chính là động lực thúc đẩy thị trường đi lên.
Tuy nhiên, chuyên gia Goodwin cảnh báo rằng môi trường kinh tế bất ổn và quãng thời gian chờ khá dài trước khi FED có cuộc họp chính sách tiếp theo sẽ khiến cho việc dự báo định hướng chính sách tiền tệ của cơ quan này trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Từ khóa » Thị Trường Chứng Khoán Mỹ Năm 2020
-
Chứng Khoán Mỹ Có Tháng Giao Dịch Tốt Nhất Từ Năm 2020
-
Chứng Khoán Mỹ Chốt Tuần Tồi Tệ Nhất Kể Từ Năm 2020, Giá Dầu Bất ...
-
Chứng Khoán Mỹ Khép Lại Năm 2020 Với Những Mức Kỷ Lục Mới
-
Chứng Khoán Mỹ: Lo Ngại Suy Thoái, S&P 500 Lao Dốc Mạnh Nhất Từ ...
-
Dòng Vốn Vào Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu Cao Kỷ Lục Trong ...
-
Tin Tức, Bài Viết Mới Nhất Về Chứng Khoán Mỹ - CafeF
-
Tin Tức Chứng Khoán Mỹ Mới Nhất Hôm Nay Trên VnExpress
-
[PDF] Thị Trường Chứng Khoán Mỹ Có Dấu Hiệu Hồi Phục So Với Tháng Trước ...
-
Phố Wall Ghi Nhận Tháng Tăng Mạnh Nhất Kể Từ Năm 2020 | Vietstock
-
Tin Tức Thị Trường Chứng Khoán Thế Giới - Stockbiz
-
Chứng Khoán Mỹ Tăng điểm Mạnh, Hoàn Tất Tuần “xanh” đầu Tiên Kể ...
-
Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam: Điểm Sáng Trong Khu Vực
-
Thị Trường Chứng Khoán Mỹ Hôm Nay - VietnamBiz