Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì? - Trang Chủ AIS
Có thể bạn quan tâm
Định nghĩa:
Chứng khoán phái sinh là một hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào sự thay đổi của giá hoặc biến động thống kê của một thứ khác- thường được gọi là tài sản cơ sở.
Tìm hiểu thêm về chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là một hợp đồng mà giá trị của nó phụ thuộc vào một thứ khác. Chứng khoán phái sinh có thể lấy giá trị từ thay đổi của giá, các sự kiện hoặc kết quả của tài sản cơ sở. Các tài sản cơ sở phổ biến thường là cổ phiếu, trái phiếu, quỹ chỉ số, quỹ tương hỗ và hàng hóa. Chứng khoán phái sinh cũng có thể mô phỏng các chỉ số hay số liệu thống kê dựa trên các sự kiện và kết quả bên ngoài thế giới tài chính- ví dụ như thời tiết. Các sản phẩm phái sinh có thể có nhiều dạng khác nhau và phục vụ các mục đích khác nhau. Một số người thì cố gắng xác định giá tương lai của một hàng hóa ví dụ như lúa mì, nhằm hạn chế rủi ro giá tương lai có thể tăng. Một số khác thì cố gắng xác định thay đổi giá trong tương lai nhằm kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, các công cụ hoán đổi tiền tệ và lãi suất sẽ giúp làm tăng lợi thế cạnh tranh. Điều quan trọng với chứng khoán phái sinh là chúng sẽ không thể tồn tại mà không có tài sản cơ sở.
Ví dụ
Những thay đổi cực đoan của thời tiết có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty dịch vụ. Các chứng khoán phái sinh về thời tiết cho phép các công ty sở hữu các mô hình kinh doanh phụ thuộc vào điều kiện thời tiết một cách để phòng ngừa rủi ro chống lại các thay đổi cực đoan hay bất thường của thời tiết. Một số công cụ phái sinh thời tiết có giá trị từ thay đổi của nhiệt độ. Ví dụ như, một công cụ phái sinh thời tiết dựa trên nhiệt độ có thể trả cho người nắm giữ nếu nhiệt độ nằm ở trên một ngưỡng nhất định trọng một khoản thời gian, điều này có thể làm tăng giá thành của điện. Những hợp đồng như này có thể phòng ngừa rủi ro của sự biến động giá năng lượng trong những khoản thời gian mà nhiệt độ tăng
Kiến thức cần nhớ
Nếu so sánh việc giao dịch chứng khoán là đi lên các tầng cao của một tòa nhà, thì giao dịch chứng khoán phái sinh giống như đi thang máy, thay vì thang bộ với giao dịch cổ phiếu và trái phiếu truyền thống.
Chứng khoán phái sinh mang đến các nhà đầu tư cơ hội để đầu cơ và kiếm lợi nhuận cao. Tuy nhiên những cơ hội này cũng khiến các nhà đầu tư có thể lỗ nhiều hơn. Những nhà đầu tư không thích rủi ro nên lựa chọn “đi thang bộ” - giao dịch cổ phiếu truyền thống chậm nhưng chắc.
Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là những sản phẩm tài chính mà giá của chúng được đến từ một thứ khác, ví dụ như thay đổi giá của tài sản tài chính cơ sở.
Một tài sản cơ sở có thể là bất cứ thứ gì, nhưng chúng thường là cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, ngoại tệ, lãi suất và chỉ số thị trường. Tuy nhiên, các công ty cũng có thể tạo các hợp đồng phái sinh để đầu cơ các sự kiện không trực tiếp liên quan đến thị trường giao dịch nhưng có thể tạo ra ảnh hưởng tài chính lên nó, ví dụ như thời thiết hoặc chi phí vận chuyển.
Tại nước ngoài, phần lớn giao dịch của chứng khoán phái sinh được thực hiện qua sàn OTC, bên ngoài sàn niêm yết chính thống, thông qua mạng lưới môi giới. Công cụ phái sinh thường được các nhà đầu tư sử dụng để phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Những người phòng ngừa rủi ro muốn hạn chế phần rủi ro họ nhận bằng cách sử dụng phái sinh như một chính sách bảo hiểm chống lại việc thua lỗ.
Cơ hội tạo ra lợi nhuận bằng đòn bẩy khi sử dụng chứng khoán phái sinh tạo nên những nhà đầu cơ. Nhưng cả hai cách này đều cần đến những khiến thức giao dịch vì các công cụ phái sinh đều rất phức tạp.
Có những dạng hợp đồng phái sinh nào?
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai cho phép người mua (người sở hữu vị thế mở -long) và người bán (người sở hữu vị thế đóng-short) được định một mức giá ở ngày hôm nay để trao đổi tài sản trong tương lai, có thể là hàng hóa (như dầu, vàng hay lúa mì) hoặc những tài sản tài chính (như cổ phiếu, chỉ số hoặc ngoại tệ). Người mua và người bán đồng ý một mức giá cố định, khối lượng, và ngày chuyển giao hoặc ngày thanh toán trong tương lai của một tài sản cơ sở. Sau đó thì hợp đồng tương lai sẽ mô phỏng thay đổi giá của tài sản cơ sở. Hợp đồng tương lai có thể được thanh toán bằng tiền hoặc bán bất kì lúc nào bằng cách đảo ngược vị thế (mở vị thế đối ứng) trước khi hợp đồng đó hết hạn.
Hợp đồng tương lai được quản lý, chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên một sàn giao dịch hợp đồng tương lai. Để tham gia vào một vị thế của hợp đồng tương lai, bạn chỉ cần ký quỹ một phần (gọi là ký quỹ ban đầu) của tổng giá trị hợp đồng ban đầu vào tài khoản giao dịch phái sinh. Tuy nhiên, bạn luôn cần phải duy trì một lượng tiền nhất định trong tài khoản (hay còn lại là ký quỹ duy trì) để bù đắp cho thua lỗ nếu có. Có 2 đặc điểm chính của chứng khoán phái sinh khác với chứng khoán cơ sở, đó là Ký quỹ và thanh toán hằng ngày.
Hiện tại ở Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tham gia vào Hợp đồng tương lai chỉ số VN 30. Để có thể tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh, các nhà đầu tư cần trải qua các bước như sau:
- Mở tài khoản chứng khoán phái sinh: tài khoản chứng khoán phái sinh tách biệt với tài khoản chứng khoán cơ sở, do đó nếu chưa có tài khoản phái sinh bạn có thể mở tại đây.
- Nộp tiền kí quỹ ban đầu: Ký quỹ là số tiền hoặc tài sản mà nhà đầu tư nộp vào trước khi tham gia giao dịch nhằm đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Có các mức ký quỹ theo quy định như sau:
Ký quỹ ban đầu (Initial Margin-IM): là số tiền ký quỹ đối với các vị thế đang nắm giữ.
Mức ký quỹ ban đầu = Giá Hợp đồng muốn mua/bán * Hệ số nhân Hợp đồng * Số lượng Hợp đồng mua/bán * Tỷ lệ ký quỹ yêu cầu.
- Ví dụ: NĐT thực hiện mua 10 HĐTL chỉ số VN30 tại mức giá là 912. Hệ số nhân của hợp đồng là 100.000 đồng. Tỷ lệ ký quỹ là 13%. Phí giao dịch và thuế giao dịch = 0 đồng
Giá trị hợp đồng của NĐT= 912 * 10 * 100.000 = 912.000.000 VNĐ
Số tiền NĐT phải ký quỹ = 912.000.000 * 13% = 118.560.000 VNĐ
- Thực hiện giao dịch mua/bán hợp đồng tương lai chỉ số VN30
- Thanh toán bù trừ hằng ngày:
Lãi/lỗ sẽ được tính dựa theo công thức như sau:
Lãi/lỗ vị thế mở = (Giá thanh toán cuối ngày – Giá trung bình) * Hệ số nhân * Số lượng hợp đồng.
Với những hợp đồng nắm giữ qua ngày: Lãi/lỗ vị thế đã có = (Giá thanh toán cuối ngày – Giá thanh toán cuối ngày liền trước) * Hệ số nhân * Số lượng hợp đồng
- Tiếp theo của ví dụ trên: Giả sử giá HĐTL tăng lên 922 điểm. Tiền lãi nhà đầu tư được nhận như sau Lãi = (922 – 912) * 10 * 100.000 = 10.000.000 VNĐ
Tỷ suất sinh lời của chứng khoán phái sinh sẽ vượt trội nhờ tính đòn bẩy cao:
- Tỷ suất sinh lời thông thường = 10.000.000 / 912.000.000 = 1.09%
- Tỷ suất sinh lời giao dịch PS = 10.000.000 / 118.560.000 = 8.4%
- Theo dõi các tỷ lệ ký quỹ: sau khi đã sở hữu các vị thế, các nhà đầu tư nên chú ý các tỷ lệ ký quỹ:
Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ = Giá trị ký quỹ yêu cầu/Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ
Tỷ lệ sử dụng tài khoản phái sinh = Giá trị ký quỹ yêu cầu/ Giá trị tài sản ròng hợp lệ
Ngoài ra AIS sẽ quy định các mức an toàn, cảnh báo và xử lý đối với từng tỷ lệ này:
– Mức an toàn: Nhà đầu tư sẽ được giao dịch chứng khoán phái sinh tối đa cho tới khi tỷ lệ đạt mức an toàn này.
– Mức cảnh báo: Khi vượt quá mức này, AIS sẽ gọi bổ sung ký quỹ và nhà đầu tư phải nộp thêm ký quỹ hoặc đóng bớt vị thế để tỷ lệ về thấp hơn hoặc bằng mức an toàn.
– Mức xử lý: Tài khoản của nhà đầu tư sẽ bị xử lý đóng vị thế nếu vượt quá mức này.
- Hợp đồng kì hạn:
Một hợp đồng kì hạn tương tự như một hợp đồng tương lai. Tuy nhiên thì hợp đồng kì hạn không được chuẩn hóa hay được squản lý như hợp đồng tương lai và do đó chỉ được giao dịch ở trên sàn OTC giữa các nhà đầu tư tổ chức và các định chế tài chính lớn. Hợp đồng kì hạn không được giao dịch trên sàn giao dịch hợp đồng tương lai bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Và không giống như hợp đồng tương lai, những điều khoản của hợp đồng kì hạn có thể được thương lượng. Các đối tác có thể tự tạo các hợp đồng kì hạn dựa trên nhiều dạng tài sản đảm bảo hay biến số khác nhau.
- Hợp đồng quyền chọn
Một quyền chọn cho bạn quyền được mua (quyền chọn mua- call option) hoặc bán (quyền chọn bán- put option) một tài sản cơ sở ở một mức giá định trước (giá thực hiện-strike price) trong một khoảng thời gian nhất định (trước khi quyền chọn đó đáo hạn). Bạn phải trả phí (hoặc giá của quyền-premium) cho mỗi cổ phiếu để chốt mức giá thực hiện quyền. Quyền chọn khác với hợp đồng tương lai bởi vì với quyền chọn bạn có quyền mua hoặc bán nhưng không có nghĩa vụ thực hiện điều đó. Do đó, bạn chỉ thực hiện quyền nếu như bạn ở bên phía có lợi và có thể kiếm được tiền. Nếu như bạn chọn không thực hiện quyền thì bạn sẽ mất phần phí cho mỗi cổ phiếu đã trả trước đó để tham gia vào hợp đồng.
- Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi dùng để trao đổi dòng tiền hoặc các điều khoản tài chính và chúng chỉ được giao dịch trên thị trường OTC. Có rất nhiều loại hợp đồng hoán đổi khác nhau. Dưới đây là hai ví dụ phổ biến nhất:
- Hợp đồng hoán đổi lãi suất:Các công ty khác nhau sẽ vay tiền với những lãi suất khác nhau. Đôi khi những người đi vay có thể muốn hoán đổi các mức lãi suất này với nhau. Ví dụ như công ty A có một khoản vay 4 triệu $ với một lãi suất thay đổi hoặc thả nổi (lãi suất có thể thay đổi theo ngày) trong khi công ty B có một khoản vay cũng giá trị 4 triệu $ với một mức lãi suất cố định (lãi suất không thay đổi). Ngân hàng có thể tính phí hoán đổi, tính bằng một tỷ lệ phần trăm của mức lãi suất của công ty đó, để trao đổi lãi suất cho 2 công ty. Điều này có thể tạo ra những điều khoản lãi suất tốt hơn cho mỗi công ty. Trong hợp đồng hoán đổi lãi suất, chỉ duy nhất mức lãi suất được hoán đổi, phần gốc của khoản vay sẽ không được hoán đổi.
- Hợp đồng hoán đổi tiền tệ:Một hợp đồng hoán đổi tiền tệ là khi hai bên đồng ý trao đổi với nhau: cả phần gốc của khoản vay (số tiền vay ban đầu) và phần lãi bằng những ngoại tệ khác nhau. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ cho phép các công ty đầu tư vốn xuyên biên giới mà không phải chịu rủi ro về thay đổi tỷ giá hối đoái. Ví dụ như một công ty Mỹ muốn thành lập một công ty con ở Đức và một công ty Đức khác muốn đầu tư vào một dự án ở Mỹ. Hai công ty này có thể tạo một thỏa thuận để vay tại thị trường địa phương của họ và hoán đổi tiền tệ thông qua một hợp đồng hoán đổi tiền tệ với ngân hàng, điều này sẽ tốn phí bằng một tỷ lệ phần trăm nhỏ của mức lãi suất mà họ phải chịu.
Mục đích đầu tư vào chứng khoán phái sinh?
Các nhà đầu tư sử dụng các chứng khoán phái sinh để hoặc là phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ.
- Chứng khoán phái sinh có thể phòng ngừa rủi ro hay hạn chế rủi ro, vì chúng có thể bù đắp các tác động tiêu cực từ việc giá trong tương lai có thể tăng, thay đổi của lãi suất hay tỷ giá ngoại tệ hoặc kể cả khả năng mà người vay có thể vỡ nợ.
- Các nhà đầu tư có thể dùng phái sinh để đầu cơ nhằm kiếm lợi nhuận. Thị trường giao ngay (thị trường đang được giao dịch ngày hôm nay với tài sản đang giao dịch theo thời gian thực -real time) và thị trường phái sinh (thị trường liên quan đến các hợp đồng trong tương lai) có mối quan hệ dựa trên việc chênh lệnh giá (abitrage). Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá có thể xảy ra khi một nhà đầu tư mua và bán chứng khoán hoặc những sản phẩm tài chính bằng việc chênh lệch giá để kiếm lợi nhuận. Thị trường phái sinh mở ra nhiều cơ hội cho việc kinh doanh chênh lệch giá
Đâu là sự khác nhau giữa một chứng khoán thông thường và một chứng khoán phái sinh?
Rất khó để phân biệt giữa chứng khoán và chứng khoán phái sinh bởi vì mọi người thường cho rằng phái sinh cũng là một loại chứng khoán- điều này hoàn toàn đúng về mặt kĩ thuật. Cụm từ “securities - chứng khoán” đề cập đến một lượng công cụ tài chính rộng lớn.
Ưu điểm và nhược điểm của chứng khoán phái sinh
Thị trường phái sinh bao gồm nhiều loại công cụ tài chính khác nhau. Ưu điểm và nhược điểm sẽ khác nhau tùy thuộc vào các loại hình của chứng khoán phái sinh đó. Bên cạnh đó chúng cũng khác nhau giữa các công ty hay các định chế tài chính giao dịch trên thị trường OTC và các nhà đầu tư nhỏ lẻ giao dịch trên sàn niêm yết theo quy định
Dưới đây là những ưu điểm chung của chứng khoán phái sinh cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ:
Ưu điểm:
- Chứng khoán phái sinh có thể giúp phòng ngừa rủi ro nếu sử dụng để bảo đảm vị thế đối lập trong một cuộc trao đổi.
- Chứng khoán phái sinh mang tới nhiều cơ hội đầu cơ hơn (cùng với đó là nhiều rủi ro hơn).
- Mức ký quỹ của hợp đồng tương lai và quyền chọn thấp giúp tạo ra đòn bẩy lớn hơn (bạn có thể kiểm được nhiều tiền hơn, nhưng bạn cũng có thể mất nhiều hơn).
Khuyết điểm:
- Chứng khoán phái sinh có thể rất phức tạp và khó hiểu.
- Chứng khoán phái sinh có thể rất nguy hiểm trong tay của những nhà đầu tư thiết kinh nghiệm vì do sự phức tạp của nó có thể khiến các nhà đầu tư dễ dàng ra quyết định sai lầm dẫn đến thua lỗ.
- Tính đòn bẩy cao của hợp đồng tương lai và quyền chọn phái sinh có thể khiến các nhà đầu tư đối mặt với rủi ro vô hạn.
Thị trường phái sinh lớn đến mức nào?
Thị trường phái sinh toàn cầu rất khổng lồ. Một cuộc khảo sát vào năm 2019 của ngân hàng thanh toán quốc tế- Bank for International Settlements (BIS) ước tính rằng thị trường ngoại hối và thị trường phái sinh qua sàn OTC toàn cầu đã trở nên quan trọng và đa dạng hơn nhiều so với trước đây, một phần do sự gia tăng sử dụng các giao dịch điện tử và giao dịch tự động. Giao dịch điện tử giảm thiểu chi phí giao dịch và giúp mở ra thị trường giao dịch với đa dạng thành viên hơn.
Bởi vì hợp đồng phái sinh có giá trị từ những cách khác nhau tới từ tài sản cơ sở của chúng, giá trị thực tế của thị trường phái sinh rất khó để ước tính chính xác. Có hai cách tính toán nổi bật là giá trị danh nghĩa (Notional value) và giá trị tổng thị trường (Gross market value)
- Giá trị danh nghĩa:Giá trị danh nghĩa là giá trị của tài sản đảm bảo cho hợp đồng phái sinh, nhưng chúng được xem xét khác nhau giữa các loại chứng khoán phái sinh. Ví dụ như với hợp đồng tương lai, thì giá trị danh nghĩa là số lượng nhân với giá giao ngay (giá trong hợp đồng). Nhưng đối với hợp đồng hoán đổi lãi suất, giá trị danh nghĩa lại là số tiền gốc hay số tiền sử dụng để tính các khoảng lãi suất. Theo báo cáo của BIS thì giá trị danh nghĩa toàn cầu của các chứng khoán phái sinh trên OTC là 640 tỷ $ vào năm 2019.
- Tổng giá trị thị trường:Tổng giá trị thị trường cộng tất cả các giá trị tuyệt đối của các công cụ phái sinh OTC, cả dương và âm, theo giá trị thị trường tính theo ngày được báo cáo. Theo BIS, tổng giá trị thị trường của các công cụ phái sinh OTC là $ 12,6T vào năm 2019.
Hãy nhớ rằng giao dịch quyền chọn có rủi ro đáng kể và nó không phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư - và một số chiến lược quyền chọn phức tạp nhất định thậm chí còn mang thêm rủi ro. Các nhà đầu tư nên tìm hiểu thêm về những rủi ro liên quan đến giao dịch quyền chọn và cân nhắc kỹ lưỡng các mục tiêu đầu tư và rủi ro trước khi lựa chọn giao dịch.
Lưu ý rằng, tại nước ngoài, các công cụ phái sinh cũng rất phức tạp vì vậy cần tìm hiểu sâu trước khi đầu tư. Giao dịch phái sinh không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, nó bao gồm tính đòn bẩy cao và có thể dẫn đễn những khoản thua lỗ lớn.
Ngược lại, tại Việt Nam, Hợp đồng tương chỉ số VN30, là sản phẩm chứng khoán phái sinh niêm yết đang được nhiều nhà đầu tư cá nhân quan tâm và lựa chọn. Vì nhìn theo cách nào đó, thì việc phỏng đoán sự biến động của chỉ số VN30, lại dễ tiếp cận hơn tìm kiếm 1 mã cổ phiếu (chứng khoán cơ sở) để đầu tư.
2020-11-03 15:24:00 7727 viewedTừ khóa » Ví Dụ Phái Sinh
-
Giao Dịch Và Thanh Toán Lãi Lỗ - TCBS
-
Ví Dụ Về Chứng Khoán Phái Sinh - Thịnh Vượng Tài Chính
-
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU - SSI
-
Các Loại Hàng Hóa Phái Sinh Và Ví Dụ
-
[PDF] Tổng Quan Về Chứng Khoán Phái Sinh - BSC
-
Phái Sinh (tài Chính) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tài Chính Phái Sinh Là Gì? Công Cụ, Thị Trường Tài Chính Phái Sinh?
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Chứng Khoán Phái Sinh - VNDIRECT
-
Chứng Khoán Phái Sinh - KBSV
-
Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì? Phân Loại Chứng Khoán Phái Sinh
-
[PDF] HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VPS
-
Ví Dụ Về Các Loại Chứng Khoán Phái Sinh Trên Thị Trường Chứng ...
-
Chuyên đề 27: CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG ...
-
Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì? Những Kiến Thức Quan Trọng Cần Biết