Chứng Minh 3 điểm Thẳng Hàng Lớp 11 Hay Nhất - Toploigiai
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp chứng minh 3 điểm thẳng hàng
Để chứng minh ba điểm (hay nhiều điểm) thẳng hàng ta chứng minh chúng là điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt, khi đó chúng nằm trên đường thẳng giao tuyến của hai mặt phẳng nên thẳng hàng.
Bài tập minh họa
Bài 1: Cho hình bình hành ABCD . S là điểm không thuộc (ABCD) ,M và N lần lượt là trung điểm của đoạn AB và SC .
1. Xác định giao điểm I = AN ∩ (SBD)
2. Xác định giao điểm J = MN ∩(SBD)
3. Chứng minh I , J , B thẳng hàng
Bài giải
1. Xác định giao điểm I = AN ∩ (SBD)
- Chọn mp phụ (SAC) ⊃ AN
- Tìm giao tuyến của (SAC ) và (SBD)
( SAC) ∩ (SBD) = SO
- Trong (SAC), gọi I = AN ∩ SO, I ∈ AN
I ∈ SO mà SO ∈ ( SBD) → I ∈ ( SBD)
Vậy: I = AN ∩ ( SBD)
2. Xác định giao điểm J = MN ∩ (SBD)
- Chọn mp phụ (SMC) ∩ MN
- Tìm giao tuyến của (SMC ) và (SBD)
S là điểm chung của (SMC ) và (SBD)
Trong (ABCD) , gọi E = MC ∩ BD
→ ( SAC) ∩ (SBD) = SE
- Trong (SMC), gọi J = MN ∩ SE , J∈ MN
J∈ SE mà SE ∈ ( SBD) → J ∈ ( SBD)
Vậy J = MN ∩( SBD)
3. Chứng minh I , J , B thẳng hàng
Ta có : B là điểm chung của (ANB) và ( SBD)
- I ∈ SO mà SO ∈ ( SBD) → I ∈ ( SBD)
- I ∈ AN mà AN∈ (ANB) → I ∈ (ANB)
→ I là điểm chung của (ANB) và ( SBD)
- J ∈ SE mà SE ∈ ( SBD) → J ∈ ( SBD)
- J ∈ MN mà MN ∈ (ANB) → J ∈ (ANB)
→ J là điểm chung của (ANB) và ( SBD)
Vậy : B, I, J thẳng hàng
Bài 2: Cho tứ giác ABCD và S ∉ (ABCD). Gọi I , J là hai điểm trên AD và SB , AD cắt BC tại O và OJ cắt SC tại M .
1. Tìm giao điểm K = IJ và (SAC)
2. Xác định giao điểm L = DJ và (SAC)
3. Chứng minh A ,K ,L ,M thẳng hàng
Bài giải
1. Tìm giao điểm K = IJ ∩ (SAC)
- Chọn mp phụ (SIB) ⊃ IJ
- Tìm giao tuyến của (SIB ) và (SAC)
S là điểm chung của (SIB ) và (SAC)
Trong (ABCD) , gọi E = AC ∩ BI
→ (SIB) ∩ ( SAC) = SE
Trong (SIB), gọi K = IJ ∩ SE
K ∈ IJ
K ∈ SE mà SE⊂ (SAC ) → K ∈ (SAC)
Vậy: K = IJ ∩ ( SAC)
2. Xác định giao điểm L = DJ ∩ (SAC)
- Chọn mp phụ (SBD) ⊃ DJ
- Tìm giao tuyến của (SBD ) và (SAC)
S là điểm chung của (SBD ) và (SAC)
Trong (ABCD) , gọi F = AC ∩ BD
→ (SBD) ∩ ( SAC) = SF
- Trong (SBD), gọi L = DJ ∩ SF
L ∈ DJ
L ∈ SF mà SF ⊂ (SAC ) → L ∈ (SAC)
Vậy : L = DJ ∩ ( SAC)
3. Chứng minh A ,K ,L ,M thẳng hàng
Ta có: A là điểm chung của (SAC) và ( AJO)
- K ∈ IJ mà IJ ⊂ (AJO) → K ∈(AJO)
- K ∈SE mà SE⊂ (SAC ) → K ∈ (SAC )
→ K là điểm chung của (SAC) và ( AJO)
- L ∈ DJ mà DJ ⊂ (AJO) → L ∈ (AJO)
- L ∈ SF mà SF ⊂ (SAC ) → L ∈ (SAC )
→ L là điểm chung của (SAC) và (AJO)
- M ∈ JO mà JO ⊂ (AJO) → M ∈ (AJO)
- M ∈SC mà SC ⊂(SAC ) → M ∈ (SAC )
→ M là điểm chung của (SAC) và ( AJO)
Vậy : A ,K ,L ,M thẳng hàng
Bài 3: Cho tứ diện SABC.Gọi L, M, N lần lượt là các điểm trên các cạnh SA, SB và AC sao cho LM không song song với AB, LN không song song với SC.
1. Tìm giao tuyến của mp (LMN) và (ABC)
2. Tìm giao điểm I = BC ∩( LMN) và J = SC ∩ ( LMN)
3. Chứng minh M , I , J thẳng hàng
Bài giải
1. Tìm giao tuyến của mp (LMN) và (ABC)
Ta có : N là điểm chung của (LMN) và (ABC)
Trong (SAB) , LM không song song với AB
Gọi K = AB ∩ LM
K ∈ LM mà LM ⊂ (LMN ) → K ∈ (LMN )
K ∈ AB mà AB ⊂ ( ABC) → K ∈(ABC)
2. Tìm giao điểm I = BC ∩ ( LMN)
- Chọn mp phụ (ABC) ∩ BC
- Tìm giao tuyến của (ABC ) và (LMN)
→ (ABC) ∩ ( LMN) = NK
- Trong (ABC), gọi I = NK ∩ BC
I ∈ BC
I ∈ NK mà NK ⊂ (LMN ) → I ∈ (LMN)
Vậy : I = BC ∩ ( LMN)
Tìm giao điểm J = SC ∩ ( LMN)
- Trong (SAC), LN không song song với SC
gọi J = LN ∩ SC
J ∈ SC
J∈ LN mà LN ⊂ (LMN ) → J ∈ (LMN)
Vậy : J = SC ∩ ( LMN)
3. Chứng minh M , I , J thẳng hàng
Ta có : M, I, J là điểm chung của (LMN) và ( SBC)
Vậy : M, I, J thẳng hàng
Bài 4: Cho tứ giác ABCD và S ∉ (ABCD). Gọi M , N là hai điểm trên BC và SD.
1. Tìm giao điểm I = BN ∩ ( SAC)
2. Tìm giao điểm J = MN ∩ ( SAC)
3. Chứng minh C , I , J thẳng hàng
Bài giải
1. Tìm giao điểm I = BN ∩( SAC)
- Chọn mp phụ (SBD) ∩ BN
- Tìm giao tuyến của (SBD ) và (SAC)
Trong (ABCD), gọi O = AC ∩ BD
→ (SBD) ∩ ( SAC) = SO
- Trong (SBD), gọi I = BN ∩ SO
I ∈ BN
I ∈ SO mà SO ⊂ (SAC ) → I ∈ (SAC)
Vậy : I = BN ∩ ( SAC)
2. Tìm giao điểm J = MN ∩ ( SAC):
- Chọn mp phụ (SMD) ∩ MN
- Tìm giao tuyến của (SMD ) và (SAC)
Trong (ABCD), gọi K = AC ∩ DM
→ (SMD) ∩ ( SAC) = SK
- Trong (SMD), gọi J = MN ∩ SK
J ∈ MN
J ∈ SK mà SK ⊂ (SAC ) → J ∈ (SAC)
Vậy : J = MN ∩ ( SAC)
3. Chứng minh C , I , J thẳng hàng:
Ta có: C, I, J là điểm chung của (BCN ) và (SAC)
Vậy : C, I , J thẳng hàng
Bài tập 5: Cho hình chóp S.ABCD, M là một điểm trên cạnh BC, N là một điểm trên cạnh SD.
a) Tìm giao điểm I của BN và (SAC) và giao điểm J của MN và (SAC).
b) DM cắt AC tại K. Chứng minh S, K, J thẳng hàng.
c) Xác định thiết diện của hình chóp S.ABCD với mặt phẳng (BCN).
Lời giải chi tiết
a) Gọi O là giao điểm AC và BD.
Trong mp(SBD), BN cắt SO tại đâu đó chính là điểm I.
Trong mp(ABCD), DM giao AC tại E.
Trong mp(SDM), SE∩MN=J .
b) Dễ thấy 3 điểm S, K, J đều thuộc 2 mặt phẳng là (SAC) và (SDM) nên 3 điểm S, K, J thuộc giao tuyến của 2 mặt phẳng trên hay chúng thẳng hàng.
c) Trong mp(SAC), kẻ CI giao SA tại O.
Từ đó thiết diện tạo bởi mp(BNC) với hình chóp từ tứ giác BCNP.
Bài tập áp dụng
Bài tập 1: Cho tứ diện SABC. Trên các cạnh SA, SB, SC lần lượt lấy các điểm D, E, F sao cho DE cắt AB kéo dài tại I, EF cắt BC kéo dài tại J, FD cắt CA kéo dài tại K. Chứng minh rằng 3 điểm I ,J ,K thẳng hàng.
Bài tập 2: Cho hình chóp SABCD. Gọi I, J là hai điểm trên cạnh AD, SB
a). Tìm các giao điểm K, L của IJ và DJ với (SAC)
b). AD cắt BC tại O; OJ cắt SC tại M. Chứng minh A, K, L, M thẳng hang
Từ khóa » Dj ôn điềm điềm
-
SWEETIEvn - Ôn Điềm Điềm 温甜甜Tiya「1st」- Vietnam Fanpage
-
DJ Ôn Điềm Điềm - Tuyệt Tình Bắc Kinh | Facebook
-
DJ Ôn Điềm Điềm - Pinterest
-
Nữ Dj Trung Quốc (ôn điềm điềm) - YouTube
-
Lại Tiếp Tục Là Chị đây Ôn Điềm Điềm (dj Sweetie) /in China. - YouTube
-
TỔNG HỢP VIDEO TRÊN TIKTOK - Nữ Dj Xinh Nhất China Hiện Nay P2
-
Ôn Tập Toán ứng Dụng Trong Kinh Doanh Dj - Dạng 1 - StuDocu
-
Ngắm Hình Xăm Cá Tính Của Nữ DJ Queena Nổi Tiếng Xứ Đài
-
Bí Quyết Làm Bài Thi Môn Hóa đạt điểm Cao - Flat World
-
điểm Bảng G World Cup 2022 Mới Nhất
-
ôn Tập Về Khái Niệm Phân Số Lớp 5 - Hệ Thống Dịch Vụ Công Trực Tuyến