Chứng Minh Bài Thơ Khi Con Tu Hú Là Tiếng Gọi Của Tự Do - Hoc247

a)Nhan đề bài thơ:

+ Nhan đề bài thơ rất lạ, bởi lẽ nhan đề của một tác phẩm thường thế hiện một tư tương - Bàn luận về phép học, một nồi niềm - Nhớ rừng, một địa danh, ông đồ - một nhân vật hoặc một sự vật - Chiếc lá. Nhan đề của bài thơ lại là một thời điểm, một thời gian do một cụm trạng ngữ đảm nhiệm khi con tu hú nó được tách ra từ bôn tiếng cua dòng thơ đầu.

+ Nhan đề không chi gợi lên thời gian mà còn gợi lên tâm trạng của con người nỗi lòng của con người khi nghe tiếng chim kêu.

b)Tóm tắt bài thơ bằng cảu văn có cụm từ mở dầu là khi con tu hú:

Khi con tu hú kêu là mùa hè xôn xao thức dậy: lúa chín trái cây ngọt, tiếng ve ngân, bắp vàng, diều bay lưng trời và nó càng thôi thúc niềm khát khao tự do của người chiến sĩ.

c)Lí do tác động:

+ Tiếng chim tu hú kêu là biểu tượng cho mùa hè đã đến, thời gian đang trôi dần, đối lập với thời gian trong tù lãng phí.

+ Tiếng chim còn là biểu tượng cho cuộc sống tốt đẹp tự do ở bên ngoài trong lúc tác giả lại đang bị giam cầm trong sự tù túng bức bối ngột ngạt, mất tự do.

2.Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?

+ Bức tranh mùa hè: Bức tranh mùa hè được miêu tả trong sáu câu thơ đầu là một bức tranh tươi đẹp rực rỡ, tràn ngập màu sắc và rộn ràng âm thanh.

-Âm thanh:

•Tiếng chim tu hú gọi bầy, đây không phải là một tiếng chim đơn lẻ mà cả đàn chim cất tiếng gọi nhau rộn rã, tưng bừng cả vòm cây.

•Tiếng ve râm ran ngân vang cả khu vườn.

•Tiếng diều sáo vang lừng cả không trung.

=> Những âm thanh rộn ràng, náo nức bản tình ca mùa hè thật say đắm.

-Màu sắc:

•Cả không gian được bao phu bởi màu vàng trùng điệp: màu vàng của lúa, màu vàng của trái chín, màu vàng của bắp.

•Màu hồng lung linh của nắng.

•Màu xanh cua bầu trời.

=> Những màu sắc rực rờ tươi tắn chứa đầy sức sống mãnh liệt.

-Hình ảnh:

•Cánh đồng lúa chín vàng rực, bắp vàng đầy sân.

•Trái cây chín mọng ngoài vườn.

•Đôi con diều sáo nhào lộn không trung.

=> Những hình ảnh thể hiện sự ấm no trù phú của làng quê khi mùa hè đến, ngào ngạt hương vị, khoáng đãng tự do.

+ Sự cảm nhận: Bức tranh mùa hè này được tác giả tái hiện lại bằng trí tưởng tượng phong phú mãnh liệt, bằng nỗi nhớ tha thiết, bằng sự khát khao tự do; khát khao cuộc sống bên ngoài của một tâm hồn người chiến sĩ đang ở trong hoàn cảnh tù đày của bốn bức tường giam chật chội.

3.Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiêng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và cuối rất khác nhau, vì sao?

+ Tâm trạng người chiến sĩ:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

-Tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù nhịp thơ thay đổi thay vì 4/4 và 2/2/2 chuyến thành 6/2 (Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi) và 3/3 (Ngột làm sao/ chết uất thôi). Người chiên sĩ như muốn phá tung tất cả, muốn đạp tan phòng, muốn “phá củi sổ lồng” mà ra, uất ức đến đau khố đã bật lên thành tiếng kêu thương hè ôi! chết uất thôi.

-Đằng sau tâm trạng uất ức ấy là niềm khát khao tự do mảnh liệt đang thiêu đốt trong lòng nhà thơ, muốn thoát khỏi cảnh tù đày đế trở về hoạt động cách mạng.

+ Sự khác nhau cua tiếng chim tu hú: mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú, khép lại bài thơ cũng tiếng chim ấy nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú mỗi lần mỗi khác nhau vì:

-Tiếng tu hú mở đầu bài thơ là gọi hè xôn xao, náo nức, rộn ràng là biểu hiện của sự cảm nhận về thiên nhiên tươi đẹp, tiếng gọi bầy họp bạn.

-Tiếng tu hú kết thúc bài thơ thể hiện sự hối thúc bức bối, niềm khát khao tự do cháy bỏng. Từ tiếng gọi bầy họp bạn trở thành tiếng kêu giục giã trong lòng người.

4.Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nối bật ở những điểm nào?

Cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm sau đây:

+ Sự tương phản giữa hai bức tranh: bức tranh thiên nhiên bên ngoài tươi đẹp, rực rỡ vừa rộn ràng âm thanh vừa rực rỡ màu sắc lại vừa khoáng đãng tự do. Bức tranh bên trong nhà tù thì bức bối, ngột ngạt, tù túng. Thế giới tù tội và thế giới tự do được đặt cạnh nhau tạo sự tương phản gay gắt dữ dội.

+ Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim, và mỗi lẩn maní một ý nghĩa khác nhau.

+ Sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc đậm đà tính dân tộc.

+ Ngôn ngữ thơ tự nhiên diễn đạt một cách chân thực tâm trạng cùa tác giả.

Từ khóa » Tiếng Tu Hú Kêu Ran Ran