Chứng Minh Hai điểm đối Xứng Qua Một điểm Hay, Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Với Chứng minh hai điểm đối xứng qua một điểm hay, chi tiết môn Toán lớp 8 phần Hình học sẽ giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức từ đó biết cách làm các dạng bài tập Toán lớp 8 Chương 1: Tứ giác để đạt điểm cao trong các bài thi môn Toán 8.
A. Phương pháp giải
Sử dụng định nghĩa, tính chất của phép đối xứng tâm.
1. Định nghĩa
a) Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
Quy ước: Điểm đối xứng với O qua điểm O chính là điểm O.
b) Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại. Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.
2. Các tính chất thừa nhận
Tính chất 1: Nếu các điểm A và A’, B và B’, C và C’ đối xứng với nhau qua điểm O trong đó C nằm giữa A và B thì C’ nằm giữa A’ và B’.
Tính chất này cho phép ta vẽ hai hình đối xứng với nhau qua một điểm.
Tính chất 2: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là điểm đối xứng với D qua điểm A và F là điểm đối xứng với D qua điểm C. Chứng minh rằng điểm E đối xứng với điểm F qua điểm B.
Giải
Vẽ các điểm E và F sao cho: A là trung điểm của DE hay DA = AE (1); C là trung điểm của DF hay DC = CF (2) thì E đối xứng với D qua A và F đối xứng với D qua C.
Vì ABCD là hình bình hành nên AD//BC
⇒AE//BC (3) và DA = BC (4)
Từ (1), (4) suy ra AE = BC. (5)
Từ (3) và (5) ta có tứ giác ACBE có hai cạnh đối song song và bằng nhau nên là hình bình hành.
Áp dụng định nghĩa và tính chất về cạnh vào hình bình hành ACBE, ta được:
AC//BE và AC = BE. (6)
Chứng minh tương tự, ta được tứ giác ACFB là hình bình hành nên
AC//BF và AC = BF. (7)
Từ (6), (7) suy ra E, B, F thẳng hàng và BE = BF do đó B là trung điểm của EF hay E đối xứng với F qua B.
Ví dụ 2. Cho góc vuông xOy, điểm A nằm trong góc đó. Gọi B là điểm đối xứng với A qua Ox, C là điểm đối xứng với A qua Oy. Chứng minh rằng điểm B đối xứng với điểm C qua O.
Giải
Vẽ , vẽ hai điểm B, C sao cho H, K lần lượt là trung điểm của AB, AC thì B đối xứng với A qua Ox, C đối xứng với A qua Oy. Vì
đối xứng với O qua Ox, Oy.Áp dụng tính chất của phép đối xứng trục, ta có:
Từ (1) và (2) suy ra O là trung điểm của đoạn BC nên B đối xứng với C qua O.
Ví dụ 3. Cho ΔABC, các đường trung tuyến BD, CE. Gọi H là điểm đối xứng với C qua E, K là điểm đối xứng với B qua D. Chứng minh rằng điểm H đối xứng với điểm K qua điểm A.
Giải
Từ giả thiết BD, CE là các đường trung tuyến ta có D, E là trung điểm của AC, AB và giả thiết H đối xứng với C qua E, K đối xứng với B qua D ta lại có D, E lần lượt là trung điểm của BK, CH.
Do đó các tứ giác ACBH, ABCK là các hình bình hành (do hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường)
Áp dụng định nghĩa, tính chất và cạnh vào hai hình bình hành trên, ta được:
Điều này chứng tỏ A là trung điểm của HK. Vậy H đối xứng với K qua A.
Ví dụ 4. Cho ΔABC , trung tuyến BD. Gọi E đối xứng với B qua A, I đối xứng với B qua D, F đối xứng với B qua C. Chứng minh rằng E đối xứng với F qua I.
Giải
Từ giả thiết ta có A, D, C lần lượt là trung điểm của BE, BI, BF nên AD, DC thứ tự là đường trung bình của hai tam giác BEI và BIF.
Áp dụng định lí đường trung bình vào hai tam giác trên và giả thiết BD là trung tuyến vào tam giác ABC, ta được:
⇒E, I, F thẳng hàng và EI = IF.
Điều này chứng tỏ I là trung điểm của EF hay E đối xứng với F qua I.
Ví dụ 5. Cho tam giác ABC. Gọi D là điểm đối xứng với B qua A, E là điểm đối xứng với C qua A. Lấy các điểm I, K theo thứ tự thuộc các đoạn thẳng DE, BC sao cho DI = BK. Chứng minh rằng K đối xứng với I qua A.
Giải
Xét tam giác ADE và ABC có:
+ AB = AD (vì D đối xứng với B qua A)
+ (đối đỉnh)
+ AE = AC (vì E đối xứng với C qua A)
Nên (c-g-c), suy ra
Xét tam giác ADI và ABK có:
+ AD = AB (vì D đối xứng với B qua A)
+ (cmt)
+ DI = BK (gt)
Nên mà B, A, D thẳng hàng nên K, A, I thẳng hàng.
Lại có IA = AK (do
) nên điểm K đối xứng với I qua A.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1051
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Hai điểm A Và B đối Xứng Nhau Qua C Nếu
-
Hai điểm A Và B Gọi Là đối Xứng Với Nhau Qua điểm O Nếu
-
Hai điểm Gọi Là đối Xứng Với Nhau Qua điểm O Nếu O Là Trung điểm ...
-
Lý Thuyết đối Xứng Tâm, Hai điểm Gọi Là đối Xứng Với Nhau Qua điểm ...
-
Câu Hỏi Cho Hai điểm A Và B đối Xứng Với Nhau Qua đường Thẳng D
-
Thế Nào Là Hai điểm đối Xứng Với Nhau Qua Một điểm?
-
Toán 8 Chương 1 Bài 8: Đối Xứng Tâm - Học Hỏi Net
-
Điền Từ Thích Hợp Vào Chỗ Trống: Hai điểm (M,N ) Gọi Là đối Xứng
-
Lý Thuyết đối Xứng Qua Một điểm, đối Xứng Qua Tâm
-
Tìm Tọa độ Hai điểm A Và B Thuộc (P) Sao Cho A đối Xứng Với B Qua ...
-
Hãy Chọn Câu Sai: A. Điểm đối Xứng Với điểm M Qua M Cũng Chính Là ...
-
Hai điểm A Và B đối Xứng Nhau Qua C Thì - TopList #Tag - Thả Rông
-
Toán Lớp 8 Nâng Cao - 11. Đối Xứng Trục - đối Xứng Tâml
-
Top 27 Hai điểm A Và B đối Xứng Nhau Qua đường Thẳng D Khi 2022
-
Chứng Minh Hai điểm đối Xứng Qua Một điểm Hay, Chi Tiết - Haylamdo