Chứng Minh Nhân Dân Bị Mờ ảnh Có Chứng Thực được Không?
Có thể bạn quan tâm
Khi bạn cần làm một số thủ tục hành chính có bắt buộc phải có bản sao giấy chứng minh nhân dân, nhưng khi đó phần ảnh chứng minh nhân dân của bạn lại bị mờ. Liệu rằng chứng minh nhân dân đó của bạn có được các cơ quan có thẩm quyền chứng thực hay không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ:
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
- Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA hợp nhất Nghị định về Chứng minh nhân dân do Bộ Công an ban hành;
- Thông tư 07/2016/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
Nội dung tư vấn:
1. Chứng minh nhân dân là gì?
Căn cứ tại Điều 1 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA thì Chứng minh nhân dân được quy định như sau:
Điều 1. Chứng minh nhân dân
Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA cũng có quy định chi tiết hình dáng, kích thước, nội dung của chứng minh dân nhân như sau:
Điều 2. Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc[3]; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.
Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng; [4] ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu.
Như vậy, chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm riêng, lai lịch của người được cấp, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân là một nội dung không thể thiếu của Chứng minh nhân dân.
2. Chứng minh nhân dân bị mờ ảnh có chứng thực được không?
Theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao, cụ thể như sau:
Điều 22. Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao
1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, tại điểm b Khoản 1 Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA cũng có quy định như sau:
Điều 15. Thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân
Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau:
1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số
b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.
Tóm lại, theo Thông tư 07/2016/TT-BCA chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét là chứng minh nhân có phần ảnh, số chứng minh nhân dân và chữ còn rõ nét. Theo đó, phần ảnh của chứng minh bị mờ, bị nhòe thì được xem là chứng minh nhân dân bị hư hỏng. Như vậy, chứng minh nhân dân bị mờ ảnh sẽ không được sử dụng làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính.
3. Thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân:
Khi chứng minh nhân dân bị hư hỏng cần làm thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân, nếu ở 16 tỉnh, thành đã thực hiện cấp căn cước công dân thì sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân, các tỉnh còn lại sẽ vẫn được cấp chứng minh nhân dân 9 số. Theo đó, thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân gồm các bước sau đây:
Bước 1: Viết đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú
Bước 2: Tại cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy chứng minh nhân dân:
- Xuất trình hộ khẩu thường trú;
- Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
- Chụp ảnh;
- In vân tay hai ngón trỏ;
- Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
- Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng.
- Nộp lệ phí
Bước 3:
Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan Công an phải làm xong chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân như sau:
- Tại thành phố, thị xã là không 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc;
- Các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Từ khóa » Cmnd Bị Hư Hình
-
Chứng Minh Nhân Dân Bị Mờ ảnh Có được Chứng Thực Không?
-
Hình CMND Bị Nhòe Có Còn Giá Trị Sử Dụng Không?
-
Thủ Tục Cấp Lại Chứng Minh Nhân Dân, Cước Công Dân Bị Mất Năm ...
-
Cấp đổi Chứng Minh Nhân Dân Khi Chứng Minh Bị Nhòe, Rách?
-
Chứng Minh Thư (CMND) Bị Cấm Sử Dụng Trong Những Trường Hợp ...
-
Chứng Minh Nhân Dân Bị Mờ Có Chứng Thực được Không?
-
CMND Bị Mờ Số, Nhoè ảnh Có đi Máy Bay được Không ? - Tân Phi Vân
-
Hình CMND Bị Mờ Thì Có được đăng Ký Thi Bằng Lái Không?
-
Chứng Minh Thư Bị Mờ Có Phải Làm Lại Không - WIKI LUẬT
-
Thủ Tục Cấp đổi Chứng Minh Thư Nhân Dân Bị Hư Hỏng
-
Hỏi Về Việc Xin Xác Nhận Số Chứng Minh Nhân Dân Cũ - Bộ Công An
-
Khi Nào Bị Cấm Dùng Chứng Minh Nhân Dân? - VOV
-
Làm Thẻ Căn Cước Có Bị Thu Hồi Chứng Minh Nhân Dân Không