Chứng Nhận FSC Tại Việt Nam - Crs Vina

Chứng nhận FSC tại Việt Nam

  • 1 Chứng nhận FSC là gì?
  • 2 Các loại chứng nhận FSC
    • 2.1 Chứng nhận FSC – FM
    • 2.2 Chứng nhận FSC – CoC
    • 2.3 Chứng nhận FSC – CW
  • 3 Đối tượng cần có chứng nhận FSC
  • 4 10 nguyên tắc chính của tiêu chuần FSC – CoC
  • 5 Quy trình chứng nhận FSC tại Việt Nam
  • 6 Chứng chỉ FSC
  • 7 Trung tâm chứng nhận FSC tại Việt Nam

Chứng nhận FSC là chứng chỉ rừng do tổ chức FSC xây dựng và thiết lập dựa trên một hệ thống tiêu chuẩn nhằm đảm bảo việc quản lý rừng cân bằng với các yếu tố môi trường lẫn kinh tế – xã hội. Chứng nhận FSC mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp quản lý rừng hay các nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng. Có được chứng nhận FSC, doanh nghiệp của bạn sẽ tạo được sự tin cậy của khách hàng, sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. CRS VINA là đơn vị tư vấn, xây dựng, đào tạo, cấp chứng nhận FSC tại Việt Nam.

fsc fsc

Chứng nhận FSC là gì?

FSC là từ viết tắt của Forest Stewardship Council – một tổ chức phi chính phủ với mục tiêu phát triển và quản lý rừng bền vững trên toàn thế giới. Tổ chức FSC đề ra những biện pháp kiểm soát việc quản lý rừng trên thế giời phù hợp với môi trường, và có lợi ích cho xã hội, đạt hiệu quả kinh tế.

Chứng nhận FSC là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận FSC có thẩm quyền thực hiện. Là chứng nhận được xác nhận bởi tổ chức FSC đối với cơ sở có phạm vi được đánh giá đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn FSC gồm 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí. Chứng nhận này được dùng cho các nhà quản lý rừng và các nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng với mục tiêu phát triển và quản lý rừng bên vững thông qua việc khai thác, chế biến, sử dụng các sản phẩm từ rừng.

Các doanh nghiệp được cấp chứng nhận FSC là chứng minh được với đối tác, khách hàng của mình rằng họ tuân thủ các tiêu chuẩn FSC trên toàn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp.

Các loại chứng nhận FSC

tu van chung nhan fsc hinh8 tu van chung nhan fsc hinh8

Chứng nhận FSC – FM

FSC – FM là viết tắt của FSC – Forest Managenment làchứng nhận quản lý rừng. Chứng nhận này cấp cho một hoặc các khu rừng được xác định đã tuân thủ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn về môi trường, cộng đồng và xã hội, kinh tế.

Chứng nhận FSC – CoC

FSC – CoC hay là FSC – Chain of Certificate là chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm từ rừng. Chứng nhận này cấp cho các đơn vị, tổ chức đã chứng minh được các sản phẩm gỗ giao dịch từ các nguồn gốc đã được cấp chứng nhận, các sản phẩm này có thể sử dụng nhã FSC và dấu chứng nhận của Tổ chức chứng nhận (bên thứ 3).

Chứng nhận FSC – CW

FSC – CW hay là FSC – Control Wood Certificate là chứng nhận nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC dành cho các đơn vị, doanh nghiệp quản lý rừng hoặc sản xuất sản phẩm dựa trên nguồn gỗ rừng theo tiêu chuẩn FSC.

Đối tượng cần có chứng nhận FSC

Bất cứ một doanh nghiệp, công ty, tổ chức nào khi tham gia vào quá trình chế biến hoặc chuyển đổi các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng đều cần được chứng nhận FSC. Các đối tượng cụ thể được chia thành 3 nhóm:

Các nhà quản lý rừng: doanh nghiệp, công ty, người dân địa phương tham gia vào quá trình trồng và khai thác rừng.

Những người mua – bán các sản phẩm gỗ rừng: những đơn vị, tổ chức có phát sinh hoạt động mua bán gỗ có nguồn gốc từ rừng.

Những doanh nghiệp, đơn vị sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu gỗ rừng: các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm như hàng nội thất, ngoại thất, giấy,…sử dụng nguyên liệu từ gỗ rừng.

Các đơn vị, tổ chức chuyên phân phối các sản phẩm từ gỗ.

10 nguyên tắc chính của tiêu chuần FSC – CoC

chung chi fsc 2 chung chi fsc 2

Nguyên tắc 1: tuân theo pháp luật Việt Nam và các nguyên tắc của tổ chức FSC.

Hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành của nước sở tại áp dụng tại từng nước. Tôn trọng các hiệp ước, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia, tuân thủ mọi nguyên tắc và tiêu chí của tổ chức FSC.

Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất

Quyền sử dụng đất, tài nguyên rừng dài hạn phải được xác định rõ và được pháp luật công nhận.

Nguyên tắc 3: các quyền của người bản địa

Các quyền hợp pháp và truyền thống của người bản địa về sở hữu, sử dụng và quản lý đất, tài nguyên được công nhận và tôn trọng.

Nguyên tắc 4: các quan hệ cộng đồng và các quyền của công nhân lâm nghiệp.

Các hoạt động quản lý rừng sẽ duy trì hoặc cải thiện vị thế kinh tế – xã hội của công nhân lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.

Nguyên tắc 5: các lợi ích từ việc trồng rừng và khai thác rừng

Thực hành quản lý rừng sẽ khuyến khích sử dụng hiệu quả các loại lâm sản, các dịch vụ rừng nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế và các lợi ích to lớn về môi trường và xã hội.

Nguyên tắc 6: tác động về môi tường từ sự khai thác và chế biến sản phẩm gỗ.

Hoạt động quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó về nguồn nước, tài nguyên đất, hệ sinh thái độc đáo, dễ tổn thương, sinh cảnh, và giúp duy trì chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng.

Nguyên tắc 7: kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai.

Cần tiến hành hoạt động giám sát sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng để nắm bắt được điều kiện của rừng, sản lượng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.

Nguyên tắc 8: giám sát và đánh giá

Cần tiến hành hoạt động giám sát sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng để nắm bắt được điều kiện của rừng, sản lượng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.

Nguyên tắc 9: duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.

Cần tiến hành hoạt động giám sát sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng để nắm bắt được điều kiện của rừng, sản lượng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.

Nguyên tắc 10: các khu trồng rừng.

Rừng trồng cần phải được quy hoạch và quản lý theo nguyên tắc từ 1 đến 9 và các nguyên tắc đi kèm cũng như nguyên tắc 10 và các tiêu chí kèm theo. Rừng trồng không những có thể đem lại rất nhiều lợi ích, góp phần đáp ứng nhu cầu về sản phẩm lâm nghiệp của thế giới mà còn làm cho hoạt động quản lý thêm phần đa dạng, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, phát huy, khôi phục và bảo tồn rừng tự nhiên.

Quy trình chứng nhận FSC tại Việt Nam

Trao đổi thông tin doanh nghiệp và tiêu chuẩn FSC.

Ký hợp đồng, báo giá tư vấn và hợp đồng đánh giá chứng nhận.

Thực hiện xây dựng tiêu chuẩn FSC trong doanh nghiệp.

Đánh giá thử.

Đánh giá chứng nhận.

Thẩm xét hồ sơ

Cấp chứng nhận khi hoàn thiện đánh giá.

Đánh giá giám sát.

Tái chứng nhận

fsc1 fsc1

Chứng chỉ FSC

Chứng chỉ FSC được cấp bởi tổ chức chứng nhận có thẩm quyền sau khi doanh nghiệp hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có).

Giấy chứng nhận FSC hợp lệ có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp và được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.

Trung tâm chứng nhận FSC tại Việt Nam

CRS VINA là một trong những đơn vị được chỉ định thực hiện chứng nhận FSC tại Việt Nam.

Đội ngũ chuyên gia được đào tạo và chuyên môn cao.

Chi phí hợp lý, tối ưu.

Chứng chỉ do CRS VINA cấp được thừa nhận và công nhận quốc tế.

Quý doanh nghiệp muốn đăng ký tư vấn chứng nhận FSC tại Việt Nam, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: http://moitruongcrsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

📌 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

📌 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

📌 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

📌 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Posted by Công ty Môi Trường Và Chứng nhận Crs Vina & filed under CHỨNG NHẬN.

Từ khóa » Chứng Chỉ Fsc