Chứng Nhận UL Mark Cho Sản Phẩm điện Tử Vào Thị Trường Mỹ...
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn bạn đã từng thấy logo “UL” được in trên một số vật dụng, thiết bị trong nhà hoặc nơi làm việc. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc UL là ký hiệu gì hay không? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc cho bạn.
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN UL LÀ GÌ?
UL là viết tắt của cụm từ “Underwriters Laboratory”, là tên viết tắt của tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm. UL được thành lập vào năm 1894 bởi một kỹ sư điện tên là William Henry Merrill, sau trận hỏa hoạn lớn tại Hội chợ Thế giới Chicago năm 1893. UL có trụ sở tại Northbrook, IIIinois, Hoa Kỳ.
Tổ chức UL ký kết Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc, duy trì Mười Nguyên tắc Kinh doanh Có trách nhiệm và cam kết thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Tổ chức phi lợi nhuận này cũng là một trong những trung tâm được Cơ quan liên Bang OSHA của Mỹ chấp nhận kết quả kiểm nghiệm như một tổ chức chính thức của nhà nước. UL duy trì hoạt động của mình thông qua các khoản tài trợ, cấp phép tài liệu và chứng nhận sản phẩm bởi UL LLC – công ty liên kết của UL qua website UL.com.
Theo cách hiểu như vậy thì tổ chức UL cũng giống như tổ chức CE. Tính đến nay UL có khách hàng ở 113 quốc gia. Hơn 1 tỷ người tiêu dùng ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ nhận được thông tin an toàn từ UL qua việc đánh giá 97.237 sản phẩm. Hiện nay tổ chức chứng nhận UL có 159 phòng thí nghiệm cung cấp chứng nhận trên toàn cầu với 10.842 nhân viên. Các văn phòng đại diện của UL có mặt ở tại 46 quốc gia và 230 địa điểm. Từ khi thành lập cho tới nay, UL đã phát triển hơn 1.500 tiêu chuẩn (tiêu chuẩn đầu tiên được xuất bản vào năm 1903)
Tổ chức chứng nhận UL có các nhiệm vụ chính sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn để đo lường hiệu suất, xác nhận an toàn, sức khỏe, môi trường và tính bền vững
- Cung cấp dịch vụ thử nghiệm, giám định, kiểm tra, chứng nhận, giám sát chất lượng sản phẩm và vật liệu liên quan có thể gây nguy hiểm tới cuộc sống hoặc tài sản
- Giải quyết các rủi ro cho người tiêu dùng Mỹ, Canada cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới
- Từ đó tư vấn cho các nhà sản xuất, phân phối, quản lý, các công ty dịch vụ và người tiêu dùng
- Lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn
CHỨNG NHẬN UL LÀ GÌ?
Chứng nhận UL là quá trình tổ chức UL kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị, sản phẩm. Nếu một thiết bị nào có tên trong danh mục UL-listed có nghĩa là thiết bị đó đã được tổ chức UL kiểm tra và xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn của UL. Dấu hiệu UL được gắn trên các sản phẩm có nghĩa là tổ chức UL đã kiểm tra và chứng nhận cho sản phẩm đó.
Khi một sản phẩm được UL đánh giá là an toàn và đạt chuẩn thì sản phẩm đó sẽ được cấp chứng chỉ UL hay còn gọi là giấy chứng nhận UL. Đây là chứng nhận đạt chuẩn được toàn thế giới công nhận. Hiện nay có hơn 20 loại chứng chỉ UL được cấp cho nhiều đối tượng khác nhau.
ĐỐI TƯỢNG CỦA CHỨNG NHẬN UL LÀ GÌ?
Tổ chức UL thực hiện chứng nhận cho các sản phẩm thuộc các lĩnh vực sau:
- Ô tô và động cơ
- Kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng
- Hóa chất và vật liệu
- Pin, năng lượng, thiết bị năng lượng, điện
- Máy móc và thiết bị công nghiệp
- Điện tử dân dụng, công nghệ truyền thông và thông tin
- Các nguyên liệu thành phần
- Thiết bị chiếu sáng
- Hàng tiêu dùng đóng gói
- Chất tẩy rửa gia dụng và công nghiệp
- Ắc quy
- Đồ nội thất
- Đồ chơi và sản phẩm cho trẻ em
- Hệ thống nước và hệ thống ống nước
- Data và cáp
PHÂN LOẠI CHỨNG NHẬN UL
Tổ chức chứng nhận UL cung cấp các dịch vụ toàn diện bao gồm:
- Chứng nhận cơ sở: Với tư cách là nhà lãnh đạo khoa học an toàn toàn cầu, UL có khả năng đánh giá xem hoạt động của doanh nghiệp có tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn chăm sóc sức khỏe hiện hành hay không. UL xem xét các kế hoạch, thực hiện đánh giá tại chỗ để xác minh sự tuân thủ các quy tắc, tiến hành kiểm tra các vấn đề an toàn quan trọng, đánh giá hiệu suất sản phẩm và cấu kiện xây dựng. Những dịch vụ chứng nhận cơ sở của UL bao gồm các dịch vụ an ninh kỹ thuật số, an toàn thực phẩm, đánh giá nhà cung cấp, kiểm tra thiết bị và dụng cụ y tế.
- Chứng nhận nhân sự: UL trao quyền cho các học viên bằng cách cấp chứng chỉ cần thiết để họ có thể thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả. Tiêu chí đánh giá dựa trên bộ kỹ năng được ngành công nghiệp chấp nhận cùng với tiêu chuẩn hóa mà các công ty và người tiêu dùng có thể tin tưởng.
- Chứng nhận quy trình: Đây là loại chứng nhận đảm bảo quy trình kinh doanh của một tổ chức đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu hiện hành. UL sẽ giúp doanh nghiệp xác định và thu hẹp các lỗ hổng quy định, xác minh sự tuân thủ và duy trì các phương pháp hay nhất trong tổ chức và mạng lưới giá trị của bạn.
- Chứng nhận sản phẩm: Chứng nhận này chứng minh rằng sản phẩm của bạn đã được kiểm tra theo các tiêu chuẩn hiện hành. Trên cơ sở đó đưa sản phẩm của bạn ra thị trường hiệu quả hơn
- Chứng nhận hệ thống: Các sản phẩm hoặc quy trình riêng lẻ có thể hoạt động chính xác khi được thử nghiệm riêng lẻ, nhưng việc kết hợp chúng lại với nhau có thể gây ra những thách thức không mong muốn. UL giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ danh tiếng thương hiệu bằng cách đánh giá tập hợp các sản phẩm và quy trình, cả riêng lẻ và tập hợp, để xác định và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra.
Trong đó, chứng nhận sản phẩm là loại chứng nhận được áp dụng phổ biến nhất.
LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN UL
Khách hàng luôn có nhu cầu sử dụng những thiết bị an toàn nhưng không phải ai cũng hiểu biết về kỹ thuật để phân biệt được đâu là sản phẩm tốt. Vì vậy, rất nhiều người dựa vào các tem dán hoặc logo chứng nhận từ các tổ chức uy tín trên sản phẩm để đánh giá chất lượng, nhãn dán UL chính là một trong những chứng nhận uy tín được công nhận trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn UL đại diện cho phương pháp luận khoa học và chuyên môn thử nghiệm tốt nhất, kết hợp với ý kiến đóng góp từ các chuyên gia và các bên liên quan - từ ngành công nghiệp đến học viện, cơ quan quản lý đến nhà bán lẻ, nhà sản xuất và cả người tiêu dùng - thông qua quy trình phát triển tiêu chuẩn dựa trên sự đồng thuận. Do vậy nếu một mặt hàng đạt chứng nhận UL thì đó là minh chứng rõ nhất cho chất lượng, tính bền vững và an toàn của hàng hóa đó. Nếu một hàng hóa nằm trong Danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn của UL thì có thể nhận định sản phẩm đó không có nguy cơ hoặc có rủi ro nhưng rủi ro có thể lường trước được một cách hợp lý.
Các chuyên gia trong ngành cũng luôn khuyến nghị người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có nhãn dán UL để đảm bảo an toàn, đặc biệt là với sản phẩm điện, điện tử. Chứng nhận UL sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút khách hàng bởi người tiêu dùng thường yên tâm hơn khi lựa chọn những mặt hàng có tem UL. Đồng thời, với chứng chỉ UL, việc đưa sản phẩm thâm nhập vào những thị trường lớn nhưng khó tính cũng rất thuận lợi, giúp sản phẩm có đủ sức cạnh tranh với các hàng hóa cùng loại khác trên thị trường. Thạc sĩ Trịnh Anh Nguyên, giảng viên chính trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh nhận định: “UL là một bên thứ ba, hoạt động đánh giá của họ được tiến hành không vì lợi ích của tổ chức, cũng không vì lợi ích tài chính đối với sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng có thể tin tưởng con dấu do UL phê duyệt là hoàn toàn khách quan, không chịu bất kỳ tác động nào từ phía nhà sản xuất, và là danh mục thật sự uy tín”.
Là một hiệp hội khoa học an toàn toàn cầu, để đảm bảo các sản phẩm được phê duyệt luôn đạt chuẩn, UL liên tục thử nghiệm sản phẩm đó sau khi liệt kê chúng vào Danh mục an toàn. Theo thời gian, các nhà sản xuất có sản phẩm nằm trong Danh mục sẽ được UL tiến hành kiểm tra và đánh giá lại mà không thông báo trước. Nếu sản phẩm không duy trì được các tiêu chuẩn an toàn của UL thì sản phẩm đó sẽ bị loại ra khỏi danh mục. Có nghĩa là nếu sản phẩm đã được chứng nhận UL nhưng không duy trì được chất lượng thì sẽ bị thu hồi chứng nhận. Nếu điều này xảy ra thì niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm cũng như công ty sản xuất ra sản phẩm đó sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Đánh mất lòng tin của khách hàng có thể gây ra các thiệt hại vô cùng to lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, các đơn vị cần luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình để duy trì được chứng nhận UL trong suốt quá trình kinh doanh.
Mặc dù không có quy định nào bắt buộc sản phẩm khi lưu hành trên thị trường phải có chứng nhận UL nhưng trên thực tế, tại những quốc gia như Mỹ và Canada, đa số các nhà bán lẻ sẽ không phân phối các sản phẩm không được chứng nhận UL. Họ sẽ chỉ bán những sản phẩm được niêm yết UL để tránh các vấn đề trách nhiệm về pháp lý trong trường hợp có sự cố xảy ra. Vì vậy mà sở hữu chứng nhận UL rất quan trọng nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang những thị trường này. Mặt khác, cũng không có yêu cầu bắt buộc về UL khi nhập khẩu sản phẩm từ thị trường nước ngoài vào. Tuy nhiên những nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng vì vậy cách tốt nhất là lựa chọn những sản phẩm được UL công nhận. Có thể thấy dù không bắt buộc về mặt pháp lý nhưng chứng nhận UL vẫn rất cần thiết trong hoạt động xuất – nhập khẩu.
Tổ chức chứng nhận UL sử dụng các quy trình khoa học chính xác kết hợp với những nguyên tắc đạo đức cao nhất để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Đạt được chứng nhận UL là rất quan trọng vì nó thể hiện năng lực của nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ. Được UL công nhận sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế phát triển và mở rộng hợp tác kinh doanh hơn.
Mặc dù việc chứng nhận sản phẩm có thể tốn kém, nhưng sự an toàn của con người phải luôn được ưu tiên hàng đầu. An toàn có thể tạo ra lòng trung thành với thương hiệu và là yếu tố then chốt trong thành công lâu dài của một doanh nghiệp. Vì vậy mà chứng nhận UL là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững.
CHỨNG NHẬN UL TẠI VIỆT NAM
Tổ chức chứng nhận UL có quan hệ hợp tác về tiêu chuẩn với các cơ quản tiêu chuẩn ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, được thiết lập thông qua MOU (Biên bản ghi nhớ) với mục đích:
- Thúc đẩy giao lưu giữa các tổ chức liên quan
- Thúc đẩy sự hợp tác và học hỏi liên tục giữa các tổ chức và hệ thống
- Tránh trùng lặp khi phát triển tiêu chuẩn
- Tăng cường hiểu biết về các hoạt động phát triển tiêu chuẩn và hệ thống / quy trình giữa các bên
- Nỗ lực làm hài hòa để các tiêu chuẩn không có sự xung đột với nhau
- Khuyến kích sự tham gia của các bên liên quan vào các hoạt động phát triển tiêu chuẩn của nhau
- Làm việc cùng nhau để tăng cường xây dựng các tiêu chuẩn an toàn hiệu quả
- Cung cấp khả năng xem xét các yêu cầu an toàn giữa các bên trong việc xây dựng tiêu chuẩn
Tại Việt Nam, Tổ chức chứng nhận UL hợp tác với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) và Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (ISMQ). Ở nước ta, ký hiệu UL thường xuất hiện trên các sản phẩm nhập khẩu chất lượng và trên một số mặt hàng của một vài thương hiệu cao cấp trong nước. Thực tế, chưa có nhiều sản phẩm Việt Nam đạt chứng nhận UL, sản phẩm đầu tiên được cấp chứng chỉ UL tại Việt Nam là nệm Kyndan (năm 2015). Nệm Kymdan được UL xét nghiệm và xác nhận làm từ 100% cao su thiên nhiên (isoprene foam), không có kim loại nặng và đạt chuẩn chất lượng theo Đạo luật Cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) của bang California, Mỹ.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN UL
Bước 1: Đăng ký chứng nhận UL
Doanh nghiệp vào trang chủ của UL và ấn vào mục liên hệ với chúng tôi. Tại đây bạn sẽ tìm thấy các liên kết tới thông tin và biểu mẫu liên quan tới việc đăng ký chứng nhận UL.
Bước 2: Gửi mẫu sản phẩm
Doanh nghiệp gửi mẫu sản phẩm cần chứng nhận theo hướng dẫn của tổ chức UL. Tất cả chi phí xử lý và vận chuyển do đơn vị gửi mẫu sản phẩm thanh toán. Phải đảm bảo mẫu vật được đóng gói cẩn thận để không bị hư hỏng, biến dạng trong quá trình vận chuyển
Bước 3: Đánh giá độ an toàn
Sau khi nhận được mẫu sản phẩm của doanh nghiệp, Tổ chức chứng nhận UL sẽ tiến hành đánh giá độ an toàn của sản phẩm. Quá trình này được thực hiện thông qua những cuộc thử nghiệm được thiết kế để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) và Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA). Doanh nghiệp phải thanh toán tất cả chi phí thử nghiệm.
Bước 4: Cấp chứng chỉ UL
Sau khi sản phẩm được UL xác minh là an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn thì tổ chức UL sẽ cấp chứng chỉ UL cho doanh nghiệp. Sở hữu giấy chứng nhận UL đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được phép sử dụng biểu tượng UL trên sản phẩm đã qua thử nghiệm.
Bước 5: Đánh giá giám sát
Tổ chức UL sẽ kiểm tra sản phẩm đột xuất trong thời gian tiếp theo để đảm bảo hàng hóa của doanh nghiệp duy trì tuân thủ các tiêu chuẩn của UL. Nếu phát hiện vi phạm, chứng chỉ UL của doanh nghiệp sẽ bị thu hồi lại.
Nếu còn thấy vướng mắc về quy trình chứng nhận UL, doanh nghiệp có thể liên hệ với các tổ chức tư vấn UL để được hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể.
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Mã Số Chứng Nhận UL
- Thông tin liên hệ làm chứng nhận UL: Công ty TNHH Chứng Nhận KNA
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Chi Nhánh: Tầng 2, tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
- Tell: 093.2211.786 – 02438.268.222
- Email: salesmanager@knacert.com Website: www.knacert.com.vn
✅⭐ Dịch vụ trọn gói | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Dịch vụ chuyên nghiệp | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Nhận chứng chỉ hợp pháp | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |
Từ khóa » Chứng Chỉ Ul Là Gì
-
Tiêu Chuẩn UL Là Gì? Tại Sao Nên Mua Sản Phẩm đạt Chuẩn UL?
-
Tiêu Chuẩn UL Là Gì? - Ánh Hào
-
CHỨNG CHỈ UL LÀ GÌ? DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN THEO TIÊU ...
-
Tiêu Chuẩn UL Là Gì Và Tại Sao Nó Lại Quan Trọng
-
Tiêu Chuẩn UL Là Gì? Áp Dụng Cho Lĩnh Vực Nào Và Cách Kiểm Tra Mã ...
-
Tiêu Chuẩn UL Là Gì ? - Vietnamtnt - Báo Cháy
-
Tiêu Chuẩn UL Là Gì? - Honeywell
-
Làm Sao để Có Dấu CE, UL, FCC? - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
Chứng Chỉ UL Là Gì? - KHÓA THẺ TỪ KHÁCH SẠN EZIBEE
-
Tiêu Chuẩn UL Là Gì? Cách Nhận Biết Thông Số Trên Dây Cáp Mạng
-
Tư Vấn Chứng Nhận UL Marking Cấp Dấu Chứng Nhận UL Cho Sản ...
-
Tầm Quan Trọng Của Chứng Nhận UL - Nhân Sinh Phúc
-
Dịch Vụ Kiểm định, Chứng Nhận Và Tư Vấn Của UL Solutions Dành ...
-
Tiêu Chuẩn UL FM Là Gì? Tại Sao Máy Bơm Lại Cần Giám định ...