Chứng Rối Loạn ám ảnh Sợ Hãi - Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Ám ảnh sợ hãi là một rối loạn lo âu thường gặp. Người bệnh tỏ ra quá sợ hãi trước một sự vật hoặc sự việc bình thường và nỗi sợ hãi, lo lắng này kéo dài, khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng.
1. Bệnh ám ảnh sợ hãi là gì
2. Triệu chứng của bệnh ám ảnh sợ hãi
- Khi nào nên đi khám bác sĩ
3. Tác hại của bệnh ám ảnh sợ hãi
4. Nguyên nhân gây ra ám ảnh sợ hãi
- Yếu tố nguy cơ gây bệnh ám ảnh sợ hãi
5. Biến chứng của bệnh ám ảnh sợ hãi
6. Điều trị bệnh ám ảnh sợ hãi
7. Bác sĩ điều trị
8. Chia sẻ của bệnh nhân
1. Bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi là gì?
Chứng ám ảnh sợ hãi (gọi tắt là Phobia) là sự sợ hãi quá mức trước các sự vật hoặc sự việc rất bình thường và gần như vô hại. Không giống như những lo lắng thoáng qua khi phát biểu trước đám đông hay làm bài kiểm tra, những cơn lo lắng này thường kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến thể chất, tâm thần, và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập.
Đây là một rối loạn lo âu thường gặp và không nhất thiết phải điều trị. Nhưng nếu bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn thì một số liệu pháp tâm lý có thể có ích, giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ hoàn toàn.
>>>Để biết thêm về bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể tham khảo tại BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi
Chứng ám ảnh sợ hãi có rất nhiều loại và người bệnh thường chỉ sợ hãi một sự vật hay sự việc cụ thể mà ít khi sợ nhiều hơn. Bệnh có thể đi kèm với các rối loạn lo âu khác.
Những nỗi sợ hãi thường gặp nhất là:
- Tình huống: như máy bay, không gian kín hoặc đi học
- Thiên nhiên: như sợ bão hoặc sợ độ cao
- Động vật hoặc côn trùng: như chó hoặc nhện
- Sợ máu, tiêm chích hoặc chấn thương, chẳng hạn như kim tiêm, tai nạn hoặc thủ tục y tế
- Một số khác ví dụ như nghẹt thở, nôn ói, tiếng ồn hoặc chú hề
Ứng với mỗi nỗi sợ hãi sẽ có thuật ngữ riêng, những thuật ngữ thường gặp như là chứng sợ độ cao, sợ không gian kín.
Bất kể là nỗi sợ gì thì triệu chứng luôn là:
- Ngay lập tức cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi tiếp xúc hoặc thậm chí chỉ là nghĩ về sự vật, sự việc đó
- Nhận thức được nỗi sợ là vô lý nhưng không thể kiểm soát được.
- Mức độ lo lắng gia tăng khi sự vật, sự việc đó ở càng gần và tiếp xúc càng lâu
- Tránh né hoặc chịu đựng nỗi sợ
- Khó khăn hoạt động bình thường vì sợ
- Triệu chứng cường giao cảm: bao gồm đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, đau ngực hoặc khó thở
- Buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu khi thấy máu hoặc tai nạn
- Với trẻ em, có thể biểu hiện cáu giận, khóc lóc, bám víu lấy ngươi nhà và từ chối lại gần thứ khiến trẻ sợ
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi nỗi sợ hãi ngày càng lớn ảnh hưởng tới cuộc sống hoặc xuất hiện những rối loạn tâm thầnkhác, bạn nên đi khám bác sĩ để có các phương án điều trị thích hợp.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
⌨ CHAT FACEBOOK
Tư vấn qua CHAT ZALO
===
3. Tác hại của bệnh ám ảnh sợ hãi
Ai cũng có nỗi sợ hãi với một việc nào đó, tuy nhiên khi bạn không kiểm soát được sự sợ hãi của mình thì đó trở thành một vấn đề lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn.
Chứng ám ảnh sợ hãi gây ra cho người bệnh những ám ảnh về một sự vật, sự việc nào đó, nỗi sợ hãi này kéo dài khiến cho bệnh nhân gặp phải những trở ngại tâm lý, dần trở nên khép kín, rối loạn về cảm xúc, có thể dẫn đến việc mắc bệnh trầm cảm và trường hợp xấu nhất là tự tử.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi
Phần lớn vẫn chưa rõ về nguyên nhân thực sự gây nên bệnh ám ảnh sợ hãi tuy nhiên nguyên nhân có thể bao gồm:
- Trải nghiệm tiêu cực: Nhiều nỗi sợ là kết quả của một trải nghiệm tiêu cực hoặc cuộc hoảng loạn tinh thần liên quan đến một đối tượng hoặc tình huống cụ thể.
- Di truyền và môi trường: Có thể có mối liên hệ giữa việc bố mẹ bị các ám ảnh và lo âu với việc con cái dễ bị chứng ám ảnh sợ hãi, do di truyền hay do bắt chước hành vi.
- Chức năng não: Sự thay đổi chức năng não cũng có thể góp phần dẫn đến chứng ám ảnh sợ hãi.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Tuổi: Bệnh khởi phát lần đầu ở tuổi thơ ấu, thường là 10 tuổi, và có thể tái phát ở những năm sau đó của cuộc đời.
- Người thân: Nếu có người thân bị bệnh hoặc mắc chứng rối loạn lo âu khác, bạn cũng tăng nguy cơ mắc bệnh. Đây có thể là một xu hướng di truyền, hoặc trẻ em có thể vô tình học được thông qua quan sát gọi là bắt chước hành vi.
- Tính khí: Nguy cơ gia tăng trên những người quá nhạy cảm, bị ức chế tinh thần quá mức hoặc suy nghĩ quá tiêu cực.
- Trải nghiệm tiêu cực: Trải qua một sự kiện gây chấn động tinh thần, như bị mắc kẹt trong thang máy hoặc bị tấn công bởi thú vật, có thể khởi phát chứng ám ảnh sợ hãi .
- Nghe những thông tin hoặc trải nghiệm tiêu cực: chẳng hạn như tai nạn máy bay, cũng góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Biến chứng của bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi
Dù không quá nghiêm trọng, nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của người bệnh.
- Cô lập xã hội. Tránh những thứ gây sợ hãi có thể gây khó khăn trong các mối quan hệ xã hội. Trẻ em bị chứng bệnh này có thể gặp khó khăn trong học tập, bị tách biệt khỏi bạn bè, dễ mắc chứng trầm cảm
- Rối loạn cảm xúc: Những người mắc các chứng bệnh rối loạn lo âu nói chung thường dễ bị trầm cảm
- Lạm dụng chất kích thích. Khi bệnh đã trở nặng, người bệnh thường tìm đến ma túy hoặc bia rượu để giải tỏa căng thẳng
- Tự tử. Một số ít cá nhân có thể thực hiện hành vi tự sát.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
6. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi
Điều trị tốt nhất bằng các liệu pháp tâm lý. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị thêm các phương pháp hoặc thuốc khác. Việc tìm hiểu nguyên nhân thường không quan trọng mà chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi tránh né đã phát triển theo thời gian.
Mục tiêu là cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp quản lý và kiểm soát tốt hơn phản ứng, suy nghĩ và cảm xúc.
Tâm lý trị liệu
Nói chuyện với chuyên gia về sức khoẻ tâm thần để được tư vấn và hỗ trợ. Liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Liệu pháp tiếp xúc: tập trung vào việc thay đổi phản ứng với đối tượng hoặc sự việc gây sợ hãi. Việc tiếp xúc dần và từ từ tăng mức độ giúp người bệnh kiểm soát được nỗi sợ của mình. Ví dụ, khi sợ thang máy, liệu pháp sẽ là cho bệnh nhân tiến triển từ đơn giản là nghĩ đến việc đi vào thang máy, nhìn vào thang máy, đến đi và bước vào thang máy.
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là sự kết hợp giữa liệu pháp tiếp xúc với các liệu pháp khác nhằm tìm cách đối phó với đối tượng hoặc tình huống gây sợ hãi. Bằng cách thay đổi quan điểm về sự vật gây sợ hãi từ đó học cách làm chủ bản thân.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thuốc
Liệu pháp tâm lý giúp điều trị triệt để bệnh. Tuy nhiên, phối hợp thêm thuốc giúp làm giảm các triệu chứng hoảng sợ và kích động.
Thuốc có thể được sử dụng ngay từ ban đầu ( thuốc phòng ngừa) hoặc sử dụng ngắn hạn trong các tình huống cụ thể (thuốc cắt cơn), như bay trên máy bay, phát biểu trước đám đông
- Thuốc ức chế thụ thể beta: Các thuốc này ngăn chặn các tác động kích thích của adrenaline, như tăng nhịp tim, huyết áp tăng, nói lắp và co giật
- Thuốc an thần: Nhóm thuốc này giúp giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng và thư giãn cho người bệnh, thận trọng khi sử dụng vì dễ gây nghiện và nên tránh nếu có tiền sử nghiện rượu hoặc ma túy.
Nếu bạn cảm thấy những nỗi sợ hãi đang dần kiểm soát và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị. Đặt khám các bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại: 1900 1246.
Từ khóa » Nỗi Sợ Bị ám ảnh
-
Các Rối Loạn ám ảnh Sợ đặc Hiệu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ám ảnh Sợ Xã Hội - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ám ảnh Sợ Hãi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Hiểu Về Nỗi Sợ Hãi Và ám ảnh | Vinmec
-
Ám ảnh Sợ Hãi - Hello Bacsi
-
Rối Loạn ám ảnh Sợ Chuyên Biệt: Khi Nào Nỗi Sợ Trở Thành Bệnh Lý?
-
Chứng ám ảnh Sợ Xã Hội - Tuổi Trẻ Online
-
Thế Nào Là Bệnh Rối Loạn Lo âu ám ảnh Sợ? - BookingCare
-
Chứng Bệnh Rối Loạn Lo âu ám ảnh Sợ - Trầm Cảm
-
Hội Chứng Sợ Bị đơn độc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ám ảnh Sợ Xã Hội - Bệnh Viện Tâm Thần Hà Nội
-
16 Hội Chứng Sợ Hãi Kì Lạ, Liệu Bạn Có Mắc? - Báo Lao Động
-
Rối Loạn Lo âu: Nguyên Nhân Chẩn đoán Bệnh Và Phương Pháp điều Trị
-
Rối Loạn Hoảng Sợ: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Hướng điều Trị