Chúng Ta Biết Gì Về Các Tuyến Nước Bọt? - YouMed

Nội dung bài viết

  • Giới thiệu về các tuyến nước bọt (TNB)
  • Các tuyến nước bọt
  • Cấu trúc mô học TNB
  • Một số rối loạn ở TNB

Như chúng ta đã biết, nước bọt là một dịch lỏng được tiết vào khoang miệng. Nó mang nhiều chức năng quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của chúng ta như: bôi trơn, tiêu hóa, kháng khuẩn, đệm, điều chỉnh hormone và cảm giác vị giác. Nó chứa 99,5% nước và phần còn lại là chất điện giải, chất nhầy, glycoprotein, enzyme và các hợp chất kháng khuẩn. Vậy nước bọt được tiết ra từ đâu? Theo dõi bài viết sau của Bác sĩ Phan Văn Giáo để tìm hiểu về các tuyến nước bọt.

Giới thiệu về các tuyến nước bọt (TNB)

Tuyến nước bọt là các tuyến ngoại tiết. Chúng nằm ở nhiều vị trí khác nhau với kích thước khác nhau. Ngoài ra, chúng còn được phân loại dựa trên bản chất của nước bọt mà chúng bài tiết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cấu trúc cũng như cơ chế hoạt động của các tuyến nước bọt nhé!

Chúng ta có tất cả 3 cặp TNB chính: tuyến mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi. Ngoài ra còn có rất nhiều TNB phụ rải rác trong miệng ở môi, má, lưỡi 2/3 trước. Các tuyến chính có kích thước lớn hơn nhiều. Chúng là một tập hợp các mô ngoại tiết, tiết ra nước bọt vào các ống dẫn thay vì hoạt động riêng lẻ. Do đó, chúng tạo ra một lượng nước bọt lớn hơn nhiều so với các tuyến nhỏ.

Vai trò chính của các tuyến nhỏ là bôi trơn khoang miệng và giúp tạo độ ẩm cho miệng. Trong khi các tuyến chính có vai trò tiết nước bọt tham gia vào quá trình tiêu hóa và bảo vệ.

Giải phẫu tuyến nước bọt
Giải phẫu tuyến nước bọt

Phân loại TNB theo chế tiết

Có hai loại nước bọt chính được tiết ra từ các TNB. Chúng gồm dạng thanh dịch và dạng nhầy. Tuyến dưới hàm tiết ra cả hai loại theo tỉ lệ 3:2 tương ứng với thanh dịch và nhầy. Tuyến mang tai là tuyến duy nhất tiết ra nước bọt hoàn toàn thanh dịch. Trong khi tuyến dưới lưỡi và TNB nhỏ tiết ra chủ yếu là dạng nhầy.

Lượng nước bọt hằng ngày các TNB chế tiết 

Tổng sản lượng nước bọt hằng ngày ở người trưởng thành là 1 – 1,5 lít. Trong đó, các tuyến chính tiết ra khoảng 150 – 1.300 ml nước bọt mỗi ngày (trung bình 345 ml). Lượng và độ nhầy của nước bọt tùy thuộc vào nhiều yếu tố: cơ học, hóa học, thần kinh.

Các TNB phụ chế tiết khoảng 10% tổng khối lượng nước bọt. Trong đó có đến 70% là dịch nhầy. Các TNB phụ tiết liên tục với lượng nhỏ. Chúng có vai trò quan trọng trong bảo vệ và duy trì độ ẩm niêm mạc miệng. Nhất là trong lúc ngủ khi các TNB chính ngưng hoạt động.

Các tuyến nước bọt

Tuyến mang tai

Các tuyến mang tai là TNB lớn nhất. Chúng nằm ngay trước tai. Nước bọt được sản xuất trong các tuyến này được tiết vào miệng từ một ống dẫn gần răng hàm thứ hai trên của bạn (ống Stenon).

Mỗi tuyến mang tai có hai phần, hoặc thùy: thùy bề mặt và thùy sâu. Dây thần kinh VII đi xuyên qua tuyến mang tai. Nó phân chia tuyến ra làm 2 thùy: thùy nông và thùy sâu. Dây thần kinh mặt rất quan trọng vì nó kiểm soát khả năng nhắm mắt, nhướn mày và mỉm cười.

Các cấu trúc quan trọng khác gần tuyến mang tai bao gồm:

  • Động mạch cảnh ngoài (là nguồn cung cấp máu chính cho vùng đầu và cổ).
  • Tĩnh mạch võng mạc, một nhánh của tĩnh mạch cổ.

Tuyến mang tai tạo ra từ 25% đến 30% tổng sản lượng nước bọt.

Giải phẫu tuyến mang tai
Giải phẫu tuyến mang tai

Tuyến dưới hàm

Với kích thước cỡ quả óc chó, các tuyến dưới hàm nằm trong vùng dưới hàm. Nước bọt được sản xuất trong các tuyến này được tiết vào miệng từ dưới lưỡi bởi ống dẫn Wharton (mở ra ở nhú dưới lưỡi).

Giống như các tuyến mang tai, các tuyến dưới hàm có hai phần được gọi là thùy nông và thùy sâu. Các cấu trúc gần đó bao gồm:

  • Dây thần kinh bờ hàm dưới: giúp bạn mỉm cười.
  • Cơ bám da cổ: giúp bạn di chuyển môi dưới.
  • Dây thần kinh lưỡi: cho phép cảm giác trong lưỡi của bạn.
  • Dây thần kinh hạ thiệt: cho phép chuyển động trong phần lưỡi của bạn giúp nói và nuốt.

Tuyến dưới hàm là tuyến lớn thứ hai trong số các TNB chính. Nó cũng là tuyến đôi. Nó tạo ra lượng nước bọt lớn nhất trong số tất cả và chiếm tới 70% tổng sản lượng hằng ngày.

Tuyến nước bọt dưới cằm là tuyến chính lớn thứ hai
Tuyến nước bọt dưới cằm là tuyến chính lớn thứ hai

Tuyến dưới lưỡi

Các tuyến dưới lưỡi là nhỏ nhất trong các TNB chính. Những cấu trúc hình quả hạnh nhân này nằm dưới sàn miệng và bên dưới hai bên lưỡi, dưới nếp gấp dưới lưỡi. Ống tiết lớn đổ ra ở gai dưới lưỡi. Nhiều ống dẫn nhỏ (5 – 15 ống) mở dọc theo nếp gấp dưới lưỡi.

Tuyến dưới lưỡi tiết ra phần nước bọt nhỏ nhất của mỗi ngày, khoảng 5%.

Tuyến nước bọt dưới lưỡi
Tuyến nước bọt dưới lưỡi

Các TNB phụ

Có tổng số khoảng 800 – 1.000 tuyến phụ. Không giống như các tuyến chính, các tuyến này quá nhỏ để có thể nhìn thấy mà không cần kính hiển vi. Chúng có thể được tìm thấy dạng mảng ở vùng xung quanh khoang miệng. Các vị trí gồm: má, môi, niêm mạc lưỡi, vòm miệng mềm, một phần vòm miệng cứng, sàn miệng và giữa các sợi cơ của lưỡi.

Các TNB nhỏ chiếm khoảng 1% hoặc ít hơn tổng sản lượng nước bọt hằng ngày.

Cấu trúc mô học TNB

TNB gồm các đơn vị ống tuyến và túi tuyến. Vỏ bao là mô liên kết giàu sợi collagen có ở quanh các tuyến nước bọt chính. Nhu mô của các TNB bao gồm: phần chế tiết và hệ ống bài xuất nằm bên trong các tiểu thùy. Trong đó có các vách liên kết có nguồn gốc từ vỏ bao xơ.

Phần chế tiết

Đó là các nang tuyến có một hoặc hai loại tế bào là tế bào tiết thanh dịch và tế bào tiết dịch nhầy. Ngoài ra còn có các tế bào bao quanh không có tính chất chế tiết là tế bào cơ biểu mô. Phần chế tiết này nối với hệ thống ống bài xuất dẫn lưu nước bọt vào hốc miệng .

Cấu trúc mô học tuyến nước bọt
Cấu trúc mô học tuyến nước bọt

Ống bài xuất

Ở hệ ống bài xuất, các nang tuyến đổ vào các ống nhỏ (intercalated duct) lót bởi biểu mô vuông đơn. Một số ống nhỏ tập hợp thành ống vân (striated duct). Một số ống vân tập hợp thành ống trong tiểu thùy (intralobular duct). Các ống trong mỗi tiểu thùy tập hợp lại và đổ vào ống lớn hơn nằm ở vách mô liên kết gian tiểu thùy, được gọi là ống gian tiểu thùy (interlobular duct), lót bởi biểu mô trụ gia tầng. Các ống thùy (lobar duct) lót bởi biểu mô trụ lát tầng đổ vào ống chính (main duct) của mỗi TNB mở vào miệng .

Mạch máu và thần kinh đi vào các TNB chính qua rốn tuyến và chia các nhánh nhỏ đi vào tiểu thùy. Mạng lưới mạch máu và thần kinh hình thành bao quanh phần bài tiết và chế xuất của mỗi thùy.

Một số rối loạn ở TNB

Một số rối loạn TNB phổ biến nhất bao gồm:

Sialolithzheim (sỏi TNB)

Đây là các sỏi nhỏ, giàu canxi đôi khi hình thành bên trong TNB. Nguyên nhân chính xác của những viên sỏi này vẫn chưa được biết. Một số có thể liên quan đến:

  • Mất nước, làm đặc nước bọt.
  • Lượng thức ăn giảm, làm giảm nhu cầu nước bọt.
  • Các loại thuốc làm giảm sản xuất nước bọt, bao gồm một số thuốc kháng histamine, thuốc huyết áp và thuốc tâm thần.

Một số sỏi ở trong tuyến mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Trong các trường hợp khác, sỏi làm tắc ống tuyến một phần hoặc hoàn toàn. Khi điều này xảy ra thường gây đau và sưng. Dòng nước bọt bị tắc một phần hoặc hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng gọi là viêm TNB.

Xem thêm: Sỏi tuyến nước bọt có nguy hiểm?

Sỏi có thể vô hại những cũng có thể làm tắc ống tuyến
Sỏi có thể vô hại những cũng có thể làm tắc ống tuyến

Viêm TNB (nhiễm trùng TNB)

Viêm sialaden là một bệnh nhiễm trùng gây đau thường do vi khuẩn. Nó phổ biến hơn ở những người lớn tuổi bị sỏi TNB. Viêm TNB cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh trong vài tuần đầu đời.

Nếu không được điều trị đúng cách, viêm TNB có thể phát triển thành nhiễm trùng nặng. Đặc biệt ở những người bị suy nhược hoặc cao tuổi.

Nhiễm virus

Nhiễm virus toàn thân đôi khi ảnh hưởng  ở TNB.  Điều này gây ra sưng mặt, đau và khó ăn. Ví dụ phổ biến nhất là quai bị.

Nang nhầy, nang niêm dịch

Chúng là các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng. Em bé đôi khi được sinh ra với các u nang trong tuyến mang tai vì các vấn đề liên quan đến sự phát triển của tai trước khi sinh. Sau này, các loại u nang khác có thể hình thành trong các TNB chính hoặc phụ. Chúng có thể là kết quả của chấn thương, nhiễm trùng, sỏi TNB hoặc khối u.

Khối u lành tính

Hầu hết các khối u TNB xảy ra trong tuyến mang tai. Phần lớn là lành tính. Loại u lành tính phổ biến nhất thường xuất hiện dưới dạng một khối u phát triển chậm, không đau ở phía sau hàm, ngay dưới dái tai. Các yếu tố rủi ro bao gồm: phơi nhiễm phóng xạ và hút thuốc.

Khối u ác tính (ung thư)

Ung thư TNB rất hiếm. Tuy nhiên nếu xuất hiện có thể trầm trọng. Các yếu tố nguy cơ được biết đến đối với ung thư TNB là: hội chứng Sjogren và tiếp xúc với bức xạ. Hút thuốc cũng có thể đóng vai trò gây ra tình trạng này.3.7. Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một rối loạn tự miễn mãn tính. Hệ thống phòng thủ miễn dịch của cơ thể tấn công các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm TNB, tuyến lệ (tuyến sản xuất nước mắt) và đôi khi là tuyến mồ hôi và tuyến dầu của da.

Hầu hết những người mắc bệnh này là những phụ nữ đầu tiên phát triển các triệu chứng ở giai đoạn tuổi trung niên. Trong khoảng một nửa các trường hợp, bệnh xảy ra cùng với viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống (lupus), xơ cứng bì hoặc viêm đa cơ.

Hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren

Quá sản TNB không đặc hiệu

Đôi khi, các TNB trở nên to ra mà không có bằng chứng nhiễm trùng, viêm hoặc khối u. Sự quá sản TNB không đặc hiệu này được gọi là sialadenosis. Nó thường ảnh hưởng đến tuyến mang tai và nguyên nhân vẫn chưa được biết.

Tuyến nước bọt là tuyến ngoại tiết đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nước bọt, nhằm bảo vệ, bôi trơn và tiêu hóa thức ăn. Các hoạt động của tuyến nước bọt ít nhiều ảnh hưởng bởi môi trường và chế độ sống. Duy trì hoạt động khỏe mạnh của các tuyến này sẽ góp phần duy trì một sức khỏe răng miệng tốt và hiệu quả hơn.

Từ khóa » Vị Trí Lỗ Stenon