Chúng Ta Hiểu Thế Nào Về Khó Tiêu Chức Năng
Có thể bạn quan tâm
1. Khó tiêu chức năng là gì?
Khó tiêu chức năng hay còn được gọi là chứng khó tiêu không loét. Đây là hội chứng đau hoặc đầy và tức ở vùng thượng vị mà không có tổn thương của các cơ quan nội tạng bên trong. Chứng khó tiêu chức năng rất thường gặp, theo nghiên cứu có đến 25% dân số mắc chứng khó tiêu chức năng này.
Vậy khi nào thì chúng ta biết rằng bản thân đang mắc chứng khó tiêu chức năng?
2. Triệu chứng của khó tiêu chức năng
Những triệu chứng sau sẽ cho bạn biết rằng bạn đang mắc chứng khó tiêu chức năng:
Đầy hơi
Thông thường, chúng ta cũng dễ bị đầy hơi do ăn quá nhiều, nhanh khiến hệ tiêu hóa không làm việc kịp. Thế nhưng đây cũng có thể là một biểu hiện của khó tiêu chức năng mà bạn cần lưu ý.
Buồn nôn
Buồn nôn là triệu chứng thường gặp khi đường tiêu hóa có vấn đề và cũng là triệu chứng của khó tiêu chức năng. Buồn nôn là dấu hiệu dễ nhận biết nhất vì người mắc thường nôn trớ và xuất hiện tình trạng trào ngược khi ăn quá no hoặc ngay khi vừa ăn. Biểu hiện này thường khiến người bệnh khó chịu nơi vòm họng, miệng sẽ có cảm giác chua hoặc đắng do các acid trong dạ dày trào ra rất khó chịu.
Đau bụng
Bụng bạn sẽ cảm thấy đau nhức khi mắc chứng khó tiêu chức năng. Đặc biệt là khu vực từ thượng vị đến rốn sẽ có những cơn đau nhẹ đến quằn quại. Khi phát hiện tình trạng đau bụng như vậy khả năng bạn đã mắc chứng khó tiêu chức năng.
Cảm giác no sau khi ăn
Dù ăn rất ít trong bữa ăn, thậm chí mới chỉ ăn một vài miếng bạn đã cảm thấy bụng khá no và không muốn ăn thêm nữa. Cảm giác này có thể lặp lại trong mỗi bữa ăn khiến bạn cảm thấy rất khó chịu.
Ợ hơi
Ợ hơi cũng là một tình trạng thường thấy của chứng khó tiêu chức năng. Sau khi ăn hoặc thậm chí là khi bạn chưa ăn gì cũng bị ợ hơi. Điều này cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang gặp phải một vài trục trặc nhỏ.
Bên cạnh những triệu chứng thường thấy, nếu bạn nhận thấy những triệu chứng đó đi kèm với các biểu hiện khác sau đây, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh:
- Nôn ói ra máu: Khi bạn nhận thấy bản thân khi nôn kèm theo cả dịch nhầy và máu thì đây là một trong những biểu hiện hết sức nguy hiểm cần theo dõi và điều trị kịp thời.
- Tức ngực đi kèm với khó thở, nôn khan: Những cơn tức ngực, khó thở kéo dài khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Đặc biệt còn thỉnh thoảng nôn khan thì đây là một trong những dấu hiệu cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Phân có màu đen: Các triệu chứng đầy bụng kèm theo tình trạng phân có màu đen cũng là biểu hiện bất thường mà bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
- Đau lan đến cổ tay, cổ và hàm: Những cơn đau bụng kéo dài tiếp theo là lan đến cổ tay và cổ hàm là một biểu hiện rất nguy hiểm và cần được chữa trị nhanh chóng.
Mỗi cơ thể lại có những phản ứng rất khác nhau. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu bất thường các bạn cần liên hệ ngay với các bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ và giải quyết vấn đề của mình.
3. Nguyên nhân gây chứng khó tiêu chức năng
Nguyên nhân gây nên khó tiêu chức năng hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Một số bệnh nhân mắc chứng bệnh này có biểu hiện giống với hội chứng ruột kích thích. Chính vì vậy các chuyên gia đã theo dõi một vài bệnh nhân và đưa ra những triệu chứng khiến khó tiêu chức năng trở nên nặng nề hơn:
Thực phẩm và lối sống
Khó tiêu hóa một phần thường do thực phẩm chúng ta dung nạp vào cơ thể gây nên. Chính vì vậy, có một vài loại thực phẩm sẽ mang lại những triệu chứng tồi tệ hơn cho chứng khó tiêu chức năng như: Các loại đồ uống chứa caffeine, các đồ ăn cay, nóng, chua, béo, các loại thức uống có gas, có cồn,…
Mỗi người sẽ có độ nhạy cảm khác nhau với thực phẩm vì vậy bạn nên biết rằng cơ thể mình “kị” với những loại nào để không mắc sai lầm trong cách ăn uống. Bên cạnh đó, vấn đề trong lối sống cũng là một sự ảnh hưởng khá lớn đến chứng khó tiêu chức năng. Bởi vì khi bạn căng thẳng, mệt mỏi và gặp stress kéo dài cũng dẫn đến các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như khóa tiêu chức năng chẳng hạn. Vậy nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc cũng như hạn chế những căng thẳng trong việc là một điều cần thiết.
Sử dụng một vài loại thuốc
Khi các bạn đang cần điều trị một vài loại bệnh nào đó và sử dụng các loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc ảnh hưởng đến vận động của thực quản cũng khiến chứng khó tiêu trở nên nguy hiểm hơn. Bên cạnh đó, có một vài loại thuốc khác cũng gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bạn như sắt, chất đối kháng canxi, theophylines, bisphosphonates… Nhưng vì quá trình điều trị mà bạn bắt buộc phải sử dụng bạn cần nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ của các bác sĩ để bổ sung một vài sản phẩm tốt cho hệ đường ruột của mình.
Hội chứng ruột kích thích
Theo nghiên cứu đã cho biết, cứ 3 người mắc chứng khó tiêu chức năng thì có một người mắc hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này thường mang các triệu chứng chủ yếu như đau bụng, đầy hơi, thay đổi tần số và tính chất đại tiện… Vậy nên khi mắc hội chứng này bận cần chú ý thật kỹ để tránh gặp sự cố thêm với chứng khó tiêu chức năng.
Căng thẳng, stress
Khi tinh thần không thoải mái sẽ khiến con người gặp rất nhiều hệ lụy về sức khỏe. Đơn giản như bạn có thể dễ dàng mắc chứng khó tiêu chức năng nếu tâm lý luôn căng thẳng và có biểu hiện của stress. Stress không chỉ khiến người mắc luôn nghĩ về những vấn đề tiêu cực mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến hệ tiêu hóa có thể. Vì vậy, luôn giữ cho mình một tâm trạng ổn định cũng giúp bản thân giảm thiểu những rắc rối liên quan đến sức khỏe.
Rối loạn co bóp dạ dày tá tràng
Theo nghiên cứu, khoảng 30-50% những người mắc chứng rối loạn co bóp dạ dày tá tràng khiến quá trình thức ăn đi từ dạ dày xuống ruột bị chậm lại, gây nên chứng khó tiêu chức năng. Vì vậy khi biết cơ thể mình mắc hội chứng này nên để thật kỹ trong quá trình ăn uống để có thể tiêu hóa tốt nhất.
4. Làm thế nào để chẩn đoán khó tiêu chức năng?
Vì chưa rõ ràng được nguyên nhân gây nên chứng khó tiêu chức năng cần thực hiện các biện pháp như nội soi và siêu âm. Sau đó tiến hành thực hiện một vài các loại xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm vi sinh, nội soi để tìm ra nguyên nhân gây bệnh một cách chuẩn xác.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là biện pháp chẩn đoán bệnh tốt nhất giúp các bác sĩ loại trừ các loại bệnh có cùng dấu hiệu và triệu chứng của khó tiêu chức năng dễ dàng và tìm được nguyên nhân chuẩn xác nhất. Khi xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ phân tích một cách kỹ lưỡng từng loại bệnh để giúp bệnh nhân biết được nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh của mình là gì để có cách điều trị phù hợp nhất.
Các loại xét nghiệm vi sinh
Với các xét nghiệm vi sinh, các y bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện xét nghiệm để có thể tìm ra vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra các vấn đề về dạ dày. Phương thức xét nghiệm này có thể dùng máu hoặc hơi thở để cho ra kết quả chuẩn xác nhất.
Sử dụng ống nội soi trong việc kiểm tra hệ tiêu hóa đường ruột
Ngoài 2 biện pháp trên, biện pháp chẩn đoán này thường được bác sĩ sử dụng hơn cả để giúp bệnh nhân tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh. Các chuyên gia y tế sẽ sử dụng một dụng cụ mỏng, linh hoạt, phần đầu chứa camera để đưa xuống cổ họng soi thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non để kiểm tra chức năng của hệ tiêu hóa. Từ đó giúp loại bỏ những bệnh lý về ống tiêu hóa như dạ dày, loét dạ dày hoặc loét dạ dày hành tá tràng.
5. Tiến hành điều trị chứng khó tiêu chức năng như thế nào?
Nếu như chứng khó tiêu chức năng sau một vài ngày không thấy giảm đi và khiến người mắc bệnh không có khả năng kiểm soát, người bệnh có thể tìm đến một vài phương pháp hỗ trợ thường được các bác sĩ áp dụng sau đây:
5.1. Khắc phục bằng thuốc không kê đơn
Có một số loại thuốc không cần kê đơn mà bạn cũng có thể sử dụng vì mức độ ăn toàn cho người sử dụng như: các loại thuốc chứa thành phần simethicone và các thuốc khác như Gas-X® và Mylanta®, có tác dụng làm giảm đầy hơi và khí, giúp hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu chức năng
Sử dụng những loại thuốc này sẽ giúp chứng khó tiêu chức năng bị đẩy lùi.
5.2. Thuốc giảm sản xuất acid dạ dày
Một số loại thuốc giảm sản xuất acid trong dạ dày cũng mang tác dụng trong việc điều trị chứng khó tiêu chức năng bao gồm: thuốc chẹn thụ thể H2, nizatidine (Axit AR®), cimetidine (Tagamet HB®), ranitidine (Zantac 75®) và famotidine (Pepcid AC®)
5.3. Thuốc tăng cường các cơ vòng thực quản
Những loại thuốc này thường mang tác dụng hỗ trợ nhu động ruột, giúp cho dạ dày trở nên trống nhanh hơn. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn mang tác dụng giúp thắt van giữa thực quản và dạ dày. Làm ngăn cản quá trình trào ngược dạ dày và giảm sự đau nhức khó chịu vùng thượng vị.
Thuốc này thường được bác sĩ kê đơn và chỉ định. Chì một vài người mang khả năng sử dụng hiệu quả chứ không phải đối với bệnh nhân nào cũng mang lại kết quả giống nhau. Chính vì vậy, bạn cần sự chỉ định của bác sĩ mới nên dùng để tránh một vài tác dụng phụ hoặc phản ứng phụ.
5.4. Thuốc ngăn chặn tuyến tiết acid
Có một số loại thuốc giúp giảm sự điều tiết của acid trong dạ dày, làm cải thiện đáng kể tình trạng khó tiêu chức năng như: omeprazole (Prilosec OTC®), lansoprazole (Prevacid 24h®), esomeprazole và rabeprazole.
5.5. Thuốc chống trầm cảm
Một số loại thuốc chống trầm cảm với những người mắc bệnh nhẹ cũng có thể được áp dụng trong điều trị các triệu chứng của khó tiêu chức năng.
5.6. Kháng sinh
Có một số loại thuốc kháng sinh như: tetracyclin, amoxicillin, clarithromycin và klion,… có khả năng điều trị triệu chứng của khó tiêu chức năng do vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên.
6. Cách phòng tránh bệnh khó tiêu chức năng tái phát
Bệnh khó tiêu chức năng dễ điều trị nhưng cũng dễ tái phát trở lại. Chính vì vậy người bệnh cần biết cách phòng tránh để chứng bệnh này không tái phát trở lại. Dưới đây là một vài lưu ý giúp bạn phòng tránh hiệu quả:
Có chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học đối với con người vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia, chất xơ mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho đường ruột của chúng ta. Mang tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt và thuận lợi nhất có thể. Bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa hình thành các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư trực tràng…
Một chế độ ăn khoa học là trong mỗi bữa ăn cùng cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ trong rau, củ, quả, trái cây… Hạn chế sử dụng quá nhiều đồ hộp, thịt đỏ… sẽ tránh được những hàm lượng chất béo no gây khó tiêu chức năng. Cùng với đó là tuyệt đối không nên sử dụng những loại nước có ga, caffeine… sẽ gây tình trạng đầy hơi khó tiêu cho hệ tiêu hóa của bạn. Nên uống đủ lượng nước lọc mỗi ngày vì ngoài việc giúp thanh lọc cơ thể nước còn giúp hòa tan các khoáng chất và vitamin, ngăn ngừa tình trạng táo bón và đầy bụng hiệu quả.
>> Đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, kiêng gì để khiến bụng "nhẹ nhõm"?
Ăn chậm, nhai kỹ và không ăn quá no
Một trong những lưu ý tiếp theo đó là các bạn cần nhai kỹ thức ăn, ăn một cách chậm rãi để giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Đồng thời giúp ngăn chặn tình trạng đầy hơi và khó tiêu chức năng một cách hiệu quả.
Thức ăn sau khi bị nghiền nát sẽ khiến dạ dày và tuyến nước bọt ở khoang miệng, ruột non tiết dịch vị khiến quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng nhất có thể.
Đặc biệt, bạn không nên ăn quá nhiều, quá no sẽ gây nên tình trạng khó tiêu và ợ nóng.
>> "Làm nguội" chứng ợ nóng khó tiêu bằng cách nào?
Tránh căng thẳng, stress
Vì stress và căng thẳng là nguyên nhân khiến tình trạng khó tiêu chức năng trở nên nặng hơn. Vì vậy việc tránh căng thẳng, stress là một việc vô cùng cần thiết. Bạn nên học cách để giữ cho bản thân một tinh thần thật thoải mái và dễ chịu nhất. Không nên làm việc quá sức, cần biết cách cân bằng cuộc sống giữa công việc và giải trí để mang lại tinh thần tốt. Ngoài giờ làm bạn có thể tập thể dục, thể thao hoặc chơi game, nghe nhạc để giúp đầu óc bớt đi sự căng thẳng. Điều này không những giúp cho bạn bớt được stress còn khiến cuộc sống thú vị hơn.
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe, giúp cho sức đề kháng được tăng cường, tinh thần sảng khoái và đặc biệt còn giúp cho xương khớp được vận động và dẻo dai hơn. Các bạn tốt nhất nên tập thể dục khoảng 30 phút/ngày.
Đây chính là cách mang tác dụng lưu thông khí huyết đến vùng bụng và làm tăng tiết dịch vị trong dạ dày. Khiến các chứng đầy hơi, khó tiêu giảm đi đáng kể. Tập thể dục vô cùng tốt nhất là những người có sức đề kháng kém.
Bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho đường ruột
Bên cạnh cách bổ sung các loại thực phẩm rau, củ, quả tốt cho cơ thể. Các bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa đường ruột, tăng cường hấp thu dưỡng chất cho cơ thể. Cải thiện các tình trạng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu chức năng. Các loại thực phẩm chức năng có thể như men tiêu hóa, cốm vi sinh, men vi sinh… giúp giảm thiểu đáng kể các tình trạng xấu trong đường ruột.
Trong đó, các bạn có thể sử dụng men vi sinh. Tốt nhất nên lựa chọn men vi sinh có đầy đủ 2 thành phần Probiotics (lợi khuẩn) và Prebiotics (chất xơ hòa tan), hai thành phần này được chiết xuất từ kim chi Hàn Quốc và bào chế theo công nghệ bao kép LAB2PRO (Xem thêm về sản phẩm tại đây)
Có rất nhiều thông tin xung quanh vấn đề khó tiêu chức năng chúng ta cần hiểu đúng, hiểu đủ, đồng thời biết cách phòng và khắc phục vấn đề ở hệ tiêu hóa mà nhiều người hay gặp phải này.
Xem thêmNếu bạn vẫn còn băn khoăn, thắc mắc về chứng khó tiêu chức năng hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp miễn phí.
Từ khóa » Khó Tiêu Chức Năng Là Bệnh Gì
-
Bài Giảng Chứng Khó Tiêu Chức Năng - Health Việt Nam
-
Thế Nào Là Chứng Khó Tiêu Chức Năng (khó Tiêu Không Do Loét)?
-
Làm Gì Khi Bị Khó Tiêu Chức Năng?
-
Khó Tiêu Chức Năng: Những điều Bạn Cần Biết! - YouMed
-
Khó Tiêu Không Do Loét (chức Năng) Là Bệnh Gì? Triệu ... - Hello Bacsi
-
Khó Tiêu Chức Năng Là Gì? - Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị
-
Khó Tiêu - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Làm Gì Với Chứng Khó Tiêu Chức Năng? - Tuổi Trẻ Online
-
Chứng Khó Tiêu Chức Năng Và Chế độ ăn Uống
-
Chứng Khó Tiêu: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Cải Thiện Hiệu Quả
-
Khó Tiêu Chức Năng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bệnh Chậm Tiêu Chức Năng Là Gì?
-
Làm Gì Khi Bị Khó Tiêu Chức Năng?- Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Chẩn đoán Và điều Trị Khó Tiêu Chức Năng - SlideShare