Chúng Ta Không Cô đơn Như Mình Nghĩ - Prudential
Có thể bạn quan tâm
Một trong những tác động mà chúng ta có thể cảm nhận được khi trải qua đại dịch Covid-19, đặc biệt giữa các đợt “giãn cách xã hội”, đó là mọi người dành thời gian một mình nhiều, ở nhà nhiều hơn và cảm thấy cô đơn nhiều hơn. Cảm giác này rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ dẫn đến những hậu quả tâm lý nghiêm trọng.
Bạn có đang cô đơn quá mức?
Cô đơn là một phần tất yếu của cuộc sống dù mỗi người chúng ta có thích cảm giác này hay không. Cảm giác cô đơn, trống rỗng không chỉ đến khi chúng ta ở một mình mà chúng còn đến ngay cả khi ta ở giữa đám đông. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu bẩm sinh là mong muốn kết nối với người khác. Khi điều này không được đáp ứng chúng ta có thể cảm giác đơn độc nhưng thực tế đó là những cảm xúc tâm lý khi chúng ta thiếu đi sự kết nối chứ không phải là thiếu đi người bên cạnh, và chúng ta không cô đơn như mình tưởng.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ ràng giữa “cô đơn tự nguyện” và “cô đơn bắt buộc”.
Trong chúng ta, ai cũng đã từ có những khoảnh khắc muốn ở “một mình” để suy ngẫm, nạp năng lượng cho bản thân hay đơn giản chỉ là cần thời gian làm điều gì đó cho riêng mình. Đây là “sự cô đơn tự nguyện”. Lúc này chúng ta tạm dừng kết nối với thế giới bên ngoài, thu mình vào thế giới riêng, không ai có thể xâm nhập. Nhưng sau một thời gian, chúng ta cho phép bản thân quen dần với việc này và bước sang trạng thái “cô đơn bắt buộc”. Điều này có thể làm tổn hại đến sức khoẻ tinh thần của bạn.
Vì vậy, hãy kiểm tra 6 dấu hiệu sau đây để nhận biết bạn có đang cô đơn quá mức không:
1. Khó hòa nhập với môi trường xung quanh
Lin Sternlicht, một nhà trị liệu và đồng sáng lập “Family Addiction Specialist” có trụ sở tại Thành phố New York chia sẻ nếu bạn phải đối diện với cảm giác cô đơn mặc dù đang ở bên cạnh người khác hoặc trong các mối quan hệ thì những cảm giác “muốn nói” rằng bạn đang gặp vấn đề về sức khoẻ tinh thần tiềm ẩn, thiếu đi sự kết nối.
Hãy nhìn vào bên trong bản thân và tự hỏi điều gì góp phần tạo dựng cảm giác này. Nếu thiếu kết nối với người khác có thể là bạn đang quá thu mình vào thế giới riêng, hãy mở lòng với những người mà bạn cảm thấy có nhiều điểm chung hay những người bạn thấy hợp với mình và có cảm giác vui vẻ khi ở bên người đó.
2. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hơn
Theo Kruti Quazi, giám đốc lâm sàng của ứng dụng trị liệu nhóm ảo Sesh cho biết khi đối mặt với sự “cô đơn bắt buộc” bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường vì trạng thái cố gắng hoà nhập với người khác làm bạn cảm thấy bị kiệt sức. Điều này dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, hệ thống miễn dịch suy yếu, không có cảm giác ngon miệng khi ăn và đặc biệt ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần và thể chất của bạn.
3. Khó khăn trong việc kết nối với mọi người so với trước
Quazi chia sẻ, nếu bạn cảm thấy không thể kết nối với những người khác ở cấp độ sâu hơn mặc dù trước đây bạn làm điều này không quá khó thì đây có thể là một dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn. Điều này cũng có thể đúng nếu bạn đang có những kết nối đem đến bạn cảm giác “bề mặt” và luôn cảm thấy thật ra chẳng ai hiểu mình.
>>> Đừng bỏ lỡ: 12 hành động đơn giản cải thiện mối quan hệ hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua
4. Xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh trầm cảm
Susan Harrington, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Louisiana cho biết: sự cô đơn kéo dài thường đi đôi với trầm cảm. Một số hiểu hiện chung bạn có thể nhận ra như: suy nghĩ tiêu cực, thay đổi không thể giải thích được trong thói quen ngủ và ăn uống hay dễ cáu kỉnh, có cảm giác tội lỗi, nói và di chuyển chậm hơn…
5. Nhìn nhận mọi thứ theo cách tiêu cực
Khi gặp phải những điều khó khăn trong cuộc sống, hầu hết chúng ta chọn một thói quen không tốt để “tiếp thêm sức mạnh” và đối phó với vấn đề đó. Một trong những ví dụ điển hình chúng ta có thể thấy đó là ăn quá nhiều, hút thuốc, uống nhiều bia rượu hay lạm dụng chất kích thích…
Sternlicht cho biết những hành động trên đóng vai trò như một cơ chế đối phó, làm tê liệt cảm xúc “đơn độc” và giúp ta kết nối với một nhân cách khác bên trong mình thay vì một ai đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác cô đơn là một trong những nguyên nhân chính khiến một người bị nghiện một thứ gì đó. Nếu bạn có những biểu hiện trên hoặc có hành vi không lành mạnh để đối phó với sự cô đơn, đây có thể là một dấu hiệu “cảnh báo” cho một vấn đề lớn hơn.
6. Bắt đầu có suy nghĩ tự tử
Nghe thật đáng sợ, nhưng theo cố vấn sức khỏe tâm thần và chuyên gia chấn thương ở Florida - Mary Joye: đỉnh điểm của sự “cô đơn bắt buộc” có thể dẫn chúng ta đến những câu hỏi tiêu cực như “ Tại sao tôi lại ở đây?” hoặc suy nghĩ “Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho bất kì ai”. Những suy nghĩ cuối cùng này rất quan trọng và cần được chú ý vì chúng ta thường nói những lời này khi ta cảm thấy muốn tự tử.
Nếu xuất hiện những suy nghĩ này thì hãy liên hệ ngay với chuyên gia sức khỏe tâm thân hoặc đường dây hỗ trợ sức khỏe tinh thần để được giúp đỡ ngay.
>>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao chúng ta nên sơ cứu tâm lý từ giai đoạn chớm khủng hoảng
Chúng ta không cô đơn như mình nghĩ
Tìm kiếm trợ giúp từ các chuyên gia sức khoẻ tâm thần khi cô đơn quá mức là một trong những cách tốt nhất và khẩn cấp nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể làm một số điều sau đây để giảm thiểu cảm giác đơn độc thường trực.
1. Luyện tập giao tiếp trực tiếp
Judy Ho – Nhà tâm lý học thần kinh lâm sàng và pháp y đồng thời là giáo sư tại Đại học Pepperdine cho biết đôi lúc trong cuộc sống, chúng ta cảm thấy khó nói mong muốn của mình với mọi người nhưng giao tiếp chính là chìa khoá để chúng ta tồn tại và phát triển trong xã hội ngày nay.
Hãy trao đổi và chia sẻ những mong muốn của mình với những người xung quanh, lắng nghe những chia sẻ và giúp họ đạt được mong muốn của bản thân trong phạm vi khả năng của bạn. Việc này giúp chúng ta cải thiện tâm trạng và cảm thấy cuộc sống của có ý nghĩa hơn ngay cả khi đang buồn, đồng thời còn giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân.
>>> Thông tin thêm: Cải thiện các mối quan hệ với 12 hành động đơn giản
2. Hạn chế sử dụng mạng xã hội
Với sự phát triển vượt bậc của Internet ngày nay, mọi người dễ dàng kết nối với nhau qua các trang mạng xã hội. Chỉ với một vài lần chạm là bạn đã tiếp cận cuộc sống của rất nhiều người. Đôi lúc bạn cảm thấy tủi thân khi tự so sánh bản thân với bất kì một ai khác vì bạn cảm thấy họ có một cuộc sống hạnh phúc hơn, họ có nhiều người ở bên cạnh hơn, họ có những người bạn thật sự hiểu họ hay đơn giản họ được là chính mình…Tất cả những việc này có thể thúc đẩy cảm giác cô đơn bên trong, khiến bạn tự xây “bức tường” để ngăn cách bản thân với xã hội.
Đó là chưa kể trên các trang mạng xã hội có rất nhiều thông tin “nuôi dưỡng” sự cô đơn như các bộ phim, bài hát, hình ảnh với nội dung buồn bã trong tình cảm, vấp ngã trong cuộc sống… khiến cảm giác cô đơn càng có cơ hội bùng lên mạnh mẽ. Đôi lúc bạn nên hạn chế sử dụng mạng xã hội, dành thời gian để chăm sóc và yêu thương bản thân mình hơn. Vì mỗi một người trong chúng ta là một cá thể riêng biệt, toả sáng theo cách riêng nên không cần ngưỡng mộ cuộc sống của người khác.
>>> Bài viết có liên quan: Làm thế nào để suy nghĩ tích cực giữa thế giới ảo đầy thị phi?
3. Luôn nhớ rằng bạn không đơn độc
Mỗi khi gặp khó khăn, chúng ta hay thuyết phục bản thân rằng tình huống ta đang gặp phải là duy nhất và những người xung quanh chẳng ai có thể hiểu được. Lúc này bạn đang tập trung quá mức vào bản thân. Nên hãy bước ra khỏi “bức tường” ngăn cách bạn với thế giới để nhận ra ngay lúc này có rất nhiều người thân yêu đang sẵn sàng giúp đỡ bạn. Chuyển sự tập trung từ bản thân sang người khác để nhận ra có rất nhiều người đang gặp khó khăn giống bạn, có thể họ đang chờ sự giúp đỡ từ bạn.
4. Chuẩn bị điểm tựa vững chắc cho cuộc sống
Để bản thân không cảm thấy cô đơn, nhất là khi đối mặt với biến cố bất ngờ trong cuộc sống, mỗi người nên chuẩn bị một điểm tựa vững chắc về tài chính, điển hình như tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Không dừng lại ở khái niệm là một sản phẩm, bảo hiểm nhân thọ được ví như "người bạn đồng hành" thân thiết, mang lại giá trị viên mãn về vật chất lẫn tinh thần. Nhờ đó, kể cả khi khó khăn xảy ra, chúng ta cũng không cảm thấy cô đơn, hoang mang và vô định. Bởi giải pháp bảo hiểm nhân thọ đã giúp bạn chu toàn rủi ro hiệu quả để an tâm, lạc quan và tích cực hơn trên con đường phía trước.
Các giải pháp tài chính đồng hành cùng bạn đối phó với rủi ro
Bạn không bao giờ đơn độc và cảm thấy “một mình” trong thế giới này vì bên cạnh bạn luôn có những người thân yêu, những người đồng hành vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tình yêu thương là dành cho tất cả mọi người, tình yêu thương sẽ lấp đầy những khoảng trống trong lòng, tiếp thêm sức mạnh cho bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
>>> Xem thêm:
-
Những ngôi sao không cô đơn như bạn nghĩ
-
Đối thoại hay tìm ra lối thoát cho những cảm xúc bị dồn nén
-
Giảm stress theo chủ nghĩa khắc kỷ để tìm thấy hạnh phúc
Từ khóa » Sự Cô đơn Là Gì
-
Cô đơn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Khái Niệm Cô đơn? Vì Sao Chúng Ta Cảm Thấy Cô đơn?
-
Cô đơn Là Gì? Biểu Hiện Của Cô đơn? Phân Biệt Với Cô độc?
-
Cô đơn Là Gì? - Kenh14
-
Mặt Tối Của Sự Cô đơn | Vinmec
-
Sự Cô đơn ám ảnh Con Người Như Thế Nào? | Vinmec
-
Cô đơn Là Gì? Tại Sao Chúng Ta Ai Cũng Sợ Cô đơn? - TEK4
-
Năm Hiểu Lầm Thường Gặp Về Nỗi Cô đơn - BBC News Tiếng Việt
-
Sự Cô đơn Là Gì ? Ý Nghĩa & Cách Vượt Qua Cô đơn - Vnhoi
-
9 Tác Hại Của Sự Cô Đơn Bạn Cần Cảnh Giác
-
Những Stt ý Nghĩa Cô đơn Là Gì Trong Mỗi Chúng Ta
-
Cô đơn ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Của Chúng Ta Như Thế Nào?
-
9 ảnh Hưởng Của Sự Cô đơn Mà Bạn Có Thể Tránh Xa - Hello Bacsi
-
Sự Khác Nhau Giữa Cô độc Và Cô đơn - Catch The World