Chung Tay Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao ở ĐBSCL
Gỡ khó nguồn nhân lực
Mới đây, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH) và UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của UEH”. Tại đây nhiều vấn đề được đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực ĐBSCL.
Qua con số thống kê cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực của vùng ĐBSCL đang rất “nóng”: Năm 2015, số sinh viên/10.000 dân của vùng ĐBSCL là 175 SV/10.000 dân (bình quân cả nước là 277 SV/10.000 dân); toàn vùng có 5,1 bác sĩ/10.000 dân và 0,64 dược sĩ/10.000 dân (cả nước là 7,5 bác sĩ/10.000 dân và 1,6 dược sĩ/10.000 dân)…
Theo ông Dương Quốc Xuân - Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì các địa phương cần tích cực tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các tỉnh, thành xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo lộ trình cụ thể; cần chủ động trong việc thu hút nguồn nhân lực; cần có sự liên kết trong công tác đào tạo giữa địa phương với các trường đại học.
GS.TS Nguyễn Đông Phong - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, cho biết: Nhiều năm qua, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội, UEH đã có nhiều chương trình đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý công và luật; nhằm phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực cả nước và nhất là các tỉnh, thành phía Nam. Riêng ĐBSCL, UEH đã đào tạo trên 50.000 cử nhân kinh tế, hàng trăm tiến sĩ, thạc sĩ.
Các tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp từ UEH đang phát huy tốt vai trò của mình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng.
“Thời gian tới, UEH cam kết thực hiện nhiều đổi mới trong nội dung, chương trình đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý, luật và ngôn ngữ ở các trình độ từ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ và các chương trình ngắn hạn, các chuyên đề cập nhật kiến thức… phục vụ cho nhu cầu cần thiết của khu vực Tây Nam Bộ”.
Rất cần mối liên kết giữa địa phương và trường đại học
Theo con số thống kê, toàn vùng ĐBSCL hiện có 42 trường ĐH, CĐ với 7.389 giảng viên cơ hữu, bình quân khoảng 1,2 triệu dân có 1 trường ĐH… Hơn lúc nào hết, nhân lực chất lượng cao cho vùng đang rất cần và nhu cầu sẽ cao hơn trong các năm tiếp theo.
Ông Võ Thành Thống - Bí thư Quận ủy Ninh Kiều (TP Cần Thơ) nói: Hiện nay 23 trường đại học trong và ngoài vùng liên kết đào tạo trình độ sau đại học với các trường trong vùng.
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân lớn khiến nguồn nhân lực chất lượng cao tại ĐBSCL còn thấp so với cả nước là chưa có chính sách cụ thể thu hút nhân tài, các ngành đào tạo còn mang tính lý thuyết chưa mang tính ứng dụng cao…
“Thời điểm hiện nay cần phải tính toán đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hướng tới hội nhập quốc tế. Trong đó Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh cần hỗ trợ các địa phương vùng ĐBSCL trong việc đào tạo đội ngũ giảng viên, sinh viên, đặc biệt là cán bộ quản lý khu vực công có khả năng nghiên cứu ứng dụng, thúc đẩy các ngành kinh tế ứng dụng, sát thực tế hơn so với chương trình học hiện nay...” - Ông Thống, cho biết.
Tín hiệu khả quan trong đào tạo nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL khi Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh cam kết triển khai các chương trình đào tạo ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ theo chương trình nước ngoài, kể cả hệ thống giáo trình, bám sát tình hình kinh tế của Việt Nam cũng như đẩy mạnh nguyên cứu phục vụ cộng đồng; đổi mới hoạt động đào tạo theo hướng quốc tế hóa ĐH…
Qua đó các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt nhấn mạnh và đề nghị sự hỗ trợ của Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh trong việc nghiên cứu mở rộng nhiều loại hình phù hợp trong công tác đào tạo nhân lực cho các địa phương thuộc Tây Nam Bộ; nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý nhà nước trình độ sau đại học.
Vấn đề không kém phần quan trọng là chính quyền các cấp cần nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Song song đó là xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách dài hạn và căn cơ. Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho GD&ĐT, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình, dự án; tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng…
Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH) được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ từ năm 1985. Qua 30 năm thực hiện nhiệm vụ, UEH đã đào tạo được hơn 300 tiến sĩ và gần 500 nghiên cứu sinh đang học tập tại trường. Với gần 40 năm hình thành và phát triển, UEH luôn trung thành với sứ mạng của mình là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
Từ khóa » Ng Shi Xuan Dbs
-
Xuan Mai Le Thi - Finance And Accounting - DBS Bank | LinkedIn
-
Nhung Nguyen - Head Of Finance/Chief Accountant - DBS Bank
-
Ng Shi Xuan - Was At DBS Parkway Parade And Experienced...
-
Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương Một Lần Vào Tranh Nhiều Tiếc Nuối
-
[PDF] DBS Live Fresh Card X Mr. Sabotage Exclusive Merch
-
Nghe Si Xuan Hinh - Hình ảnh, Video, Tin Tức Mới Nhất
-
Động Thái Mới Nhất Của Nghệ Sĩ Xuân Hinh Trước Thông Tin Qua đời Vì ...
-
Nguyễn Xuân Triều - Giáo Viên, Tổng Phụ Trách Đội Của Trường Tiểu ...
-
Nữ Lực Sĩ Trần Thị Xuân Phúc Lần đầu Giành 3 Huy Chương Vàng Tại ...
-
Thời điểm Vàng Giảm Chi Phí Sản Xuất Lúa ở ĐBSCL - Bài 5
-
Alumni - Autophagy And Cancer Cell Biology Lab
-
Trà Vinh Phấn đấu Vào Nhóm đầu ĐBSCL - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Ng, Shi Xuan - FIDE Ratings