Chứng Thực Giấy ủy Quyền Vay Vốn - 02 Hướng Dẫn Khác Nhau

Chia sẻ
  • Facebook

Cùng nội dung chứng thực giấy ủy quyền vay vốn ngân hàng chính sách xã hội nhưng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực lại ban hành 02 công văn hướng dẫn nghiệp vụ hoàn toàn khác nhau.

Không được chứng thực giấy ủy quyền vay vốn ngân hàng

Ngày 28/9/2017, Cục hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực Bộ Tư pháp  đã ban hành CÔng văn số 979/HTQTCT-CT về việc hướng dẫn nghiệp vụ  liên quan đến chứng thực chữ ký trong văn bản ủy quyền. Nội dung công văn nếu rõ: Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp này việc các thành viên trong hộ gia đình cùng ký văn bản ủy quyền để ủy quyền cho một thành viên làm đại diện cho việc vay vốn, thực hiện các giao dịch với ngân hàng chính sách xã hội về bản chất được hiểu là một hợp đồng.

CÔng văn số 979/HTQTCT-CT về việc hướng dẫn nghiệp vụ  liên quan đến chứng thực chữ ký trong văn bản ủy quyền
không được chứng thực giấy ủy quyền vay vốn

Mặc khác theo quy định tại Điều 223 và 464 BLDS 2015 thì thông qua hợp đồng cho vay tài sản, bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Theo đó, văn bản ủy quyền mà ngân hàng chính sách xã hội soạn thảo có nội dung liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản giữa ngân hàng chính sách xã hội và hộ gia đình vay vốn. Do vậy, căn cứ vào Khoản 4 Điều 25, Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch, cơ quan có thẩm quyền chứng thực sẽ không chứng thực chữ ký trong mẫu Giấy ủy quyền nêu trên mà hướng dẫn người yêu cầu chứng thực chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định tại Chương 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP hoặc tiến hành công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng.

(Chứng thực văn bản ủy quyền có cần 2 bên phải có mặt?)

Như vậy, theo hướng dẫn của Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực thì UBND xã, phường, Phòng Tư pháp cấp huyện sẽ không chứng thực chữ ký trong mẫu Giấy ủy quyền liên quan đến ủy quyền vay vốn do các Ngân hàng soạn thảo mà hướng dẫn người dân lập hợp đồng ủy quyền để chứng thực hoặc công chứng.

Vận dụng để chứng thực giấy ủy quyền

Cũng nội dung hướng dẫn chứng thực  ủy quyền vay vốn, tuy nhiên Ngày 28/12/2017, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp ban hành  Công văn số 1275/HTQTCT-CT ngày 28/12/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, chứng thực hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến giấy ủy quyền vay vốn tại ngân hàng chính sách, theo đó:

 Công văn số 1275/HTQTCT-CT ngày 28/12/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, chứng thực hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến giấy ủy quyền vay vốn tại ngân hàng chính sách
Được chứng thực giấy ủy quyền vay vốn của ngân hàng

Trả lời Công văn 5468/NHCS-PC ngày 25/12/2017 của Ngân hàng chính sách xã hội về việc chứng thực Giấy ủy quyền của thành viên hộ gia đình vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội, Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có ý kiến như sau:

Công văn số 1275/HTQTCT-CT ngày 28/12/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, chứng thực hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến giấy ủy quyền vay vốn tại ngân hàng chính sách

Theo nội dung của Công văn nêu trên thì việc lập Giấy ủy quyền cho 01 thành viên hộ gia đình vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội áp dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây là đối tượng được Đảng và Nhà nước quan tâm, dành nhiều chính sách hỗ trợ. Tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP  ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng đã có những quy định để tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn thì không phải thế chấp tài sản, trừ các tổ chức kinh tế thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 2 Nghị định này. Riêng đối với hộ nghèo được miễn lệ phí  làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn. Mục đích của việc tạo điều kiện cho người dân vay vốn là nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội của Chính phủ.

Trên cơ sở đó, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thấy rằng, nội dung Giấy ủy quyền cho một thành viên trong hộ gia đình đại diện hộ gia đình đứng tên vay vốn và thực hiện các giao dịch với Ngân hàng chính sách xã hội không phát sinh thù lao và không liên quan đến chuyển quyền sử dụng bất động sản. Do đó, để tạo thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác thi thực hiện vay vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực có thể vận dụng quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch để chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền  vay vốn  giữa hộ gia đình và Ngân hàng Chính sách xã hội.

(Vướng mắc chứng thực Giấy ủy quyền khi có nhiều người ủy quyền)

Phí chứng thực chữ ký là 10.000đ/trường hợp theo quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực. Việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền vay vốn phải tuân thủ theo quy định tại mục 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và điểm b, mục 2 phần I phụ lục mẫu lời chứng, mẫu số chứng thực ban hành kèm theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền

Kể từ ngày 20/4/2020, Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có hiệu lực thi hành, thay thế cho Thông tư 20/2015/TT_BTP.

Theo đó, đối với giấy Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện theo thủ tục chứng thực chữ ký.

Cụ thể, Điều 14 quy định như sau:

Điều 14. Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP

1. Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.

2. Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Như vậy, kể từ ngày 20/4/2020, Giấy ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chứng thực chữ ký. Đối với ủy quyền vay vốn tại các ngân hàng khác không thuộc trường hợp tại Điều 14 Thông tư 01/2020/TT_BTP thì sẽ thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Rubi

Từ khóa » Giấy ủy Quyền Vay Ngân Hàng