Chứng Tiểu Nhiều Lần - Nguyên Nhân Và Cách Trị
Có thể bạn quan tâm
Tiểu nhiều có thể do sinh lý như uống nhiều nước, uống các chất lợi tiểu, do các thuốc lợi tiểu ở thận (thuốc trợ tim, thuốc huyết áp) cũng có thể do bệnh lý như viêm nhiễm ở thận, bệnh thận mạn, đái tháo đường, đái tháo nhạt...
Nguyên nhân gây ra chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm
Được chia làm 2 nhóm: tại chỗ và toàn thân.
Nhóm tại chỗ: Nhiễm trùng tiểu tại thận, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo. Nhiễm trùng bàng quang cũng là nguyên nhân gây tiểu nhiều, nếu cấp tính bàng quang căng lên thì đau (bụng dưới) nên phải đi tiểu thường xuyên. Viêm mạn thì bàng quang co nhỏ nên không trữ được nhiều nước tiểu.
Đối với bệnh viêm bàng quang mô kẽ: (không thấy vi sinh gây bệnh) có thể tiểu nhiều lần trong 1 giờ. Bàng quang tăng hoạt (OAB-over active bladder) được cho là do thần kinh trong thành bàng quang bị kích thích nhiều. Người ta còn thấy bướu bàng quang (lành hay ác tính) gây viêm, chảy máu. Bướu khi to chèn ép gây rối loạn đi tiểu.
Tuyến tiền liệt: Trên thực tế nhiều người mắc bệnh tuyến tiền liệt cũng gây ra tình trạng tiểu nhiều. Tuyến tiền liệt to (theo tuổi) chèn ép đường ra, tiểu khó, tiểu không hết. Tồn lưu nước tiểu nhiều, mỗi lần tiểu được ít nên phải tiểu nhiều lần. Tuyến tiền liệt to có thể là bướu lành hay bướu ác (ung thư). Viêm tuyến tiền liệt thường ở người trẻ cấp tính có triệu chứng đau, tiểu khó. Mạn tính thì nóng, rát, buốt, kích thích đi tiểu, buồn bực.
Bệnh ở tuyến tiền liệt gây tiểu nhiều.
Sa sàn chậu ở phụ nữ có thể làm sa bàng quang, tử cung hay ruột. Có thể gây tiểu khó, tiểu không hết, tiểu són...
Nhóm toàn thân: Người ta thường thấy nội tiết có vấn đề cũng khiến cho tình trạng tiểu nhiều trong đó phải kể đến bệnh đái tháo đường. Khi đó chất nội tiết insulin thiếu hay vô hiệu làm đường trong máu cao phải thải ra qua thận kéo theo nước. Lượng nước tiểu nhiều (đa niệu) nên đi tiểu nhiều lần. Đái tháo đường còn tổn hại dây thần kinh, làm cảm giác và vận động của bàng quang giảm.
Đái tháo nhạt ít gặp hơn, do thiếu chất nội tiết ADH. Nước tiểu có thể đến vài chục lít mỗi ngày. Suy tuyến giáp gây mệt mỏi, ảnh hưởng thần kinh bàng quang. Mãn kinh: estrogen giảm gây thay đổi niêm mạc âm đạo, niệu đạo.
Thừa cân béo phì cũng làm tăng tỷ lệ tiểu són. Hoặc bệnh ngưng thở lúc ngủ: hay gặp ở người ngủ ngáy, thức giấc rồi đi tiểu đêm.
Những biến chứng của chứng tiểu nhiều
Tuyến tiền liệt ở vùng cổ bàng quang. Viêm tuyến tiền liệt tạo cảm giác mắc tiểu thường xuyên. Ung thư bàng quang hay tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển gây tiểu máu và rối loạn đi tiểu. Tuy nhiên, số lần đi tiểu không phản ánh trực tiếp chức năng thận. Lượng nước tiểu có thể phản ánh chức năng thận. Lượng nước tiểu giảm, thậm chí vô niệu khi suy thận cấp nặng hay suy thận mạn giai đoạn cuối. Lượng nước tiểu có thể tăng trong suy thận cấp mức độ nhẹ, suy thận đang phục hồi, suy thận mạn giai đoạn nhẹ - vừa.
Phát hiện suy thận qua nhận xét lượng nước tiểu bất thường rồi tư vấn y khoa. Các xét nghiệm cơ bản về chức năng thận là urea/máu, BUN, creatinine/máu và chi phí không cao. Nhưng để điều tra nguyên nhân thì phải khảo sát thêm nhiều.
Cần làm gì?
Ở những người mắc chứng tiểu nhiều thường có các dấu hiệu: Tăng cảm giác muốn đi tiểu, tiểu không kiểm soát được, có cảm giác đau khi đi tiểu, đi tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng, có thể có cục máu đông trong nước tiểu, đau bụng dưới, bàng quang căng tức, đau vùng lưng hông... do đó nhiều người thường mắc sai lầm là hạn chế uống nước. Nếu bạn uống quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe. Vì thế, vẫn uống nước đầy đủ hàng ngày, đối với người lớn là từ 2-2,5 lít bao gồm nước uống và nước canh, nước rau.
Hầu hết, chứng tiểu nhiều không do các bệnh nguy hiểm nhưng gây phiền toái trong sinh hoạt, công việc, mất ngủ... Giải quyết triệu chứng tiểu nhiều phải tìm nguyên nhân. Có thể bắt đầu bằng điều chỉnh lối sống như: Nên hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để giảm việc đi tiểu về đêm; Tránh các loại đồ uống có cồn (rượu, bia) vì nó làm lợi tiểu, như vậy sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn; Hạn chế hoặc giảm việc uống nước chè và cà phê vì chất caffein có tác dụng như một chất lợi tiểu.
Mặt khác, tránh dùng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát; Hạn chế các thực phẩm có tính axit như nước vắt cam, chanh, bưởi, khế, sấu... vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang làm cho bạn phải đi tiểu nhiều; Tránh dùng các loại nước uống có gas vì những đồ uống có gas cũng rất dễ kích thích bàng quang gây đi tiểu nhiều; Không nên dùng nhiều thực phẩm, gia vị nóng và ngọt vì chúng gây lợi tiểu. Mỗi khi phải dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó, cần nói cho bác sĩ biết để tránh kê các thuốc gây lợi tiểu. Điều quan trọng nhất là cần khám để phát hiện và điều trị sớm các bệnh là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều. Nếu có viêm nhiễm đường tiết niệu thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày
-
Đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày: Nguyên Nhân Và Cách Chữa
-
[ BẬT MÍ ] 9 Cách Chữa đi Tiểu Nhiều Lần Từ Dân Gian Và Đông Y
-
Đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày Cảnh Báo Bệnh Gì? | Vinmec
-
Bài Thuốc Dân Gian Chữa đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày
-
Top 13+ Cách Chữa Tiểu Nhiều Lần Tại Nhà Hiệu Quả Cao Nhất
-
Tiểu Nhiều Lần - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bài Thuốc Dân Gian Chữa đi Tiểu Nhiều Lần Cực Hay
-
Cách Chữa Tiểu Nhiều Lần Tại Nhà Tốt Nhất Hiện Nay
-
Đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày Là Bệnh Gì? 4 Nguyên Nhân Thường Gặp
-
Mách Bạn 4 Cách Chữa Tiểu đêm Nhiều Lần Tại Nhà & Khi Nào đi Cần ...
-
Thuốc Chữa Tiểu đêm Tốt Nhất, Mẹo Chữa Tiểu đêm Hiệu Quả Từ Bác Sĩ
-
Tiểu đêm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phòng Ngừa
-
Tiểu đêm Nhiều Lần Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Do đâu
-
Đi Tiểu Nhiều Có Phải Là Biểu Hiện Bệnh Lý Hay Không?