Chủng Tử - Chuavanhanh

Từ điển Phật họcChủ trươngThích Nguyên LộcBiên tậpThích Nguyên HùngViên LợiTuệ LạcChùa Vạn Hạnh3 rue du Souvenir Français44800 Saint HerblainEmail vanhanh@vanhanh.frSite http://www.vanhanh.fr Tìm theo chữ Tiếng ViệtFrançaisEnglish中文Sankrit,Pali Tìm theo vần a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z Tìm theo đề tài :Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật họcSong ngữVN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Chủng tử 種子 bīja
Chủng tử nguyên nghĩa chỉ cho hạt giống thực vật, Phật giáo mượn ý nghĩa này để làm ví dụ chỉ cho căn cứ khởi sinh ra các hiện tượng. Những hành vi ở thế gian, sau khi phát sinh nó để lại một năng lực tiềm tàng, giống như hạt giống được lưu trữ trong lòng đất, năng lực này sẽ làm nguyên nhân sinh khởi những hành vi tương lai hoặc ảnh hưởng đến những hành vi tương lai. Nguồn năng lực ấy gọi là chủng tử. Nói một cách tổng quát, ở thời kỳ đầu tiên, Phật giáo xem năng lực tiềm tàng của nghiệp thiện, nghiệp ác cùng với những quả báo của nó tồn tại liên tục, không gián đoạn ví như những hạt giống. Đến thời kỳ Phật giáo bộ phái, đặc biệt là phái Kinh lượng bộ, Hoá địa bộ… cho rằng, chủng tử chính là năng lực duy trì sự sinh tồn của nhân loại. Phật giáo Đại thừa, Du-già hành phái thì cho rằng, chủng tử chính là yếu tố cấu thành và duy trì Thức a lại da thức, đồng thời, chủng tử có công năng làm sinh khởi các hiện hành. Thuyết này chính là khái niệm quan trọng nhất trong hệ thống tư tưởng của tông Duy thức. Duy thức tông cho rằng, chủng tử nằm trong Thức a-lại-da làm nguyên nhân phát sinh hiện thật (chủng tử sinh hiện hành), đồng thời hiện hành cũng ảnh hưởng lên kết quả (hiện hành huân chủng tử), hoặc làm nguyên nhân phát sinh chủng tử tương tự (chủng tử sinh chủng tử). Thuật ngữ liên quan đến chủng tử còn có từ tập khí (vāsanā) và huân tập. Thời xưa còn có thuật ngữ ‘phiền não tập khí’, trong tư tưởng Duy thức học, từ này cùng khái niệm với từ chủng tử. Chủng tử gồm có danh ngôn chủng tử (tức là chủng tử hình thành do khái niệm, ngôn ngữ, còn gọi là đẳng lưu tập khí), nghiệp chủng tử (chủng tử hình thành do hành vi, do nghiệp, rồi nghiệp là phát sinh ra hành vi, còn gọi là dị thục tập khí). Đặc tính của chủng tử Một cách tổng quát, có sáu đặc tính của chủng tử. (1) Sát-na diệt. Thể của nó vừa sinh tức thì diệt một cách vô gián, có công lực đặc sắc mới có thể thành chủng tử. Đặc tính này loại ra những gì là pháp thường hằng. Cái gì thường hằng không biến chuyển thì không thể nói nó có khả năng phát sinh tác dụng. (2) Quả câu hữu. Cái cùng với pháp là quả hiện hành đã được sản sinh, cùng hiện hữu và cùng hòa hiệp, mới có thể làm chủng tử. Đặc tính này loại bỏ những gì tồn tại trước nó, sau nó và ly cách nó. Hiện hành và chủng tử khác loại, không chống nhau, đồng thời hiện hữu trong cùng một thân, cái đó mới có khả năng phát sinh tác dụng. Không phải như chủng tử cùng loại sinh sản lẫn nhau, cái trước và cái sau chống nhau, tất không thể cùng hiện hữu. Tuy nhân và quả có trường hợp cùng hiện hữu hay không cùng hiện hữu, nhưng chỉ trong thời hiện tại mới có thể có tác dụng như là nhân, vì cái chưa sinh và cái đã diệt không có tự thể. Y trên cái sản sinh quả hiện tại mà đặt tên chủng tử, chứ không phải y trên trường hợp nó dẫn sinh cái cùng loại mà gọi là chủng tử, do đó cần phải nói chủng tử là cái cùng tồn tại với quả. (3) Hằng tùy chuyển. Trong một thời gian dài cần phải tồn tại như một chủng loại duy nhất liên tục cho đến giai đoạn cứu cánh, như thế mới có thể thành chủng tử. Đặc tính này loại trừ các chuyển thức vốn chuyển dịch một cách gián đoạn, vì như vậy không tương ưng với chủng tử. Đặc tính này cũng chỉ rõ tính cách tự loại sinh sản lẫn nhau của chủng tử. (4) Quyết định tính. Chủng tử phải là cái quyết định bản chất của công năng dẫn sinh thiện ác tùy theo ảnh hưởng của nhân. Đặc tính này bác bỏ quân điểm của các bộ phái khác cho rằng nhân của dị tính sản sinh quả của dị tính cũng mang ý nghĩa nhân duyên. (5) Đãi chúng duyên. Chủng tử là loại công năng đặc biệt khi hội hiệp đủ các điều kiện riêng biệt của nó. Đặc tính này bác bỏ quan điểm của Ngoại đạo cho rằng do nguyên nhân tự nhiên, chứ không do hội đủ các điều kiện, quả thường xuyên được sản sinh một cách đột nhiên. Hoăc bác bỏ quan điểm các bộ phái khác cho rằng các duyên vốn hằng hữu chứ không phải không tồn tại. Ở đẩy nêu rõ các điều kiện (duyên) cần hội đủ không có tính hằng hữu. Do đó, chủng tử không thường xuyên ngẩu sinh quả. (6) Dẫn tự quả. Dẫn sinh kết quả của riêng nó. Chủng tử là cái, từng loại riêng biệt, dẫn sinh các quả sắc, tâm từng loại riêng biệt. Đặc tính này bác bỏ quân điểm của Ngoại đạo cho rằng một nhân độc nhất sản sinh hết thảy quả. Cũng bác bỏ các bộ phái khác cho rằng sắc tâm các thứ làm nhân duyên cho nhau. a. Duy chỉ công năng sai biệt trong Bản thức mới có đủ sáu đặc tính này để thành chủng tử; ngoài ra là không thể. Ở ngoại giới, như thóc lúa các thứ, vốn là biến thái của thức, cho nên giả lập chúng là chủng tử, nhưng không phải là chủng tử thực nghĩa. b. Thế lực của loại chủng tử này sản sinh quả chính thức và gân gũi nhất được gọi là sinh nhân. Khi nó dẫn sinh quả dư tàn xa khiến không đột nhiên dứt tuyệt, bấy giờ được gọi là dẫn nhân. c. Nội chủng sinh trưởng tất do huân tập; trực tiếp sản sinh quả. Đó là nhân duyên tính. Ngoại chủng hoặc được huận tập hoặc không; nó làm tăng thượng duyên để tác thành quả được sản sinh. Nhân duyên của quả kia như vậy phải là nội chủng. Vì quả được sản sinh từ chủng tử có đặc tính chung.

Từ khóa » Chủng Tử