Chứng Từ Gốc được Lập Vào Thời điểm Nào? - Luật Sư X

Chứng từ gốc có vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định cao về mặt giá trị pháp lý. Một số văn bản chứng từ gốc quan trọng của doanh nghiệp có thể kể đến như VAT, phiếu nhập kho, phiếu thu… Vậy Chứng từ gốc được lập vào thời điểm nào? Cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chứng từ gốc được lập vào thời điểm nào?

  • Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ KT. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ.
  • Chứng từ KT phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ KT nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định.
  • Nội dung nghiệp vụ trên chứng từ KT không được viết tắt, tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ KT thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
  • Chứng từ KT phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ KT cho một nghiệp vụ thì nội dung các liên phải giống nhau.
  • Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ KT phải chịu trách nhiệm về nội dung trên đó.
Chứng từ gốc được lập vào thời điểm nào?
Chứng từ gốc được lập vào thời điểm nào?

Chứng từ gốc là gì?

Chứng từ gốc là một khái rất quan trọng mà mỗi học viên cần hiểu rõ và nhận biết chúng. Chứng từ gốc là chứng từ được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là chứng từ có giá trị pháp lý quan trọng nhất. Ví dụ như Hoá đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu thu v.v.

Phân loại chứng từ kế toán trong doanh nghiệp

Phân loại theo vật mang tin

Theo vật mang tin thì chứng từ có thể chia làm 2 loại: Chứng từ bằng giấy và chứng từ điện tử:

  • Chứng từ bằng giấy là những chứng từ mà các nội dung của nó được lưu giữ trên vật liệu làm bằng giấy.
  • Chứng từ điện tử thì thông tin được mã hoá và lưu giữ trên vật mang tin như băng, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.

Phân loại theo công dụng

Chứng từ có thể chia thành chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.

Chứng từ gốc

Chứng từ gốc là một khái rất quan trọng mà mỗi học viên cần hiểu rõ và nhận biết chúng. Chứng từ gốc là chứng từ được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là chứng từ có giá trị pháp lý quan trọng nhất. Ví dụ như Hoá đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu thu v.v.

Chứng từ gốc được chia thành hai loại nhỏ là chứng từ mệnh lênh và chứng từ chấp hành: Trong đó:

  • Chứng từ mệnh lệnh là chứng từ dùng để truyền đạt các lệnh sản xuất, kinh doanh hoặc công tác nhất định như lệnh xuất kho, lệnh chi v.v. Chứng từ mệnh lệnh không được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.
  • Chứng từ chấp hành là chứng từ dùng để ghi nhận các lệnh sản xuất kinh doanh đã được thực hiện và là căn cứ để ghi sổ kế toán như Phiếu thu, Phiếu chi v.v. Các chứng từ gốc có thể do đơn vị tự lập hoặc thu nhận từ bên ngoài. Ví dụ như Phiếu xuất kho là do đơn vị tự lập, Hoá đơn GTGT mà đơn vị nhận được từ người cung ứng vật tư là thu nhận từ bên ngoài.

Chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ là những chứng từ dùng để tập hợp số liệu của các chứng từ gốc cùng loại; cùng nội dung nghiệp vụ để trên cơ sở đó kế toán ghi chép số liệu vào sổ kế toán. Chứng từ ghi sổ không có giá trị pháp lý như chứng từ gốc. Nó chỉ có giá trị khi có các chứng từ gốc liên quan đi kèm.

Phân loại theo tính chất pháp lý

Chứng từ kế toán có thể phân biệt thành hai loại. Đó là chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn.

  • Chứng từ bắt buộc là những chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc do yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Ví dụ như Hoá đơn GTGT. Đối với loại chứng từ bắt buộc, Nhà nước tiêu chuẩn hoá về quy cách; biểu mẫu; chỉ tiêu phản ánh trong chứng từ; mục đích và phương pháp lập chứng từ. Loại chứng từ bắt buộc được áp dụng thống nhất cho các lĩnh vực kinh tế và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
  • Chứng từ hướng dẫn: là những chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ đơn vị. Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng làm cơ sở để các đơn vị dựa trên đó mà vận dụng một cách thích hợp vào từng tình huống cụ thể. Chẳng hạn như Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tục xin giấy chứng tử
  • Đi công chứng có cần bản gốc không?
  • Chứng từ khấu trừ thuế tncn là gì? Để làm gì và mua ở đâu?

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chứng từ gốc được lập vào thời điểm nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Có mấy cách phân loại chứng từ gốc?

– Phân loại theo vật mang tin.– Phân loại theo công dụng.– Phân loại theo tính chất pháp lý.

Dựa theo nội dung kinh tế, chứng từ được chia thành mấy loại?

Chứng từ có thể phân chia thành năm loại:– Chứng từ về lao động tiền lương.– Chứng từ về hàng tồn kho. – Chứng từ về tiền tệ.– Chứng từ về bán hàng.– Chứng từ về TSCĐ.

Một chứng từ gốc gồm những yếu tố cơ bản nào?

Các yếu tố cơ bản của một chứng từ gốc:– Tên và số hiệu của chứng từ kế toán.– Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán.– Tên và đòa chỉ của đơn vò và cá nhân lập chứng. …– Tên và đòa chỉ của đơn vò và cá nhân nhận chứng. …– Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.– Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế

5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Chứng Từ Gốc Là Chứng Từ Kế Toán