Chuối Cô đơn Là Gì? Cách Sử Dụng Chuối Cô đơn Ngâm Rượu

Chuối cô đơn là gì? Chuối cô đơn có nhiều tên gọi khác như: chuối bạc hà, chuối hột mồ côi, chuối cô độc,…Đây là một loại chuối thường mọc trong các rừng sâu và có công dụng cực kỳ tốt dùng để chữa bệnh.

Tuy nhiên để hiểu rõ hơn Chuối cô đơn là gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Mục lục bài viết

Toggle
  • Chuối cô đơn là gì?
  • Đặc điểm của chuối cô đơn
  • Các bộ phận của chuối cô đơn
    • Bắp chuối
    • Trái chuối
  • Lý do lại gọi là chuối cô đơn
  • Công dụng của chuối cô đơn
    • Chuối cô đơn hỗ trợ điều trị sỏi thận
    • Chuối cô đơn giúp điều trị tiểu đường
    • Trị sưng tấy, phù nề
    • Hạt chuối cô đơn chữa táo bón ở trẻ
    • Hỗ trợ chữa đau bụng và cảm mạo
  • Cách sử dụng chuối cô đơn ngâm rượu
  • Những lưu ý khi sử dụng chuối cô đơn
    • Những đối tượng có thể sử dụng chuối cô đơn

Chuối cô đơn là gì?

Chuối cô đơn có nhiều tên gọi khác như: chuối bạc hà, chuối hột mồ côi, chuối cô độc,…Đây là một loại chuối thường mọc trong các rừng sâu và có công dụng cực kỳ tót dùng để chữa bệnh. Chuối cô đơn có hình dáng giống như những bông sen.

Chuối cô đơn là gì?
Chuối cô đơn là gì?

 Đây là loại chuối được phát hiện bởi người dân tộc vùng thiểu số ở trong vùng rừng sâu. Ngày nay, chuối khá phổ biến ở những khu vực miền núi, các tỉnh miền Trung và miền Bắc nước ta, có thể kể đến như: Quảng Nam, Lâm Đồng, Gia Lai, Kom Tum,…Hiện nay, loại chuối này khá quý hiếm và được truy lùng nhiều vì thế mà việctìm kiếm còn hạn chế, khó khăn hơn.

Xem ngay: Chuối tiêu là chuối gì? Tác dụng tuyệt vời của chuối tiêu

Đặc điểm của chuối cô đơn

Chuối Cô đơn – tên khoa học là Ensele glaucum (Roxb) E. E Cheesman (Musa glauca Rozb), thuộc họ Chuối – Musaceae. Chuối cô đơn được người dân tộc thiểu số tìm thấy trong rừng sâu với màu xanh cốm ở thân cây, hoa chuối cũng màu xanh mạ chứ không đỏ như chuối ta.

Điều đặc biệt là cây không nhảy cây con trong quá trình sinh trưởng mà chỉ mọc đơn độc một mình cho đến khi ra hoa kết trái và héo cây.

Đặc điểm của chuối cô đơn
Đặc điểm của chuối cô đơn

Cây được nhân giống nhờ những bông hoa chuối rụng xuống đất mọc lên thành cây mới. Thân và gốc cây chuối phình to như chân voi nên một số nơi gọi nó là chuối chân voi. Cây mọc đơn độc không thành cụm. Chính vì thế mà trong quả cây có nhiều dưỡng chất tích hợp có thể.

Cây cao tầm 3m, đường kính có thể lên tới 0,6m thon dần và gốc bự. Bản lá lớn xanh mạ từ 0,6m ngang và dài tầm 3m. Ngoài thân cây có phủ lớp phấn trắng. Loại chuối này hiếm và rất khó ra hoa nhưng khi ra lại rất kỳ lạ vì hình dạng lẫn màu sắc.

Các bộ phận của chuối cô đơn

Bắp chuối

Loại này rất to được các nhà hàng ưa chuộn, tuy nhiên thời gian thu hoạch đươc lưu trữ sử dụng khoản 4 ngày, nếu trữ lanh bắp chuối sẽ bị bấm không ngon. Còn nếu mới khai thác bắp loại này ngon hơn chuối nhà rất nhiều.

Trái chuối

Chuối cô đơn này có quả rất tròn, ngắn, ú nu, và trái rất dày, không có thon dài như chuối nhà, hay nhỏ thon dài như chuối hột rừng khác. Mỗi quả chuối cho rất nhiều hạt, có kích thước gắp 1,5 đến 2 lần so với chuối hột rừng thông thường. 1 buồn chuối loại này có thể cho 1,5 đến 2kg chuối hột cô đơn.

Vì cây sinh sản thông qua hạt chứ không nhảy cây con như chuối thường nên sinh trưởng và phát triển ít, chậm, rất thấp. Nhưng vì nhiều công dụng trong chữa bệnh nên cây đang được chú ý và nhân giống nhiều hơn. Cũng vì quý và hơi hiếm nên giá trị cao, đem lại thu nhập lớn.

Xem thêm: Lá chuối là gì? Các món ăn siêu ngon từ lá chuối

Lý do lại gọi là chuối cô đơn

Vì sao mà người dân tộc họ rất trân quý cây chuối cô đơn. Bởi chính cây chuối đã cứu sống những căn bệnh mà trước kia khoa học chưa thể can thiệp. Ngoài ra, cây chuối đem đến bữa cơm, cứu đói cứu khát và gắn liền với lịch sử người mẹ vĩ đại, một mối tình đẹp nên câu chuyện cổ tích.

Xưa kia, buôn làng kể lại rằng trước cho một đôi nam nữ yêu nhau sâu đắm nhưng vì bị cấm cản đã dắt nhau bỏ đi. Người chồng do bệnh tật sợ liên lụy mà tự vẫn để lại cô gái bơ vơ bụng mang dạ chửa.

Lý do lại gọi là chuối cô đơn
Lý do lại gọi là chuối cô đơn

Cô vẫn quyết ngồi chờ người con trai ấy và chết đi vì kiệt sức. Tại nơi đó mọc lên cây chuối cô đơn nhất quyết không sinh cây con mà một mình đơn độc nuôi buồng chuối chín và chết đi. Câu chuyện nhắc nhở rằng khi nhìn thấy cây chuối cô đơn là nhớ về người mẹ hào hùng năm xưa đã vĩ đại biết bao.

Hiện nay, để bảo tồn giống chuối cô đơn, năm 2016, Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ, Ban Hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khảo sát việc thực hiện mô hình bảo tồn, phát triển giống chuối cô đơn Phước Bình tại huyện Bác Ái.

Công dụng của chuối cô đơn

Chuối cô đơn hỗ trợ điều trị sỏi thận

Hạt chuối cô đơn tách ra khỏi quả và rửa sạch phơi khô. Dùng khoảng 10gr đem tán bột mịn hòa với nước sôi dùng uống hằng ngày. Hoặc có thể đem trái chuối cô đơn đem sắt lát không cần bỏ vỏ, phơi khô và đun nước uống hằng ngày. Thời gian chữa có thể từ khoảng 3 tháng.

Chuối cô đơn giúp điều trị tiểu đường

Dùng củ của cây chuối cô đơn sau khi cây đã chết còn lại. Đem vắt đi lấy nước uống hằng ngày sẽ giúp hạ đường huyết hiệu quả.

Trị sưng tấy, phù nề

Cũng dùng củ chuối hoặc trái chuối, hạt chuối phơi khô đem đun nước uống hằng ngày.

Hạt chuối cô đơn chữa táo bón ở trẻ

Hạt chuối này rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là độ an toàn cao đối với mọi lứa tuổi. Với trẻ em, dùng hạt này rất tốt cho cơ thể, giúp chữa các chứng như táo bón, đau bụng lạnh, cảm mạo… Dùng hạt đem rửa sạch, rồi phơi khô, sao vàng hạ thổ, cho trẻ ăn… sẽ giúp chữa bệnh rất tốt.

Hạt chuối cô đơn chữa táo bón ở trẻ
Hạt chuối cô đơn chữa táo bón ở trẻ

Hỗ trợ chữa đau bụng và cảm mạo

Chữa đau bụng, cảm mạo nhờ dùng rễ cây chuối cô đơn đem rửa sạch, phơi khô, xao vàng hạ thổ sắc nước uống.

Ngoài chữa bênh, bẹ chuối non được dùng trong nấu ăn như: môn, mùng. Đem nấu canh hay xào, om đều rất ngon, không chất bảo quản hay thuốc sâu lại lạ miệng rất ngon.

Cách sử dụng chuối cô đơn ngâm rượu

Quả chuối cô đơn khi chín thường sẽ được dùng để ngâm rượu dùng dần, vừa bảo quản được lâu lại làm tăng công dụng từ quả chuối cô đơn hơn như sau:

Buồng chuối đem về đợi chín đều sau đó lột hết vỏ đem phơi khô nguyên quả hoặc thái mỏng phơi khô. Tiếp tục đem xao vàng lên hoặc nướng trên than hồng cho rượu ra màu ngà đỏ. Khi chuối khô đem tráng qua một nước rượu sau đó ngâm trong rượu nếp 45 độ. Để rượu ngập mặt chuối hoặc tỷ lệ 1:1. Sau 1 đến 2 tháng là có thể sử dụng, mỗi lần dùng thường 1 ly nhỏ trước khi ăn.

Những lưu ý khi sử dụng chuối cô đơn

Hiện nay việc khai thác chuối cô đơn rất hạn chế vì cây khá hiếm, mọc ở rừng sâu hoặc trong các bản làng. Mà họ lại rất trân quý cây chuối cô đơn nên không cho phép khai thác bừa bãi. Chính vì thế mọi người nên sáng suốt khi đi mua loại thảo dược này. Tránh nhầm lẫn với các loại chuối hột thông thường đẩy giá lên quá cao. Hoặc khi mua cần lựa chọn địa chỉ uy tín, hàng chất lượng không ẩm mốc.

Những đối tượng có thể sử dụng chuối cô đơn

  • Bệnh nhân bị hư thận.
  • Bệnh nhân đau nhức xương khớp.
  • Người bị táo bón lâu năm.
  • Người đang trong quá trình điều trị ung thư.
  • Người bệnh tiểu đường.
  • Người bị bệnh phù thũng.
  • Người yếu sinh lý.
  • Trẻ em bị đau bụng, cảm mạo.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Chuối cô đơn là gì? nhé!

Phạm Vũ Dương Sơn Hotline: 0379.720.449 Email: phamvuduongson@gmail.com Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú Chỉ đường Website: phamvuduongson.com

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh          • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà         • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449         • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc         • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm

Từ khóa » Tác Dụng Của Chuối Hột Cô đơn