Chuỗi Cung ứng Dược Phẩm Hoạt động Như Thế Nào? - Babuki JSC
Có thể bạn quan tâm
Thị trường dược phẩm Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, chứng kiến sự ra đời và chấp nhận ngày càng tăng với các loại thuốc và liệu pháp điều trị đắt tiền hơn, tác dụng tốt hơn với triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều loại sản phẩm và liệu pháp khác nhau có vòng đời sản phẩm ngắn hơn và các yếu tố khác đã tạo ra sự phức tạp mới cho chuỗi cung ứng dược phẩm, trong khi đang trong quá trình chuyển dịch từ chuỗi cung ứng truyền thống (hiện tại) sang một chuỗi chuỗi cung ứng kỹ thuật số.
Nhiều áp lực khác nhau đang thúc đẩy ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe đi theo những hướng mới, dẫn đến nhu cầu về một mô hình chuỗi cung ứng khác. Một vài ví dụ như: Các cách thức mà thuốc được đánh giá, phê duyệt và giám sát tiếp tục phát triển; Các công nghệ mới đã xuất hiện cho phép hiệu quả cao hơn đối với các hoạt động sản xuất và phân phối, tăng tốc độ giao tiếp với bệnh nhân.
Mặc dù nỗ lực và chi phí đáng kể đã được dành để đổi mới, phát triển và tiếp thị thuốc hiệu quả hơn, nhưng chỉ có nỗ lực tối thiểu để cải tiến lại các hoạt động sản xuất và phân phối hoặc điều chỉnh mạng lưới chuỗi cung ứng dược phẩm. Các chuyên gia trong ngành báo cáo rằng hầu hết các công ty dược phẩm có chuỗi cung ứng phức tạp, không hiệu quả, sử dụng kém và không đủ trang bị để đáp ứng được với các sản phẩm đang được lưu hành.
Những thay đổi đang đến với chuỗi cung ứng dược phẩm. Nguyên nhân gốc rễ cho những thay đổi này là gì? Trước khi xem xét những thay đổi có thể xảy ra, hãy xem cách thức mạng lưới chuỗi cung ứng dược phẩm ngày nay hoạt động. Đầu tiên, chuỗi cung ứng là gì? Một chuỗi cung ứng bắt đầu từ việc phát triển sản phẩm và kết thúc ở người tiêu dùng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng Dược phẩm hoạt động như thế nào?
Các thành phần chính của mạng lưới chuỗi cung ứng dược phẩm là nhà sản xuất, nhà phân phối bán buôn và hệ thống bán lẻ (nhà thuốc).
Nhà sản xuất thuốc kê đơn dược phẩm
Nói chung, các nhà sản xuất thuốc thuộc các nhóm sản xuất sau:
- Biệt dược (sản phẩm được cấp bằng sáng chế) (ví dụ: Pfizer, Merck, Novartis)
- Thuốc gốc (generic) (Mylan, Roxane, Barr)
- Sản phẩm sinh học
- Sản phẩm tương tự sinh học (các phiên bản tương tự sinh học của các sản phẩm sinh học)
Các nhà sản xuất thuốc biệt dược (đa số là các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia: GSK, Sanofi, Merck,…) dành một phần ngân sách của họ cho việc nghiên cứu và phát triển các liệu pháp điều trị bằng thuốc mới trong khi các nhà sản xuất thuốc gốc (generic) thì không. Các nhà sản xuất thuốc gốc tập trung vào sản xuất các hợp chất gốc cạnh tranh trực tiếp với phiên bản được cấp bằng sáng chế ban đầu sau khi bằng sáng chế tương ứng đã hết hạn.
Các nhà sản xuất dược phẩm quản lý việc phân phối các sản phẩm thuốc từ nơi sản xuất đến các nhà phân phối thuốc và trong một số trường hợp, trực tiếp phân phối tới các chuỗi nhà thuốc, nhà thuốc chuyên khoa, kênh bệnh viện.
Các nhà sản xuất thuốc kê đơn có ảnh hưởng lớn nhất đến việc định giá thuốc theo toa. Họ phân tích nhu cầu và mức độ cạnh tranh trong tương lai và dự báo chi phí tiếp thị để định giá bán niêm yết, trước khi áp dụng bất kỳ khoản chiết khấu, giảm giá hoặc giảm giá nào khác. Đây là giá cơ bản mà tại đó các nhà phân phối bán buôn mua các sản phẩm thuốc theo đơn. Các nhà sản xuất có thể áp dụng một số chiết khấu và giảm giá dựa trên các yếu tố bao gồm thị phần, % thanh toán nhanh chóng. Các nhà phân phối bán buôn được trả phí dịch vụ phân phối cho các dịch vụ của mình, dựa trên tỷ lệ % trên giá niêm yết. Phí dịch vụ phân phối bao gồm quản lý tài chính, dịch vụ phân phối, quản lý hàng tồn kho và xử lý dữ liệu. Thỏa thuận hợp đồng giữa nhà phân phối bán buôn và nhà sản xuất có thể bao gồm chiết khấu khi thanh toán nhanh chóng và mua số lượng lớn.
Nhà phân phối bán buôn dược phẩm (Nhà phân phối)
Vai trò của nhà phân phối trong quản lý chuỗi cung ứng ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe là làm cho quá trình mua sản phẩm thuốc từ các nhà sản xuất dược phẩm trở nên hiệu quả hơn. Các nhà phân phối bán buôn (Zuellig Pharma, DKSH, Dược phẩm Hoàng Đức,…) kết nối khoảng 60.000 nhà thuốc trên toàn quốc. Điều này cho phép các nhà sản xuất vận chuyển số lượng lớn thuốc đến một số lượng tương đối nhỏ các kho của nhà phân phối so với việc vận chuyển đến hàng chục nghìn nhà thuốc. Một số nhà phân phối chuyên kinh doanh một số nhóm sản phẩm cụ thể, chẳng hạn như sinh học hoặc cho các nhóm khách hàng cụ thể hoặc theo khu vực / vùng miền.
Ngày nay, các nhà phân phối bán buôn cung cấp một loạt các dịch vụ chuyên biệt như phân phối thuốc đặc biệt, đóng gói lại sản phẩm dược phẩm, dán nhãn phụ, dịch vụ đơn hàng trực tuyến (online), chương trình mua lại / thu hồi sản phẩm thuốc, dịch vụ quản lý bệnh nhân (patient solutions),…
Bằng cách kết hợp sức mua, nhà phân phối có thể giúp các nhà thuốc nhỏ hơn đàm phán tốt hơn với các nhà sản xuất thuốc gốc (generic). Doanh thu của các nhà phân phối dược phẩm thường được tính dựa trên sự chênh lệch giữa số tiền họ dự kiến phải trả cho nhà sản xuất dược phẩm và số tiền họ nhận được khi bán thuốc cho khách hàng bán lẻ (nhà thuốc) hoặc nhóm khách hàng khác.
Do áp lực giảm chi phí, các nhà phân phối bán buôn hiện tập trung vào việc chuyển đổi từng bước mô hình phân phối truyền thống thành một mô hình kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp. Điều này được thực hiện bằng cách tối đa hóa lợi thế theo quy mô, tối ưu hóa hiệu quả vận hành trong mô hình phân phối và ghi nhận hiệu quả tài chính như chiết khấu thanh toán nhanh chóng.
Kênh bán lẻ (Nhà thuốc)
Kênh bán lẻ nhà thuốc có thể bao gồm các nhà thuốc độc lập và chuỗi nhà thuốc.
Kênh nhà thuốc chiếm khoảng 30% thị trường thuốc kê đơn. Kênh bệnh viện (bệnh viện công, bệnh viện tư nhân, phòng khám) chiếm khoảng 70% thị trường thuốc kê đơn còn lại. Trong chục năm qua, chuỗi nhà thuốc đã có những bước phát triển đánh kể.
- Dẫn đầu thị trường là chuỗi Pharmacity. Tại thời điểm tháng 11/2020 thì chuỗi này đã có 500 nhà thuốc. Mục tiêu tăng gấp đôi lên 1,000 nhà thuốc trong năm 2021 này.
- Cạnh tranh sít sao với chuỗi Pharmacity là chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu. Chuỗi đã có 200 nhà thuốc vào cuối năm 2020. Mục tiêu tăng lên 350 nhà thuốc trong năm 2021 này. Qua 6 tháng đầu năm 2021 thì chuỗi đã tăng thêm 100 nhà thuốc, chính thức vượt qua mốc 300 nhà thuốc.
- Các chuỗi tiếp theo có chuỗi nhà thuốc An Khang (Thế giới di động). Chuỗi An Khang đã chính thức trở lại “đường đua” chuỗi nhà thuốc vào năm ngoái (2020) khi tìm ra mô hình nhân chuỗi phù hợp: đặt bên trong các cửa hàng Bách Hóa Xanh. Nếu hoạt động này thuận lợi, trong vòng 1 năm thì chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ có ít nhất 500 nhà thuốc trên toàn quốc. Hiện tại, chuỗi đã có hơn 100 điểm bán.
Đóng vai trò quan trọng giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối bán buôn, các nhà thuốc tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin, tư vấn sản phẩm thuốc, lập hóa đơn và thanh toán của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất thuốc cạnh tranh để bán thuốc cho các nhà thuốc. Do các nhà thuốc dự trữ nhiều loại thuốc trong kho để có thể chuẩn bị đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngay lập tức, nên họ có ít đòn bẩy hơn trong việc thương lượng giảm giá hoặc chiết khấu với các nhà sản xuất thuốc kê đơn.
Thông thường, các nhà thuốc mua thuốc kê đơn từ những người bán buôn với mức chiết khấu theo hợp đồng từ mức giá niêm yết của nhà sản xuất. Tỷ lệ thay đổi tùy theo quy mô và sức mua của nhà thuốc. Các nhà thuốc ký hợp đồng với nhà phân phối bán buôn để dự trữ thuốc kê đơn và thỏa thuận sử dụng với điều kiện thanh toán đầy đủ, kịp thời cho việc mua sản phẩm thuốc và thực hiện các nghĩa vụ khác để đổi lấy chiết khấu.
Tại sao Chuỗi cung ứng dược phẩm được dự báo sẽ thay đổi?
Dưới đây là 4 yếu tố buộc phải thay đổi trong chuỗi cung ứng lĩnh vực Dược phẩm và chăm sóc sức khỏe.
- Các loại sản phẩm mới có vòng đời sản phẩm ngắn hơn đang dẫn đến nhu cầu về các quy trình sản xuất và phân phối phức tạp hơn. Ngoài ra, đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của các chuỗi cung ứng khác nhau cho các loại sản phẩm khác nhau.
- Cần có sự giám sát công khai rộng rãi hơn do tăng cường các quy định cũng như cần đánh giá rủi ro mạnh mẽ hơn và khả năng quản lý rủi ro là cần thiết trong toàn bộ chuỗi cung ứng dược phẩm mở rộng.
- Tăng cường tập trung vào kết quả điều trị của bệnh nhân. Các công ty dược đang ngày càng chuyển trọng tâm từ thương hiệu sang bệnh lý. Để thay đổi trọng tâm của mình, các công ty dược phẩm phải tìm ra các phương tiện mới để hợp tác với người trả tiền, nhà cung cấp và bệnh nhân cũng như với các công ty CNTT và công nghệ. Điều này sẽ yêu cầu mở rộng sang dịch vụ quản lý chăm sóc sức khỏe. Các chuỗi cung ứng dược phẩm sẽ cần tiếp tục tiết kiệm chi phí thông qua các hoạt động tinh gọn. Các thay đổi cũng cần tập trung vào việc tạo ra một cơ cấu chi phí linh hoạt, tinh gọn để duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp ở mỗi giai đoạn của vòng đời sản phẩm.
- Cấp phép trực tiếp (live licensing) sẵn sàng thay đổi động lực của ngành dược phẩm. Một “kẻ” phá vỡ thị trường, cấp phép trực tiếp làm thay đổi các giai đoạn lâm sàng thành các đợt ra mắt riêng biệt, có kiểm soát. Sử dụng mô hình mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tung ra thị trường các loại thuốc mới cũng như cho phép các thay đổi từng bước trong chu kỳ doanh thu. Do khả năng thích ứng ngày càng cao của quy trình cấp phép trực tiếp sẽ đòi hỏi khả năng tăng và giảm quy mô nhanh chóng, tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng dược phẩm.
Kết
Từ nghiên cứu và phát triển thuốc đến các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ngành công nghiệp dược phẩm đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Các công ty dược phẩm đang đánh giá các chiến lược chuỗi cung ứng hiện có của mình để nâng cao hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm tối ưu. Điều này đã trở thành một vấn đề đặc biệt cần quan tâm đối với các sản phẩm thuốc nhạy cảm với nhiệt độ và được kiểm soát nhiệt độ như thuốc sinh học (Ví dụ: vaccine Covid-19) vì chúng thường yêu cầu làm lạnh, xử lý và giám sát chuyên biệt trên toàn bộ dây chuyền lạnh.
Chuỗi cung ứng dược phẩm sẽ trải qua những thay đổi lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai. Các yếu tố áp lực kích hoạt những thay đổi này bao gồm các loại sản phẩm thuốc mới, cấp phép trực tiếp, tăng cường tập trung vào kết quả, các phương thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới và sự giám sát của công chúng nhiều hơn.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
Nguồn: Datexcorp
Babuki lược dịch và hiệu đính
Từ khóa » Chuỗi Cung ứng Thuốc Là Gì
-
Chuỗi Cung ứng Dược Phẩm Có đặc điểm Gì? - ITG Technology
-
Cung ứng Thuốc Là Gì? Ra Trường Làm Công Việc Gì?
-
Ngành Quản Lý Và Cung ứng Thuốc Là Gì?
-
Quản Lý Và Cung ứng Thuốc Là Gì? Ý Nghĩa Của Quy Trình Quản Lý Và ...
-
Khám Phá Chuyên Ngành Quản Lý Và Cung ứng Thuốc
-
Chuyên Ngành Quản Lý Và Cung ứng Thuốc Là Làm Công Việc Gì?
-
Các đặc điểm Của Chuỗi Cung ứng Dược Phẩm Hiện đại
-
Ý Nghĩa Của Việc đảm Bảo Cung ứng Thuốc Trong Cộng đồng
-
Quản Lý Và Cung ứng Thuốc Là Gì?
-
Tìm Hiểu A-Z Hoạt động Phân Phối Thuốc Trong Chuỗi Cung ứng Dược ...
-
Hệ Thống Quản Lý Chuỗi Cung ứng Thuốc Quốc Gia
-
Chuỗi Cung ứng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chuỗi Cung ứng Là Gì? Tìm Hiểu Về Chuỗi Cung ứng Tại Việt Nam