Chuối Hột Rừng Và Công Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả Không Ngờ

Công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của thảo dược vùng núi

Chuối hột rừng  

Chuối hột rừng  

Đặt lịch

Chuối hột rừng vốn không xa lạ ở các tỉnh miền núi bởi là một loại cây dễ trồng. Đây cũng là một loại thực vật rất có giá trị về mặt dược liệu, mang đến tác dụng kích thích tiêu hóa, bài trừ sỏi thận, tăng cường thanh lọc cơ thể… Cùng tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng hiệu quả loại dược liệu này cùng bài viết dưới đây.

Chuối hột rừng có đặc điểm như thế nào?

Cây chuối rừng có chiều cao khoảng từ 3 đến 4m, thân xốp. Cây có phiến lá dài, mặt dưới có tia, cuống xanh sọc đỏ. Hoa chuối có màu đỏ thẫm giống hoa chuối thường xen lẫn ở giữa những quả chuối vàng hoa mọc thẳng ở ngọn. Buồng chuối hột rừng thường ít hơn 10 nải, quả có cạnh và chứa nhiều hạt to từ 4 đến 5mm

Loại chuối này phân bố nhiều ở các vùng cao, tỉnh thành miền núi nước ta như vùng Trường Sơn, Tây Bắc, vùng núi miền Trung và Bắc Trung Bộ… Chuối rừng sinh trưởng tốt ở địa hình núi cao, đất sỏi đá, hấp thụ được nhiều dưỡng chất từ thiên nhiên. Trái ngược với các loại chuối thông thường, quả của chuối hột rừng được ưa chuộng nhất khi có kích thức nhỏ. Quả càng nhỏ thì nhựa quả chất lượng đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Hình ảnh chuối hột rừng tươi
Hình ảnh chuối hột rừng tươi

Các loại chuối hột rừng

Người ta thường thấy chuối hột rừng với hai loại là cho trái to hoặc cho trái nhỏ. Loại trái nhỏ được dùng nhiều hơn đặc biệt để ngâm rượu. Dựa trên cách sơ chế có thể phân chuối hột rừng thành 2 loại:

  • Chuối hột rừng tươi
  • Dạng dược liệu phơi khô

Bên cạnh đó loại cây này thường được sử dụng có nguồn gốc từ vùng núi Tây Bắc và Tây nguyên. Với 2 loại này có thể phân biệt theo các đặc điểm dưới đây:

  • Chuối hột rừng Tây Bắc: Thường bán dạng khô thái lát với độ dày 1cm. Đường kính quả chuối thường lớn hơn và ít hột hơn loại Tây Nguyên. Chuối sau khi phơi sấy khô thường có màu đỏ.
  • Có nguồn gốc từ Tây Nguyên: Thường được phơi khô dạng nguyên củ, kích thước chỉ bằng ngón tay. Màu sắc hơi đen, có mùi thơm của chuối chín, ít thịt nhiều hạt.

Chuối hột rừng có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì?

Loại cây này được dùng rộng rãi như một loại thảo dược. Với ưu điểm là lành tính, dễ sử dụng, đặc biệt mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:

Điều trị sỏi thận

Quả chuối hột được sử dụng nhiều trong điều trị sỏi thận từ xưa. Dưỡng chất trong chuối đặc biệt là hạt giúp đánh tan sỏi thận,sỏi tiết niệu, bàng quang…

Hỗ trợ chữa dạ dày

Cách chữa dạ dày bằng quả này có thể áp dụng bằng cách phơi khô và xay nhuyễn thành bột. Hiệu quả mang lại không chỉ điều trị các tổn thương do bệnh viêm loét ở dạ dày mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện, phục hồi chức năng cho các cơ quan nội tạng khác.

Dược liệu tốt cho người bệnh dạ dày
Dược liệu tốt cho người bệnh dạ dày

Trị táo bón

Táo bón đặc biệt là với trẻ em,cha mẹ không nên bỏ qua bài thuốc từ chuối hột rừng. Sử dụng chữa bệnh bằng cách lấy 1-2 quả chuối nướng trong bếp lửa đến khi ngả sang màu đen. Dùng nghiền nát để cho trẻ ăn. Các chất xơ trong chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Tiêu sưng, giảm đau nhức vai gáy

Hạt của quả chuối rừng được dùng như một vị thuốc mang lại công dụng giúp tiêu sưng, giảm đau, tốt cho người bị thấp khớp, nhức mỏi chân tay, đau lưng.

Cách sử dụng chuối hột rừng đạt hiệu quả cao nhất

Các bộ phận của cây chuối hột rừng đều có thể làm thuốc với công dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Cách phổ biến nhất là sử dụng dược liệu này để ngâm rượu hoặc pha nước uống:

  • Chuối hột rừng nấu nước uống

Cách 1:

Dùng một nhúm chuối (10g) khô cho 150ml nước

Tráng qua, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà lắc đều ấm rồi đổ nước này đi.

Cho nước sôi ấm pha  theo tỉ lệ pha, đợi 5-7 phút cho nước ngấm vào chuối hột rừng. Thưởng thức khi  nước còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.

Cách 2:

Ngoài cách pha trà uống như trên, bạn cũng có thể sử dụng chuối hột để nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Liều lượng sử dụng mỗi  ngày lấy khoảng 50-80g dược liệu đã phơi khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.

Chuối thường được dùng dưới dạng khô
Chuối thường được dùng dưới dạng khô
  • Cách ngâm rượu chuối hột rừng 

Để ngâm rượu thành công, cần chọn lấy những nải chuối có nhiều quả đều nhau. Sơ chế chuối bằng cách rửa sạch rồi để cho ráo nước.

Đồng thời chuẩn bị rượu nếp từ 40 -50 độ. Rượu sẽ được ngâm trong một hũ thủy tinh hoặc chum sành.

Các bước thực hiện ngâm rượu bao gồm:

Cắt từng quả chuối, lột sạch vỏ. Phơi chuối khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời. Thời gian phơi trong khoảng từ 5 đến 7 ngày là có thể thu vào sử dụng. Rửa lại bằng nước ấm, để ráo cho chuối khô cong.

Công thức ngâm rượu:

Ngâm chuối và rượu với tỷ lệ 1/4, có nghĩa là 1 phần chuối ngâm cùng lượng rượu gấp 4 lần. Rượu chuối hột rừng ngâm với thời gian khoảng 3 đến 4 tháng, có thể chôn dưới đất hoặc để nơi thoáng mát.

Bên cạnh đó sử dụng chuối hột rừng chữa từng loại bệnh cũng có các bài thuốc riêng như:

  • Chữa sỏi thận

Nguyên liệu: hạt của quả chuối chín

Quả chuối chọn loại đã chín, lọc lấy phần hạt. Hạt sau khi rửa sạch đem phơi khô. Tán hạt chuối nhỏ và dùng để nấu nước uống. Cách làm như sau:

Dùng 7 thìa cà phê bột từ hạt chuối hột cho vào với 2 lít nước, đun trong lửa nhỏ.Tới khi còn 2/3 nước là dùng được

Uống đều đặn hằng ngày thay cho nước lọc hay trà. Dùng liên tục trong 2 đến 3 tháng để có hiệu quả tốt

  • Chữa đau lưng, thấp khớp, trị đau nhức chân tay

Nguyên liệu: hạt chuối hột rừng và rượu 40 độ

Lấy 200g hạt chuối hột giã nát và ngâm với rượu 40 độ trong vòng 10 ngày

Ngâm càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều lên

Mỗi ngày uống 2 lần, 1 lần uống 15ml vào trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ

Nếu thấy khó uống thì có thể cho thêm đường

  • Chữa đau bụng kinh

Nguyên liệu: vỏ quả chuối, quế chi, cam thảo

Sử dụng 50g vỏ chuối hột đã phơi khô, sao vàng và tán bột. Quế chi 5g, cam thảo 3g, tán bột

Trộn đều các nguyên liệu cùng mật ong thành viên 5g, uống 1 viên 3 lần trong ngày cùng với nước ấm.

  • Chữa táo bón

Nguyên liệu: Hoa của cây chuối hột rừng, gỏi thịt gà

Hoa chuối luộc hoặc trộn gỏi thịt gà ăn để tăng cường chất xơ giúp chống táo bón.

Uống nước hoa chuối còn có tác dụng giúp loại bỏ cặn lắng và axit uric trong bàng quang, loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.

Công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của thảo dược vùng núi
Công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của thảo dược vùng núi

Lưu ý đặc biệt khi sử dụng chuối hột rừng

Các bài thuốc từ loại dược liệu trên đã được nhiều người sử dụng rộng rãi cũng như ghi nhận hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng có điều kiện để mua được chuối hột tươi, tự phơi khô cũng như sơ chế. Do đó, phần lớn nhu cầu sử dụng hiện nay là các sản phẩm chuối đã phơi khô và đóng gói sẵn. Bạn nên lựa chọn mua dược liệu này tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Sản phẩm chuối khô đóng gói sẵn cần được chọn từ nguồn gốc chất lượng, quá trình sơ chế phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc chuối hột rừng quá đặc. Thay vào đó, nên pha loãng để uống chia làm nhiều lần trong ngày. Cách làm này sẽ giúp người bị đau dạ dày đảm bảo được công dụng của chuối nhưng dạ dày lại không bị ảnh hưởng

Trên đây là những thông tin về chuối hột rừng và cách sử dụng để điều trị và đẩy lùi bệnh. Hy vọng những thông tin chúng tôi đã tổng hợp sẽ hữu ích cho bạn đọc. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

XEM THÊM

  • Hạt đười ươi chữa sỏi thận liệu có hiệu quả như lời đồn?
  • Ăn chuối mỗi ngày có tốt cho sức khỏe? Nên ăn như thế nào

Từ khóa » Chuối Rừng Là Cây Gì