Chuối Mốc - Thực Phẩm Sạch Naganic
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến chuối mốc, nhiều người không khỏi thắc mắc: “Chuối mốc là chuối gì, có phải là chuối bị mốc không, chuối mốc rồi thì làm sao mà ăn được?”
Thực chất, chuối mốc là tên gọi khác của chuối sứ, chuối xiêm – Một loại cây thuộc chi Musa được trồng vô cùng rộng rãi. Có hai loại chuối mốc:
- Chuối mốc xanh
- Chuối mốc trắng
Khác với các giống chuối khác, chuối mốc được trồng trên đất sét và sét pha ven theo bờ kinh, nương, sông rạch. Chuối này phải được trồng từ 8 tháng đến 1 năm mới ra trái, từ khi trổ đến khi chín mất khoảng 100 ngày.
So với các loại chuối khác như: chuối hột; chuối mốc (Chuối sứ) có kích thước vừa, hương vị ngọt thơm nhiều dưỡng chất hơn. Bạn có thể sử dụng chuối để chế biến món ăn, làm bánh chuối, làm kem, làm giấm hay làm đẹp,…
Cách chọn chuối mốc chín tự nhiên KHÔNG ngâm hóa chất
Thông thường người ta dùng các dung dịch như CO2, 4D (giúp chuối tươi lâu hơn, nhanh chín, diệt các vi khuẩn bám vào chuối và các loại trái cây) để ngâm tẩm chuối giúp vỏ chuối chín vàng đẹp hơn).
Thế nhưng, các loại hóa chất này không chỉ ngấm vào vỏ, vào cuống mà còn vào cả thịt chuối gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng chính của gan và thận.
Thế nên khi đi mua, bạn cần:
- Chọn qua màu sắc: Chọn nải chuối chín không đều màu (quả chín, và quả còn xanh) có những vết đốm đen hoặc màu hồng đậm.
- Chọn theo cuống chuối: Chuối chín tự nhiên sẽ chín theo phần cuống và phần thân của quả chuối. Còn cuống có màu xanh nhưng trái chuối chín màu vàng đều thì chắc chắn là đã được ngâm hóa chất.
- Ăn thử: Nếu chuối chín cây sẽ có mùi và vị ngọt tự nhiên, mềm đều. Còn nếu chuối tẩm hóa chất khi ăn sẽ có vị chát và hơi cứng, sượng, có vị hơi chua.
- Ngoài ra, nếu cẩn thận hơn bạn có thể mua chuối còn sống, quả căng bóng về để vào chỗ thoáng mát nó sẽ tự chín.
3 nguyên tắc ăn chuối tốt nhất cho cơ thể
Không ăn chuối khi đói
Trong chuối có chứa magie, nếu ăn khi đói sẽ làm tổn thương dạ dày. Vậy nên, bạn nên ăn chuối cách bữa ăn từ 1-2 tiếng. Khi đó, chuối sẽ giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa.
Ăn dưới 2 quả mỗi ngày
Do hàm lượng kali trong chuối cao, nếu ăn quá 2 quả chuối trong ngày sẽ khiến lượng kali tích tụ. Gây rối loạn nhịp tim, suy yếu cơ và giảm hoạt động của thận. Từ đó gay nguy hại đến sức khỏe con người.
Không ăn chuối vào buổi sáng
Trong chuối có thành phần Serotonin – Chất gây buồn ngủ tức thời, vậy nên nếu ăn vào buổi sáng. Thời điểm cần tình táo thì sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi.
Từ khóa » Chuối Sứ Là Chuối Gì
-
Chuối Sứ Là Gì? Những Tác Dụng Tuyệt Vời Mà Chuối Sứ đem Lại
-
Các Loại Chuối Phổ Biến Hiện Nay Và Cách Phân Biệt Từng Loại
-
Chuối Sứ Là Chuối Gì? Đặc điểm, Công Dụng Và Món Ngon ... - NgonAZ
-
CHUỐI SỨ - CHUỐI XIÊM LÀ CHUỐI GÌ?... - Cây Giống Nông Nghiệp
-
Bạn đã Biết: Chuối Sứ Là Gì? Chuối Sứ Luộc Có Tác Dụng Gì?
-
Chuối Sứ Và Những Sự Thật “bất Ngờ” Về Chuối Sứ
-
Chuối Sứ Là Chuối Gì? Chuối Sứ Làm Gì Ngon - Trungkhithe
-
Chuối Sứ Là Chuối Gì - Kiến Thức Gia đình
-
Chuối Sứ Và Lợi ích Mà Bạn Cần Biết - VinFruits
-
Chuối Sứ Là Chuối Gì? - Top Lời Giải
-
Chuối Sứ Và Những Điều Bạn Nên Biết - BoxNgon
-
Phân Biệt Các Loại Chuối ở Việt Nam: Chuối Tiêu, Sứ, Ngự, Cau, Tiêu ...
-
Chuối Sứ Còn Gọi Là Chuối Gì - VNG Group
-
Chuối Sứ Là Chuối Gì? Đặc điểm, Công Dụng Và Món Ngon Từ Chuối Sứ