Chuối Nuôi Cấy Mô: Triển Vọng Làm Giàu - ty
Có thể bạn quan tâm
Chuối nuôi cấy mô đang được ứng dụng ở nhiều địa phương và kỳ vọng trở thành giống cây trồng sinh lợi khủng cho người nông dân.
Công dụng của cây chuối ngày càng được nhiều người biết đến. Không chỉ là kinh nghiệm dân gian truyền tai nhau mà nhiều nghiên cứu, công trình khoa học lớn cũng đã chỉ ra tác dụng của việc ăn chuối, cũng như lợi ích từ hoa chuối, công dụng của lá chuối, công dụng của thân chuối,...
Chuối hiện nay cũng là mặt hàng nông sản giàu triển vọng. Do đó, người dân đang cố gắng phát triển những giống chuối mới, có sức đề kháng tốt, năng suất cao nhằm cải thiện kinh tế. Trong đó, giống chuối nuôi cấy mô được xem là bước đột phá trong nông nghiệp, giúp bà con thay thế giống chuối cũ kém chất lượng bằng giống chuối có tính ổn định và hiệu quả tốt hơn.
Đặc điểm sinh thái của chuối nuôi cấy mô
Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc chi Musa; họ Musaceae, có nguồn gốc từ Úc và vùng Đông Nam Á. Nhờ nằm ở vùng phát sinh chuối nên Việt Nam có khá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại chuối khác nhau, nhất là những giống chuối mới.
Nhìn chung, các giống chuối đều có đặc điểm là thân thảo lớn, rễ chùm sinh ra từ củ chuối. Các bẹ lá lớn, ôm lấy nhau tạo thành thân giả, củ chuối mới là thân thật, có hình dẹt và ngắn.
Với giống chuối nuôi cấy mô, mất khoảng 12 - 14 tháng để trồng và thu hoạch. Sau khi trồng 8 - 10 tháng, cây bắt đầu ra hoa; mất khoảng 3,5 - 4 tháng để hoa chuối trổ và thu hoạch. Mỗi buồng chuối sẽ có trung bình từ 8 - 10 nải, trái to, cân nặng vào khoảng 30kg/buồng. Quả chuối có màu trắng xanh, khi chín sẽ ngả sang màu vàng tươi.
Chuối nuôi cây mô so với chuối thông thường sẽ có tính đồng đều cao hơn và có một số ưu điểm nổi bật:
- Chất lượng cây giống được đảm bảo, mang các đặc tính di truyền của cây bố mẹ, tránh được tình trạng thoái hóa giống.
- Sản xuất tập trung và đồng loạt, có thể trồng số lượng lớn, quy mô công nghiệp
- Cây con khỏe mạnh, có khả năng sạch bệnh, kháng virus
- Năng suất cao, chất lượng trái đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Kỹ thuật trồng chuối nuôi cấy mô
Mặc dù chuối nuôi cấy mô được đánh giá là không quá khó để canh tác. Tuy nhiên, cần đảm bảo các điều kiện sinh trưởng để cây phát triển và đạt năng suất tốt nhất.
Nhiệt độ và môi trường
Giống chuối nuôi cấy mô thích hợp để trồng ở nơi có nhiệt độ từ 25 - 35 độ C, lượng mưa trung bình đạt 1200 - 2000mm/năm, độ ẩm không khí từ 50% - 90%. Loại đất thích hợp để trồng chuối nuôi cấy mô là đất giàu mùn, có khả năng thoát nước tốt, tầng canh tác dày ít nhất 80cm trở lên, độ pH từ 5 - 7. Về độ cao, vùng trồng chuối không cao quá 600m so với mặt nước biển.
Chuẩn bị đất trồng
Chọn đất có độ cao, tầng canh tác phù hợp và không chọn nơi có quá nhiều gió. Đất nên được cày bừa kỹ, san bằng phẳng, làm sạch cỏ. Đào hố có kích thước 45 x 45 x 45 cm.
Trước khi canh tác ít nhất 20 ngày, trộn đều 5-10 kg phân hữu cơ hoai mục + 400g Super lân + 100g NPK 20-20-15 (hoặc 16-16-8) + 300g vôi + 20-30g Padan 4GR/hố với lớp đất mặt và lấp đầy miệng hố. Nên có biện pháp chống xói mòn đất ở những vùng đồi núi.
Chọn giống cây trồng
Ưu tiên những cây giống có chiều cao từ 20cm trở lên, thân cây mập mạp, sạch sâu bệnh và có ít nhất 5 lá xanh.
Chọn cây chuối cấy mô có thân mập mạp, chiều cao cây từ 20cm trở lên tính từ mặt túi bầu và cây có ít nhất 5 lá xanh, sạch sâu bệnh.
Mật độ trồng
Tùy thuộc vào địa hình, chế độ trồng và chất đất thể quyết định mật độ. Có thể trồng với mật độ 1700, 2000 và 2500 cây/ha, khoảng cách 2x2m, 2x2,5m và 3x2m.
Thời vụ trồng
Chuối cấy mô có thể trồng được quanh năm, chỉ cần chủ động được nguồn nước tưới. Tuy nhiên, cây có tỷ lệ sống cao và thu hoạch vào đúng dịp tết nguyên đán thì thường trồng vào các tháng mùa mưa.
Cách trồng
Chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát để trồng. Sau khi đào hố, trộn phân theo hướng dẫn, đặt cây con xuống hố với thao tác nhẹ nhàng để bảo vệ cho bộ rễ. Mặt bầu đặt thấp hơn mặt đất từ 5 - 10cm và đắp mô hơi cao để tránh hiện tượng trồi gốc. Cây con mới đặt xuống phải có cọc cố định.
Chăm sóc theo đúng kỹ thuật
Tưới nước
- Tưới nước ngay sau khi trồng. Cách 1 - 2 ngày sau, khi thấy mặt hố khô thì bắt đầu tưới tiếp. Khi cây đã bén rễ thì tưới cách dần, từ 7 - 10 ngày tưới 1 lần.
- Cây lớn thì định kỳ tưới 20 - 30 ngày 1 lần, tùy vào điều kiện thời tiết. Tưới ngập, tưới vào những đợt bón phân thúc. Tuy nhiên cần chú ý thoát nước tránh ngập úng vào mùa mưa.
Bón phân
- Sau 7 - 10 ngày từ khi trồng, dùng phân Humic pha loãng nồng độ 1% tưới vào gốc. Tưới phân định kỳ 10 ngày/lần, liều lượng từ 2 - 4 lít/gốc.
- Bón thúc: 300 – 400g phân Urê và 400 – 500g phân Kali Clorua (KCl)/hố, chia làm 3 lần bón, theo mức thời gian 1,5 tháng; 4,5 tháng và 7,5 tháng kể từ lúc trồng.
Làm cỏ, vun gốc, xới đất
- Thường xuyên làm cỏ khi chuối còn nhỏ, hạn chế dùng thuốc, chỉ dùng từ 1 - 2 lần/vụ để đảm bảo chất lượng cây trồng.
- Vun gốc sau mỗi lần bón phân.
Tỉa chồi, bẻ bắp, chống đỡ buồng chuối
- Khi chuối bắt đầu đẻ nhánh thì tỉa chồi định kỳ.
- Khi hoa chuối xuất hiện 1 - 2 nải trung tính thì bẻ bắp
- Sử dụng cây chống đỡ để buồng chuối không đổ ngã
- Cắt bỏ lá úa vàng để phòng trừ sâu bệnh.
Quản lý sâu bệnh
Trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển, cây chuối dễ mắc phải một số bệnh như héo rũ, đốm lá, sâu đục gốc... Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do yếu tố môi trường hoặc đất, nguồn nước,... Người trồng phải chú ý theo dõi để xử lý kịp thời.
Một số biện pháp phòng trừ:
- Bón phân lót kết hợp với vôi, bổ sung chế phẩm sinh học Trichoderma
- Khi phát hiện cây bệnh thì nên đào bỏ các gốc bệnh, rải vôi khử đất.
- Với các vườn chuyên canh, khi nhận thấy chuối bệnh nặng thì nên ngưng canh tác, cho ngập nước 2 - 3 tháng để xử lý mầm bệnh
- Phun thuốc chuối con bởi các loại Ridomil Gold 68WP, Vicarben 50HP, Fundazol 50 WP,…
Thu hoạch và bảo quản
- Chuối trổ buồng từ 115 - 120 ngày, có thể tiến hành thu hoạch.
- Độ chín thu hoạch đạt 85 - 90%, vỏ chuối xanh thẫm, tròn đầy, không thấy gờ cạnh, thịt chuối màu trắng ngà hoặc vàng ngà.
- Trong quá trình thu hoạch nên nhẹ nhàng, tránh va đập, bao bọc buồng chuối cẩn thận để vận chuyển.
- Chuối sau khi thu hoạch, nên để ở nơi thoáng mát khoảng 24h trước khi sơ chế.
- Buồng chuối có thể xếp dựng đứng trên giá hoặc treo trên những chiếc móc chuyên dùng hoặc sử dụng túi bảo quản chuyên dụng.
Chuối nuôi cấy mô mang lại hy vọng cho người nông dân
Rất nhiều địa phương hiện nay đã ứng dụng mô hình trồng chuối nuôi cấy mô nhằm cải thiện năng suất, từ đó thay đổi thu nhập, chất lượng sống cho người dân.
Một nông dân ở Quảng Nam cho biết, gia đình ông đã chuyển từ quế và các cây hoa màu trên 1ha đất sang trồng chuối nuôi cấy mô. Theo ông, gần như 100% cây mẹ đều cho buồng, mỗi buồng trung bình từ 12 - 14 nải. Giá bán ra khoảng 200 - 250 ngàn đồng/buồng. Như vậy, mỗi ngày gia đình thu nhập từ bán chuối là 50 - 700 ngàn đồng. Riêng dịp tết, số tiền bán chuối là 70 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn nhân giống cây con và bán cây giống cho các hộ có nhu cầu.
Theo ông: “Tôi thấy chuối cấy mô rất dễ chăm sóc lại cho lợi nhuận cao so với giống chuối thường. Cây chuối sau khi trồng xen kẽ luân phiên có thể cho khai thác từ đến 3 vụ trong năm. Khu vườn tôi bố trí hệ thống nước tưới tự động nên giảm công lao động, tiết kiệm chi phí và nhờ cây chuối “chịu” nên mau lớn, dễ trồng. Trung bình mỗi năm gia đình thu về xấp xỉ 200 triệu đồng từ bán chuối”.
Một HTX ở Sơn La cũng rất hứng thú với việc trồng giống chuối cấy mô. Sử dụng 11ha để trồng chuối, sau 1 năm, 2/11ha đã bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi buồng có trọng lượng từ 20 - 25kg. Theo dự kiến, đến hết tháng 3/2022, giá thu mua tại vườn sẽ vào khoảng 10.000 đồng/kg, giá trị đạt gần 5 tỷ đồng chưa để đến doanh thu từ các bộ phận khác của cây.
Đặc biệt, chất lượng của giống chuối cấy mô được đánh giá cao. Hiện nay, chuỗi cửa hàng King Kong Banana, chuỗi cửa hàng rau an toàn Hapro, các cửa hàng hoa quả tại thị trường Hà Nội và Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc,... đã hợp đồng bao tiêu với HTX này.
Có thể thấy, chuối nuôi cấy mô đang rất phát triển và có nhiều cơ hội trong tương lai. Canh tác và làm giàu từ giống chuối này là điều hoàn toàn có thể kỳ vọng.
Xem thêm:
- Bơ Tứ Quý là gì? Tất tần tật về Bơ Tứ Quý
- Bảng giá cây giống sầu riêng Ri6, Musang King, Kanyao, ruột đỏ,... (Mới nhất)
- Sầu riêng loại nào & ở đâu ngon nhất Việt Nam? (Giải đáp)
Từ khóa » Chuối Cấy Mô Daklak
-
Hội Chuối Nuôi Cấy Mô Đắk Lắk - Facebook
-
Hội Bán Giống Chuối Cấy Mô Và Thu Mua Sản Phẩm ở ĐakLak
-
CÂY GIỐNG CHUỐI NUÔI CẤY MÔ TẠI ĐĂK LĂK
-
Bán Các Loại Chuối Nuôi Cấy Mô Tại Buôn Mê Thuột
-
Giống Chuối Cấy Mô Tại Dak Lak - YouTube
-
Giống Chuối Laba
-
Tổng Kết Mô Hình “Trồng Thâm Canh Chuối Tiêu Hồng Nuôi Cấy Mô”
-
Trồng Chuối Chạy Theo Phong Trào, Nguy Cơ "vỡ Trận" Cao
-
Trồng Chuối Mốc Cho Thu Nhập ổn đinh ở Gia Lai - Cây Giống
-
Cây Giống Chuối Tiêu Hồng Cấy Mô - Trung Tâm Giống Nông Nghiệp ...
-
CÂY GIỐNG CHUỐI SÁP NGHỆ CẤY MÔ SIÊU SỚM - Shopee
-
Cây Giống Chuối đỏ Cấy Mô Siêu Sớm (có Bảo Hành) - Shopee
-
Giống Chuối - Mắc Ca Đắk Lắk