Chuỗi (String) Trong Python

Học Python cơ bản và nâng cao
  • Giới thiệu Python
  • Giới thiệu về Python
  • Python là gì
  • Cài đặt Python
  • Chương trình Hello World
  • Cú pháp cơ bản
  • Tham số dòng lệnh
  • Các kiểu biến
  • Toán tử
  • Điều khiển luồng và vòng lặp
  • Điều khiển luồng
  • Lệnh if
  • Lệnh if...elif...else
  • Lồng các lệnh if
  • Vòng lặp
  • Vòng lặp while
  • Vòng lặp for
  • Lồng vòng lặp
  • Lệnh break
  • Lệnh continue
  • Lệnh pass
  • Các kiểu dữ liệu chuẩn
  • Number
  • String
  • List
  • Tuple
  • Dictionary
  • Hàm, Module và File I/O
  • Date & Time
  • Hàm
  • Module
  • File I/O
  • Xử lý ngoại lệ (Exception Handling)
  • Standard Exception
  • Assertion
  • Xử lý ngoại lệ
  • Python nâng cao
  • Hướng đối tượng
  • Regular Expression
  • Lập trình CGI
  • Truy cập Database
  • Lập trình mạng
  • Gửi Email
  • Đa luồng (Multithread)
  • Xử lý XML
  • Tham khảo
  • Tool/Utility
Chuỗi (String) trong Python Trang trước Trang sau

String là một trong các kiểu phổ biến nhất trong Python. String trong Python là immutable. Chúng ta có thể tạo các chuỗi bằng cách bao một text trong một trích dẫn đơn hoặc trích dẫn kép. Python coi các lệnh trích dẫn đơn và kép là như nhau. Ví dụ:

var1 = 'Hello World!' var2 = "Python Programming"

Truy cập các giá trị trong String

Python không hỗ trợ một kiểu chữ cái; chúng được coi như các chuỗi có độ dài là 1. Trong Python, String được lưu giữ dưới dạng các ký tự đơn trong vị trí ô nhớ liên tiếp nhau. Lợi thế của sử dụng String là nó có thể được truy cập từ cả hai hướng (tiến về trước forward hoặc ngược về sau backward).

Việc lập chỉ mục của cả hai hướng đều được cung cấp bởi sử dụng String trong Python:

  • Chỉ mục với hướng forward bắt đầu với 0,1,2,3,…

  • Chỉ mục với hướng backward bắt đầu với -1,-2,-3,…

Để truy cập các giá trị trong String, bạn sử dụng các dấu ngoặc vuông có chỉ mục ở bên trong. Ví dụ:

var1 = 'Hello World!' var2 = "Python Programming" print "var1[0]: ", var1[0] print "var2[1:5]: ", var2[1:5]

Khi code trên được thực thi sẽ cho kết quả:

var1[0]: H var2[1:5]: ytho Quảng cáo

Cập nhật String trong Python

Bạn có thể cập nhật một chuỗi đang tồn tại bằng cách gán (hoặc tái gán) một biến cho string khác. Giá trị mới có thể liên quan hoặc khác hoàn toàn giá trị trước đó. Ví dụ:

var1 = 'Hello World!' print "Chuoi hien tai la :- ", var1[:6] + 'Python'

Khi code trên được thực thi sẽ cho kết quả:

Chuoi hien tai la :- Hello Python

Các ký tự thoát trong Python

Bảng dưới đây liệt kê danh sách các ký tự thoát hoặc không thể in được mà có thể được biểu diễn với dấu \.

Ký tự thoátBiểu diễn trong hệ 16Miêu tả
\a0x07Bell hoặc alert
\b0x08Backspace
\cxControl-x
\C-xControl-x
\e0x1bEscape
\f0x0cFormfeed
\M-\C-xMeta-Control-x
\n0x0aNewline
\nnnNotation trong hệ cơ số 8, ở đây n là trong dãy từ 0 tới 7
\r0x0dCarriage return
\s0x20Space
\t0x09Tab
\v0x0bTab dọc
\xKý tự x
\xnnNotation trong hệ thập lục phân, ở đây n là trong dãy từ 0.9, a.f, hoặc A.F

Các toán tử để thao tác với String trong Python

Có ba kiểu toán tử được hỗ trợ bởi String, đó là:

  • Toán tử cơ bản

  • Toán tử membership

  • Toán tử quan hệ

Các toán tử cơ bản để thao tác với String

Có hai loại toán tử cơ bản có thể được sử dụng với String, đó là toán tử nối chuỗi + và toán tử lặp chuỗi *.

Toán tử nối chuỗi + được sử dụng để nối hai chuỗi với nhau và tạo nên một chuỗi mới. Ví dụ:

>>> "hoang" + "nam"

Sẽ cho kết quả là:

'hoangnam' >>>

Chú ý: Cả hai toán hạng được truyền cho phép nối chuỗi này phải cùng kiểu, nếu không sẽ tạo một lỗi. Ví dụ:

'abc' + 3 >>>

Sẽ tạo ra một lỗi là:

Traceback (most recent call last): File "<pyshell#5>", line 1, in <module> 'abc' + 3 TypeError: cannot concatenate 'str' and 'int' objects >>>

Toán tử lặp chuỗi * sử dụng hai tham số. Một tham số là giá trị nguyên và tham số khác là chuỗi. Toán tử lặp chuỗi này được sử dụng để lặp đi lặp lại một chuỗi một số lần nào đó. Ví dụ:

>>> 5*"Hoang"

Sẽ cho kết quả là:

'HoangHoangHoangHoangHoang'

Ghi chú: Bạn có thể sử dụng toán tử lặp chuỗi * này theo bất kỳ cách nào như int * string hoặc string * int. Cả hai tham số được truyền cho toán tử này phải không trong cùng một kiểu.

Các toán tử membership để thao tác với String

Toán tử in: trả về true nếu một ký tự là có mặt trong chuỗi đã cho, nếu không nó trả về false.

Toán tử not in: trả về true nếu một ký tự là không tồn tại trong chuỗi đã cho, nếu không nó trả về false.

Ví dụ:

>>> str1="javapoint" >>> str2='sssit' >>> str3="seomount" >>> str4='java' >>> st5="it" >>> str6="seo" >>> str4 in str1 True >>> str5 in str2 >>> st5 in str2 True >>> str6 in str3 True >>> str4 not in str1 False >>> str1 not in str4 True Quảng cáo

Các toán tử quan hệ để thao tác với String

Tất cả các toán tử quan hệ (như <,>, <=, >=, ==, !=, <>) cũng có thể áp dụng cho các String. Các chuỗi được so sánh dựa trên giá trị ASCII hoặc Unicode. Ví dụ:

>>> "HOANG"=="HOANG" True >>> "afsha">='Afsha' True >>> "Z"<>"z" True

Giải thích: Giá trị ASCII của a là 97, b là 98 và c là 99, … Giá trị ASCII của A là 65, B là 66, của C là 67, … Sự so sánh giữa các chuỗi được thực hiện dựa trên giá trị ASCII.

Dấu chia chuỗi [] trong Python

Có nhiều cách để chia một chuỗi. Khi chuỗi có thể được truy cập hoặc được lập chỉ mục từ cả hai hướng forward và backward thì chuỗi cũng có thể được chia theo hai hướng này. Dưới đây là cú pháp của dấu chia chuỗi [] trong Python:

<ten_chuoi>[chi_muc_bat_dau:chi_muc_ket_thuc] hoac <ten_chuoi>[:chi_muc_ket_thuc] hoac <ten_chuoi>[chi_muc_bat_dau:]

Chẳng hạn với cú pháp <ten_chuoi>[chi_muc_bat_dau:chi_muc_ket_thuc], thì toán tử này sẽ trả về các ký tự nằm trong dãy chỉ mục đã cho.

Ví dụ:

>>> str="Nikhil" >>> str[0:6] 'Nikhil' >>> str[0:3] 'Nik' >>> str[2:5] 'khi' >>> str[:6] 'Nikhil' >>> str[3:] 'hil'

Ghi chú: chi_muc_bat_dau trong String là inclusive, tức là bao gồm cả ký tự tại vị trí chỉ mục đó. Còn chi_muc_ket_thuc là exclusive, tức là không bao gồm ký tự tại chỉ mục đó.

Toán tử định dạng chuỗi trong Python

Một trong những đặc điểm hay nhất trong Python là toán tử định dạng chuỗi %. Toán tử này là duy nhất cho các String và được sử dụng với hàm print(). Ví dụ:

print "Ten toi la %s va toi nang %d kg!" % ('Hoang', 71)

Khi code trên được thực thi sẽ cho kết quả:

Ten toi la Hoang va toi nang 71 kg!

Bảng dưới đây liệt kê danh sách đầy đủ các biểu tượng có thể được sử dụng với toán tử %:

Biểu tượng định dạngChuyển đổi
%c Ký tự
%s Chuyển đổi thành chuỗi thông qua hàm str() trước khi định dạng
%i Số nguyên thập phân có dấu
%d Số nguyên thập phân có dấu
%u Số nguyên thập phân không dấu
%o Số nguyên hệ bát phân
%x Số nguyên hệ thập lục phân (các chữ cái thường)
%X Số nguyên hệ thập lục phân (các chữ cái hoa)
%e Ký hiệu số mũ (với chữ thường 'e')
%E Ký hiệu số mũ (với chữ hoa 'E')
%f Số thực dấu chấm động
%g Viết gọn của %f và %e
%G Viết gọn của %f và %E

Trích dẫn tam (triple quote) trong Python

Trích dẫn tam trong Python cho phép các chuỗi có thể trải rộng trên nhiều dòng, bao gồm đúng nguyên văn của các newline (dòng mới), tab và bất kỳ ký tự đặc biệt nào khác. Bạn theo dõi đoạn code sau:

para_str = """day la mot chuoi day gom nhieu dong va gom mot so ky tu khong in duoc chang han nhu TAB ( \t ) chung se duoc hien thi dung nguyen van nhu the.""" print para_str

Khi code trên được thực thi, nó cho kết quả như dưới đây. Bạn chú ý cách mỗi ký tự đặc biệt đã được chuyển đổi thành dạng được in của nó.

day la mot chuoi day gom nhieu dong va gom mot so ky tu khong in duoc chang han nhu TAB ( \t ) chung se duoc hien thi dung nguyen van nhu the.

Các chuỗi thô (raw string) không coi dấu \ như là một ký tự đặc biệt. Mỗi ký tự bạn đặt vào trong một chuỗi thô sẽ tồn tại giống như cách bạn đã viết nó.

Để hiểu rõ vấn đề này, trước hết bạn theo dõi ví dụ:

print 'C:\\nowhere'

Khi code trên được thực thi sẽ cho kết quả:

C:\nowhere

Bây giờ sử dụng chuỗi thô. Chúng ta đã đặt biểu thức trong r'bieu_thuc' như sau:

print r'C:\\nowhere'

Khi code trên được thực thi sẽ cho kết quả:

C:\\nowhere

Chuỗi dạng Unicode trong Python

Các chuỗi thông thường trong Python được lưu trữ nội tại dưới dạng ASCII 8 bit, trong khi các chuỗi Unicode được lưu trữ dưới dạng Unicode 16 bit. Điều này cho phép để có một tập hợp các ký tự đa dạng hơn, bao gồm các ký tự đặc biệt từ hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Bạn theo dõi ví dụ:

print u'Hello, world!'

Khi code trên được thực thi sẽ cho kết quả:

Hello, world!

Như bạn có thể thấy, các chuỗi dạng Unicode sử dụng tiền tố u, trong khi các chuỗi thô sử dụng tiền tố r.

Các phương thức và hàm đã xây dựng sẵn để xử lý chuỗi trong Python

Python cung cấp các phương thức đa dạng đã được xây dựng sẵn để thao tác với các chuỗi. Bảng dưới đây liệt kê các phương thức này. Bạn truy cập link để thấy ví dụ chi tiết.

STTPhương thức và Miêu tả
1

Phương thức capitalize()Viết hoa chữ cái đầu tiên của chuỗi

2

Phương thức center(width, fillchar)

Trả về một chuỗi mới, trong đó chuỗi ban đầu đã được cho vào trung tâm và hai bên đó là các fillchar sao cho tổng số ký tự của chuỗi mới là width
3

Phương thức count(str, beg= 0,end=len(string))

Đếm xem chuỗi str này xuất hiện bao nhiêu lần trong chuỗi string hoặc chuỗi con của string nếu bạn cung cấp chỉ mục ban đầu start và chỉ mục kết thúc end
4

Phương thức decode(encoding='UTF-8',errors='strict')

Giải mã chuỗi bởi sử dụng encoding đã cho
5

Phương thức encode(encoding='UTF-8',errors='strict')

Trả về phiên bản chuỗi đã được mã hóa của chuỗi ban đầu. Nếu có lỗi xảy ra, thì chương trình sẽ tạo một ValueError trừ khi các lỗi này được cung cấp với ignore hoặc replace
6

Phương thức endswith(suffix, beg=0, end=len(string))Xác định xem nếu chuỗi string hoặc chuỗi con đã cho của string (nếu bạn cung cấp chỉ mục bắt đầu beg và chỉ mục kết thúc end) kết thúc với hậu tố suffix thì trả về true, nếu không thì phương thức này trả về false

7

Phương thức expandtabs(tabsize=8)

Mở rộng các tab trong chuỗi tới số khoảng trống đã cho; mặc định là 8 space cho mỗi tab nếu bạn không cung cấp tabsize
8

Phương thức find(str, beg=0 end=len(string))

Xác định xem chuỗi str có xuất hiện trong chuỗi string hoặc chuỗi con đã cho của string (nếu bạn cung cấp chỉ mục bắt đầu beg và chỉ mục kết thúc end), nếu xuất hiện thì trả về chỉ mục của str, còn không thì trả về -1
9

Phương thức index(str, beg=0, end=len(string))

Tương tự như find(), nhưng tạo ra một ngoại lệ nếu str là không được tìm thấy
10

Phương thức isalnum()

Trả về true nếu chuỗi có ít nhất một ký tự và tất cả ký tự là chữ-số. Nếu không hàm sẽ trả về false
11

Phương thức isalpha()

Trả về true nếu chuỗi có ít nhất 1 ký tự và tất cả ký tự là chữ cái. Nếu không phương thức sẽ trả về false
12

Phương thức isdigit()

Trả về true nếu chuỗi chỉ chứa các chữ số, nếu không là false
13

Phương thức islower()

Trả về true nếu tất cả ký tự trong chuỗi là ở dạng chữ thường, nếu không là false
14

Phương thức isnumeric()

Trả về true nếu một chuỗi dạng Unicode chỉ chứa các ký tự số, nếu không là false
15

Phương thức isspace()

Trả về true nếu chuỗi chỉ chứa các ký tự khoảng trắng whitespace, nếu không là false
16

Phương thức istitle()

Trả về true nếu chuỗi là ở dạng titlecase, nếu không là false
17

Phương thức isupper()

Trả về true nếu tất cả ký tự trong chuỗi là chữ hoa
18

Phương thức join(seq)

Nối chuỗi các biểu diễn chuỗi của các phần tử trong dãy seq thành một chuỗi
19

Phương thức len(string)

Trả về độ dài của chuỗi
20

Phương thức ljust(width[, fillchar])

Trả về một chuỗi mới, trong đó có chuỗi ban đầu được căn chỉnh vào bên trái và bên phải là các fillchar sao cho tổng số ký tự là width
21

Phương thức lower()

Chuyển đối tất cả chữ hoa trong chuỗi sang kiểu chữ thường
22

Phương thức lstrip()

Xóa tất cả các khoảng trống trắng ban đầu (leading) trong chuỗi
23

Phương thức maketrans()

Trả về một bảng thông dịch được sử dụng trong hàm translate
24

Phương thức max(str)

Trả về ký tự chữ cái lớn nhất từ chuỗi str đã cho
25

Phương thức min(str)

Trả về ký tự chữ cái nhỏ nhất từ chuỗi str đã cho
26

Phương thức replace(old, new [, max])

Thay thế tất cả sự xuất hiện của old trong chuỗi với new với số lần xuất hiện max (nếu cung cấp)
27

Phương thức rfind(str, beg=0,end=len(string))

Tương tự hàm find(), nhưng trả về chỉ mục cuối cùng
28

Phương thức rindex( str, beg=0, end=len(string))

Giống index(), nhưng trả về chỉ mục cuối cùng nếu tìm thấy
29

Phương thức rjust(width,[, fillchar])

Trả về một chuỗi mới, trong đó có chuỗi ban đầu được căn chỉnh vào bên phải và bên trái là các fillchar sao cho tổng số ký tự là width
30

Phương thức rstrip()

Xóa bỏ tất cả các khoảng trống trắng ở cuối (trailing) của chuỗi
31

Phương thức split(str="", num=string.count(str))

Chia chuỗi theo delimeter đã cho (là space nếu không được cung cấp) và trả về danh sách các chuỗi con; nếu bạn cung cấp num thì chia chuỗi thành num chuỗi con
32

Phương thức splitlines( num=string.count('\n'))

Trả về một List gồm tất cả các dòng trong chuỗi, và tùy ý xác định các ngắt dòng (nếu num được cung cấp và là true).
33

Phương thức startswith(str, beg=0,end=len(string))

Xác định xem chuỗi hoặc chuỗi con (nếu bạn cung cấp chỉ mục bắt đầu beg và chỉ mục kết thúc end) có bắt đầu với chuỗi con str không, nếu có trả về true, nếu không là false
34

Phương thức strip([chars])

Thực hiện cả hai phương thức lstrip() và rstrip() trên chuỗi
35

Phương thức swapcase()

Đảo ngược kiểu của tất cả ký tự trong chuỗi
36

Phương thức title()

Trả về một bản sao của chuỗi trong đó tất cả ký tự đầu tiên của tất cả các từ là ở kiểu chữ hoa.
37

Phương thức translate(table, deletechars="")

Trả về một bản sao đã được thông dịch của chuỗi
38

Phương thức upper()

Chuyển đổi các chữ thường trong chuỗi thành chữ hoa
39

Phương thức zfill (width)

Trả về một chuỗi mới, trong đó bao gồm chuỗi ban đầu và được đệm thêm với các số 0 vào bên trái sao cho tổng ký tự là width
40

Phương thức isdecimal()

Trả về true nếu một chuỗi dạng Unicode chỉ chứa các ký tự thập phân, nếu không là false
Trang trước Trang sau Bài viết liên quan
  • 160 bài học ngữ pháp tiếng Anh hay nhất

  • 155 bài học Java tiếng Việt hay nhất

  • 100 bài học Android tiếng Việt hay nhất

  • 247 bài học CSS tiếng Việt hay nhất

  • 197 thẻ HTML cơ bản

  • 297 bài học PHP

  • 101 bài học C++ hay nhất

  • 97 bài tập C++ có giải hay nhất

  • 208 bài học Javascript có giải hay nhất

Học cùng VietJack
Tài liệu giáo viên

Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt.

Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh

Chính sách

Chính sách bảo mật

Hình thức thanh toán

Chính sách đổi trả khóa học

Chính sách hủy khóa học

Tuyển dụng

Liên hệ với chúng tôi

Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Phone: 084 283 45 85

Email: vietjackteam@gmail.com

Tải nội dung trên Google Play Tải nội dung trên IOS Store

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK

Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

2015 © All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Chuỗi Trong Python Là Gì