Chuỗi Thức ăn Là Gì? Các Chuỗi Thức ăn Thường Bắt đầu Từ đâu?
Có thể bạn quan tâm
Chuỗi thức ăn hay còn gọi là xích thức ăn hoặc quan hệ thức ăn; các chuỗi thức ăn dày đặc tạo nên lưới thức ăn. Hơn nữa, trong khoa học và cả trong sách giáo khoa thì khái niệm chuỗi thức ăn đã được định nghĩa một cách chính xác.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ chuỗi thức ăn là gì? Các chuỗi thức ăn trong tự nhiên? Chuỗi thức ăn trên cạn và chuỗi thức ăn dưới nước?….. Cùng mayruaxegiadinh.com.vn theo dõi ngay sau đây nhé!
Contents
- 1 Chuỗi thức ăn là gì?
- 2 Phân loại sinh vật trong chuỗi thức ăn
- 2.1 Sinh vật sản xuất
- 2.2 Sinh vật tiêu thụ
- 2.3 Sinh vật phân hủy
- 3 Các loại chuỗi thức ăn
- 4 Chuỗi thức ăn trên cạn & chuỗi thức ăn dưới nước
- 4.1 Chuỗi thức ăn trên cạn
- 4.2 Chuỗi thức ăn dưới nước
- 5 Tầm quan trọng của thực vật trong chuỗi thức ăn là gì?
- 6 Cân bằng hệ sinh thái
- 7 Kết Luận
Chuỗi thức ăn là gì?
Chuỗi thức ăn là một dãy gồm rất nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau và loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích, chúng vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng đồng thời cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ. Các chuỗi thức ăn dày đặc sẽ tạo nên những mạng lưới thức ăn.
Ví dụ 5 chuỗi thức ăn: Rau xanh → sâu → chim → rắn → con người.
Rau xanh bị sâu đục ăn trong khi sâu lại là thức ăn mà chim luôn tìm kiếm. Tuy nhiên, chim là đối tượng của rắn nếu bị rắn bắt gặp (chuỗi thức ăn này có thể bị đảo ngược trong một vài trường hợp ở đoạn này khi rắn lại chính là đối tượng bị tiêu diệt của một số loài chim) và con người chính là sinh vật ăn những loài đứng phía trước trong chuỗi thức ăn này.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng chuỗi thức ăn là một ví dụ để minh chứng cho sự sinh động các hoạt động của thế giới tự nhiên đang diễn ra xung quanh chúng ta hàng ngày. Loài này ăn loài kia nhưng loài này lại chính là thức ăn ngon của loài khác,…. Các hoạt động này vẫn diễn ra tương tự như một quy luật và cũng là phương thức để sinh tồn của các loài.
Trong khoa học nghiên cứu sự sống trên hành tinh xanh này, khái niệm chuỗi thức ăn là một phát kiến đóng vai trò quan trọng. Mà tác giả của khái niệm này là một nhà khoa học người Ả Rập Al-Jahiz vào thế kỉ thứ IX.
Xem thêm: Khái niệm sinh quyển là gì? Giới hạn, vai trò của sinh quyểnPhân loại sinh vật trong chuỗi thức ăn
Theo nghiên cứu, các nhà sinh vật học cũng đã tìm ra được sự có mặt của 3 loại sinh vật điển hình trong chuỗi thức ăn tự nhiên gồm: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.
Sinh vật sản xuất
Bạn có biết liệu các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ đâu? Hầu hết các chuỗi thức ăn đều bắt đầu từ sinh vật sản xuất. Chúng bao gồm những sinh vật tự dưỡng (autotrophs) hay còn được gọi là sinh vật cung cấp hoặc được biết đến với cái tên gần gũi, quen thuộc hơn chính là thực vật.
Tuy nhiên, ngoài thực vật thì trong nhóm sinh vật tự dưỡng này còn có một số loại tảo hay vi khuẩn cũng được xem xếp vào loại sinh vật sản xuất, mở màn cho một chuỗi thức ăn. Thế nhưng thay vì đa phần tự tổng hợp chất hữu cơ từ ánh sáng mặt trời thì tảo hay vi khuẩn lại tổng hợp năng lượng chất dinh dưỡng từ những phản ứng hóa học.
Sinh vật tiêu thụ
Những loài sinh vật tiêu thụ khác với sinh vật tự dưỡng bởi chúng đều là sinh vật dị dưỡng (Heterotrophs) và thường là các loài động vật. Chúng tìm kiếm nguồn dinh dưỡng và các chất hữu cơ từ bên ngoài mà bản thân chúng thì không thể thụ động tự hấp thu được.
Sinh vật tiêu thụ bằng việc ăn các sinh vật tự dưỡng (thực vật) hoặc các sinh vật dị dưỡng khác (động vật) để lấy chất hữu cơ nuôi cơ thể.
Sinh vật phân hủy
Sinh vật phân hủy bao gồm các vi khuẩn dị dưỡng cũng tìm kiếm nguồn dinh dưỡng hữu cơ từ những cơ thể sống khác hoặc những cơ thể đã chết ở động – thực vật. Một số loài nấm có khả năng phân hủy các chất hữu cơ từ các chất vô cơ trong các loài khác cũng được xếp chung vào nhóm này.
Ví dụ về chuỗi thức ăn đặc biệt có sự xuất hiện của cả 3 loài sinh vật vừa nêu ở trên như: Cỏ → Bò → Người → Xác chết → Vi khuẩn → Cỏ.
Đây được xem là ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên điển hình. Trong đó, cỏ chính là loại sinh vật tự dưỡng và đồng thời là sinh vật sản xuất bắt đầu cho dãy mắt xích ở phía sau. Bò thì ăn cỏ và người thì ăn bò. Theo đó, bò và người là 2 sinh vật dị dưỡng và sinh vật tiêu thụ (bò tìm kiếm chất hữu cơ từ cỏ và con người cần có thịt bò để đưa dinh dưỡng nạp vào cơ thể).
Sau khi con người chết đi thì trở thành một cái xác và khi đó vi khuẩn sẽ bắt đầu phân hủy xác này để tổng hợp các chất hữu cơ cho sự tồn tại của chúng. Nhưng cho đến cuối cùng thì chính những vi khuẩn này lại là nhân tố trong bã mùn của đất để cỏ hấp thu và phát triển.
Và cứ theo đó thì chuỗi thức ăn này lại tiếp tục vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại theo quy luật của chúng. Lưu ý con người không đứng đầu chuỗi thức ăn.
Xem thêm: Di truyền liên kết là gì? Khái niệm, ý nghĩa và bài tập chi tiếtCác loại chuỗi thức ăn
Chuỗi thức ăn được phân loại như sau:
- Chuỗi thức ăn có sinh vật mở đầu là các sinh vật sản xuất.
Ví dụ như chuỗi thức ăn: Cỏ → Thỏ → Sói → Xác chết → Vi khuẩn.
- Chuỗi thức ăn có sinh vật phân hủy là các sinh vật mở đầu.
Ví dụ như chuỗi thức ăn: Mùn bã hữu cơ → Giun đất → Gà → Chó sói → Cọp → Vi khuẩn.
Chuỗi thức ăn trên cạn & chuỗi thức ăn dưới nước
Chuỗi thức ăn trên cạn
Chuỗi thức ăn trên cạn thường khá ngắn và mang những đặc điểm như: Môi trường trên cạn không ổn định và sinh vật thì tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc trao đổi chất.
Hiệu suất sinh thái thường thấp: Thực vật chứa nhiều chất khó tiêu hóa (điển hình như cellulose) và động vật ăn thịt thì tiêu tốn nhiều năng lượng cho các hoạt động săn mồi.
Chuỗi thức ăn dưới nước
Chuỗi thức ăn dưới nước thường dài: Môi trường dưới nước ổn định và sinh vật thì tiêu tốn ít năng lượng cho việc trao đổi chất.
Hiệu suất sinh thái cao: Mắt xích đầu tiên phần đa đều là thực vật phù du nên dễ tiêu hóa giúp hiệu suất sử dụng thức ăn cao; đặc biệt động vật thường ít tiêu tốn năng lượng cho hoạt động săn mồi.
Tầm quan trọng của thực vật trong chuỗi thức ăn là gì?
Chúng ta vẫn thường được nghe về một vài triết lý rằng: Nông nghiệp vốn là một ngành nghề cơ bản của những ngành nghề và là ngành sản xuất vật chất cơ bản của toàn xã hội; lương thực là cái gốc rễ của quốc gia và là nền tảng để kiến thiết đất nước.
Khẳng định này cũng không có gì sai bởi trên thực tế chúng ta đâu chỉ cần có mỗi thịt thôi đúng không nào? Trong khi đó, cơm gạo hay ngũ cốc vẫn luôn là thứ làm cho chúng ta no bụng tốt nhất và luôn luôn phải có rau để bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Khi liên hệ đến sinh học thì chuỗi thức ăn cũng không thể thiếu sinh vật mở màn và đã phần sinh vật mở màn là thực vật. Lý do là vì vai trò của thực vật vô cùng to lớn. Cây cối không cần đến loài khác mà chúng vẫn có thể tự tiến hành được quá trình quang hợp và tích lũy để chuyển đổi chất vô cơ từ khí CO2 và hơi nước thành các chất hữu cơ như tinh bột hay protit.
Ngoài ra, chúng cũng đồng thời có thể tự chuyển hóa năng lượng Mặt Trời thông qua ánh sáng thành các sinh vật có tính hóa học hữu cơ như là một nguồn thức ăn thiết yếu cho những loài động vật mà đối tượng cần nhiều nhất đó chính là con người.
Phần đa các loài động vật ăn thịt thì luôn cần phải ăn các loài động vật có ăn thực vật. Ví dụ điển hình như nếu không có cỏ cho thỏ ăn thì thỏ sẽ không có nhiều để cho các loài khác tìm tới, trong có có con trăn. Và nếu như trăn không tìm thấy được những con thỏ hay một số loài ăn cỏ khác như trâu hay bò,… để tiêu hóa thì trăn buộc phải tìm tới đối tượng khác và chính là con người.
Do đó, thực vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng và rõ ràng rằng con người cần phải hết sức chú tâm đến điều này. Và nếu như không có thực vật thì hệ sinh thái sẽ không được cân bằng và vì thế gây ra nhiều hậu quả lớn. Mời bạn đọc mục tiếp theo để làm rõ về điều này.
Xem thêm: Phân biệt cơ quan tương đồng với cơ quan tương tựCân bằng hệ sinh thái
Một hệ sinh thái được coi là hoàn chỉnh chính là không bị thiếu đi bất kỳ một mắt xích nào dù có là trong một chuỗi thức ăn nhỏ bé và tất cả các loài đều cùng tồn tại và dựa vào nhau để có thể sinh trưởng và phát triển.
Hoặc trong trường hợp có thiếu đi một ít thì cũng sẽ tự điều chỉnh được để duy trì trạng thái cân bằng. Và sự cân bằng đó chính là một trạng thái của sự ổn định tự nhiên, tạo môi trường để tất cả những loài được thích nghi tốt nhất trong điều kiện sống của sinh quyển trên Trái Đất.
Tuy nhiên, nếu bởi một số tác nhân nào đó từ môi trường bên ngoài làm mất đi quá nhiều mắt xích thì sẽ dẫn đến sự biến đổi của những thành phần trong hệ. Khi đó sẽ xảy ra sự phá vỡ cân bằng hệ sinh thái dẫn tới nhiều những ảnh hưởng tiêu cực đến chính cuộc sống của nhiều loài, trong đó không thể bỏ qua cả con người.
Một khi hệ sinh thái bị mất đi sự cân bằng thì không thể hồi phục lại được và kết cục cuối cùng chính là diễn ra sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật. Ví dụ như việc tôi không thích rắn hay sâu bọ nhưng nếu không có chúng thì sẽ xuất hiện rất nhiều loài động vật dù không giết người nhưng cũng có thể ăn rắn hay sâu cũng sẽ không có thức ăn để nuôi sống cơ thể.
Và có thể từ đó mà chúng sẽ có xu hướng tấn công cả con người hay bất kỳ một loài khác hoặc mất đi vĩnh viễn.
Hay như em tôi ghét chuột thì lại càng có nhiều những loài vật sống dựa vào chuột cũng không thể duy trì sự sống được. Và một khi động vật mất khi thì con người cũng chắc chắn chẳng thể tồn tại lâu được.
Kết Luận
Như vậy, có thể kết luận rằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên không chỉ thể hiện quy luật của sự sinh tồn của các loài sinh vật trong tự nhiên mà nó còn nhắc nhở con người về tầm quan trọng của việc bảo tồn thiên nhiên. Con người không nhất thiết phải đứng đầu/làm chủ chuỗi thức ăn hay bất kỳ một loài sinh vật nào trên Trái Đất.
Và đương nhiên, nếu chúng ta không tôn trọng và có trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái nói riêng và sự sống trên hành tinh này nói chung thì kết quả sẽ là gì? Kết quả dù sớm hay muộn thì cả Trái Đất và không loại trừ con người cũng sẽ bị diệt vong trước khi mà họ có thể tìm thấy được một nơi khác để có thể duy trì được sự sống trong vũ trụ này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề chuỗi thức ăn là gì mà mayruaxegiadinh.com.vn đã tổng hợp và chia sẻ trên đây. Hy vọng những kiến thức này hữu ích giúp bạn hiểu như thế nào là chuỗi thức ăn cũng như chuỗi thức ăn trên cạn, chuỗi thức ăn dưới nước cùng các chuỗi thức ăn trong tự nhiên khác.
Cảm ơn đã dành thời gian theo dõi bài viết và đừng quên truy cập website của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về những kiến thức bổ ích trong nhiều lĩnh vực bạn nhé!
Từ khóa » Chuỗi Thức ăn Là Gì Lấy Ví Dụ Về Một Chuỗi Thức ăn Trong Hệ Sinh Thái
-
Chuỗi Thức ăn Là Gì, Cho Ví Dụ - TopLoigiai
-
Cho 5 Ví Dụ Về Chuỗi Thức Ăn Và Lưới Thức Ăn Có 4, 5 Mắt Xích
-
Chuỗi Thức ăn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chuỗi Thức ăn Và Lưới Thức ăn | SGK Sinh Lớp 9
-
5 Ví Dụ Về Chuỗi Thức ăn - Hoc24
-
Câu 1: Thế Nào Là Chuỗi Và Lưới Thức ăn? Cho Ví Dụ Minh Hoạ Về 2 ...
-
Thế Nào Là Chuỗi Và Lưới Thức ăn? Cho Ví Dụ Minh Hoạ ...
-
Thế Nào Là Chuỗi Và Lưới Thức ăn? Cho Ví Dụ Minh Hoạ Về ... - Tech12h
-
Khái Niệm Chuỗi Thức ăn Và Lưới Thức ăn , Cho Ví Dụ Minh Họa
-
Chuỗi Thức ăn
-
Ví Dụ Chuỗi Thức An Và Lưới Thức An
-
Hệ Sinh Thái Là Gì? Ví Dụ Về Hệ Sinh Thái - Luật Hoàng Phi
-
Bài 1, 2 Trang 194 SGK Sinh 12, Bài 1.Thế Nào Là Chuỗi Và Lưới Thức ...
-
Cho 5 Ví Dụ Về Chuỗi Thức ăn, Từ 5 Chuỗi Thức ăn đó Hãy Xác định ...