Chuỗi Và Lưới Thức ăn Biểu Thị Mối Quan Hệ Gì? - TopLoigiai

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm ‘’Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ gì?'' kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Sinh học 12 hay và hữu ích.

Mục lục nội dung Trắc nghiệm: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ gì?Kiến thức tham khảo về Chuỗi thức ăn1. Khái niệm chuỗi thức ăn2. Thành phần chuỗi thức ăn3. Vai trò của mắt xích trong chuỗi thức ăn4. Các loại chuỗi thức ăn5. Đặc điểm chuỗi thức ăn 6. Sự khác biệt giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

Trắc nghiệm: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ gì?

A. Giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

B. Dinh dưỡng

C. Động vật ăn thịt và con mồi

D. Giữa thực vật với động vật

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Dinh dưỡng

Giải thích: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ dinh dưỡng

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Chuỗi thức ăn nhé!

Kiến thức tham khảo về Chuỗi thức ăn

1. Khái niệm chuỗi thức ăn

- Như vậy ta có thể thấy chuỗi thức ăn là một ví dụ sinh động cho hoạt động thế giới tự nhiên đang diễn ra xung quanh ta. Loài này ăn loài kia, loài kia lại là mồi ngon của loài khác ..v..v… Hoạt động này diễn ra như một quy luật và cũng là phương thức sinh tồn ở tất cả các loài. 

2. Thành phần chuỗi thức ăn

Trong chuỗi thức ăn có 3 loại sinh vật gồm:

- Sinh vật sản xuất: Đây có thể coi là sinh vật bắt đầu của chuỗi thức ăn vì nó trực tiếp tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ. Nó còn được gọi là sinh vật tự dưỡng hay sinh vật cung cấp.

+ Trong nhóm sinh vật tự dưỡng lại chia làm hai loại: một loại sử dụng năng lượng của ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp chất hữu cơ còn một loại sử dụng nguồn năng lượng từ các phản ứng hóa học

+ Ví dụ: Cây xanh, một số loài tảo vi khuẩn

- Sinh vật tiêu thụ

+ Là những sinh vật dị dưỡng không tự tổng hợp được chất hữu cơ phải lấy chất hữu cơ bằng cách tiêu thụ sinh vật dị dưỡng hoặc các sinh vật tự dưỡng.

- Sinh vật phân hủy: Là vi khuẩn dị dưỡng hoặc nấm phân hủy chất hữu cơ thành vô cơ.

- Ta có thể lấy một ví dụ đặc biệt về chuỗi thức ăn có tất cả  ba loại sinh vật nêu trên:

 Cỏ → Bò → Người → Xác chết → Vi khuẩn →  Cỏ

- Trong chuỗi thức ăn này, cỏ là loại sinh vật tự dưỡng – đồng thời cũng là sinh vật sản xuất bắt đầu cho dãy mắt xích phía sau. Bò ăn cỏ . Người ăn bò. Như vậy bò và người chính là hai sinh vật dị dưỡng – sinh vật tiêu thụ ( bò tìm kiếm chất hữu cơ từ cỏ, còn con người thì cần có thịt bò để đưa dinh dưỡng vào cơ thể con người ). Sau đó con người chết đi trở thành một xác chết. Lúc này những vi khuẩn sẽ bắt đầu dần dần phân hủy xác người để tổng hợp các chất hữu cơ cho sự tồn tại của chúng. Nhưng rồi cuối cùng, những vi khuẩn đó cũng là nhân tố trong bã mùn của đất để cỏ hấp thu và phát triển.

- Và theo đó thì chuỗi thức ăn  này lại tiếp tục quy luật của chúng.

Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ gì?

3. Vai trò của mắt xích trong chuỗi thức ăn

Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ cấp bậc giữa các loài trong cùng một hệ sinh thái (ăn và bị ăn), do đó nếu một mắt xích trong chuỗi đột ngột biến mất:

- Trường hợp không có mắt xích thay thế:

+ Giả sử ta có chuỗi thức ăn bao gồm các mắt xích sau: Cỏ → Châu chấu → Chuột → Rắn → Chim Ưng. Nếu một ngày đẹp trời nào đó, Rắn đột nhiên tuyệt chủng, Chim Ưng cũng sẽ tuyệt chủng theo vì không có nguồn thức ăn thay thế. Thậm chí, chuột cũng có thể tuyệt chủng bởi vì, nếu như không có Rắn ăn Chuột, số lượng Chuột ngày một đông đúc đến quá mức, cho nên số lượng Châu Chấu sinh sản ra không đủ là nguồn cung cấp thức ăn cho Chuột. Điều này cũng tương tự như Châu Chấu và Cỏ.

- Trường hợp có mắt xích thay thế:

+ Giả sử Gà, Vịt, Heo, Bò, ... nằm trong chuỗi thức ăn của Con Người, nếu một ngày nào đó, Bò tuyệt chủng, không thành vấn đề, Con Người vẫn còn nhiều món ăn khác để thay thế, chỉ cần thay đổi sở thích ăn là đủ.

+ Trường hợp có mắt xích thay thế mình nghĩ vẫn có ảnh hưởng dù ít hay nhiều, ví dụ nếu tất cả các loài cá tuyệt chủng, ký sinh trùng muỗi sinh sôi vô hạn, con người sẽ gặp rắc rối lớn.

4. Các loại chuỗi thức ăn

- Chuỗi thức ăn có sinh vật mở đầu là sinh vật sản xuất

Ví dụ: cỏ -> thỏ -> sói -> xác chết -> vi khuẩn

- Chuỗi thức ăn có sinh vật mở đầu là sinh vật phân hủy

Ví dụ: Mùn bã hữu cơ → giun đất → gà → chó sói →  cọp → vi khuẩn

5. Đặc điểm chuỗi thức ăn

Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể quá 6 mắt xích bởi:

- Do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng:

+ Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+ Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa,... hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,...) ở mỗi bậc dinh dưỡng.

- Chuỗi thức ăn (hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao năng lượng tích lũy càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích (của một bậc dinh dưỡng). Khi một mắt xích (thực chất là một loài, hoặc nhóm cá thể cùa một loài) có số lượng cá thể quá ít (nhỏ hơn kích thước tối thiểu của quần thể) sẽ không thể tồn tại.

 6. Sự khác biệt giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

- Vi dụ: cỏ ⇒thỏ ⇒cáo

- Lưới thức ăn, trong tự nhiên, một loại sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích tạo thành một lưới thức ăn

- Vi dụ: lá , cành cây khô ⇒ mối ⇒nhện ⇒thằn lằn 

Từ khóa » Chuỗi Và Lưới Thức ăn Biểu Thị Mối Quan Hệ Nào Sau đây Giữa Các Loài Sinh Vật Trong Hệ Sinh Thái