CHƯƠNG 10: KỸ NĂNG KHỞI NGHIỆP - Vinabook
Có thể bạn quan tâm
“Đừng lo về thất bại; bạn chỉ cần đúng một lần thôi.” (Don’t worry about failure; you only have to be right once.) _ Drew Houston
Mua sách KỸ NĂNG MỀM TẠI ĐÂY
Khởi nghiệp có nghĩa là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp hay mở một cửa hàng mà có thể chính bạn là người làm quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng bạn… đều được gọi là khởi nghiệp.
Bài trước: Kỹ năng học tập và nghiên cứu
10.1. KHỞI NGHIỆP LÀ GÌ?
Hình 10.1. Khởi nghiệp để thành công
Khởi nghiệp có nghĩa là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp hay mở một cửa hàng mà có thể chính bạn là người làm quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng bạn… đều được gọi là khởi nghiệp.
Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình. Qua đó, bạn có thể thuê nhân viên về làm việc cho bạn và bạn là người quản lý công ty, doanh nghiệp của mình. Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động.
Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê. Họ được tự do trong công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại.
Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm. Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình.
Bằng việc tạo ra lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giữ tỉ lệ thất nghiệp của nền kinh tế ở mức an toàn, khởi nghiệp thành công gián tiếp góp phần ổn định xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra như trộm cắp, bài bạc, đua xe, ma túy… Khởi nghiệp cũng góp phần giảm áp lực lên nền kinh tế, trợ cấp xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển.
Khi bạn đưa ra một ý tưởng và được nhận từ một lòi khuyên tốt đẹp để bạn có một hành động sáng suốt, khôn ngoan bạn sẽ mỉm cười và tỏa sáng. Bởi vậy, khởi nghiệp bắt đầu từ nguồn sáng tạo, biết lắng nghe trước các phản ứng và xung đột… Bởi vậy, với thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, người tạo dựng khởi nghiệp cần những thứ thiết thực và có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn so với những lời trích dẫn hay triết lý đơn thuần.
Nếu bạn muốn trở thành một nhà khởi nghiệp thành công, sứ mệnh của bạn phải là số một. Bạn không thể làm một lần được nhiều thứ nhưng một thứ phải luôn bên bạn đó là “động lực”
Tóm lại, Khởi nghiệp thì tất cả thời gian là của bạn, thích làm lúc nào thì làm, bạn sẽ giàu, rất giàu, siêu siêu giàu nếu thành công. Nhưng chuyện không dễ như thế, cũng có thể bạn sẽ có thể mất nhiều tiền, tuyệt vọng, nợ nần..nếu như thiếu kinh nghiệm và kỹ năng.
Bạn hãy thử:
Giờ là lúc đi vào chi tiết và thực tế kế hoạch kinh doanh sinh lời của bạn. Hảy tự hỏi:
Những người cùng lĩnh vực với bạn đang tính phí như thế nào? Nếu bạn không biết, hãy tìm kiếm trên mạng xã hội hoặc hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Bạn không thể định giá bản thân một cách đúng đắn nếu không biết biên độ giá cả là bao nhiêu?
Dựa trên những hiểu biết và kỹ năng của mình, bạn nghĩ mình đang ở mức độ nào? Bạn là người mới bắt đầu, muốn tìm nhiều khách hàng và tích lũy kinh nghiệm? Hay bạn là người đang thăm dò để tạo nên một nguồn thu nhập mới? Một khi hiểu được thị trường, bạn có thể định giá bản thân bạn dựa trên giá trị tạo ra bạn tạo ra trên thị trường.
Hãy tập cách đưa ra giá của mình, cho dù đó là bài tập phỏng vấn thử với bạn bè. Bạn không thể làm người khác chấp nhận mức giá mình đưa ra nếu bạn không tin mình xứng đáng nhận được từng đó. Vậy vị trí bản thân mình đang ở đâu?
10.2. KHỞI NGHIỆP VÀ STARTUP
Hình 10. 2. Ý tưởng giúp khởi nghiệp thành công
(Nguồn: Khởi nghiệp quốc gia https://khoinghiep.org.vn)
Khởi nghiệp và startup là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên rất nhiều người nhầm lẫn và sử dụng hai khái niệm này thay thế cho nhau.
Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy nhất đó là thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó. Khái niệm “khởi nghiệp” đã tồn tại từ rất lâu và đã diễn ra ở nhiều quốc gia từ hàng trăm năm nay, trong khi đó khái niệm “startup” chỉ mới xuất hiện gần đây.
Có nhiều khái niệm khác nhau về “startup” nhưng hầu hết đều thống nhất với nhau rằng “startup là một danh từ chỉ một nhóm người hoặc một công ty cùng nhau làm một điều chưa chắc chắn thành công.”
Theo Neil Blumenthal, đồng giám đốc điều hành của Warby Parky được trích dẫn trên tạp chí Forbes thì: “A startup is a company working to solve a problem where the solution is not obvious and success is not guaranteed.” (tạm dịch: Startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo).
Còn Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses” một cuốn sách được coi là “cẩm nang gối đầu giường” của mọi công ty startup thì: “A startup is a human institution designed to create new products and services under conditions of extreme uncertainty” (tạm dịch: Startup là một định chế/tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn).
Như vậy, chúng ta có thể thấy một điều rất rõ ràng: “khởi nghiệp” là một động từ trong khi đó “startup” là một danh từ. “Khởi nghiệp” nói về việc bắt đầu hoạt động kinh doanh riêng còn “startup” nói về một nhóm người hoặc một công ty.
Nói cách khác, “startup” là một trong những loại hình, cách thức mà người ta có thể lựa chọn để “khởi nghiệp”. Nhưng không thể gọi “startup” là “khởi nghiệp” và cũng không thể gọi “khởi nghiệp” là “startup”.
Khởi nghiệp là để thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những gì xung quanh xã hội mình đang sống. Cái tên của họ vẫn còn mãi sau khi họ chết đi, điều đó mới thực sự đáng mơ ước. Họ luôn cân nhắc môi trường và lợi ích của người tiêu dùng với từng sản phẩm và dịch vụ của họ. Làm ra tiền bằng mọi cách chính đáng chứ không phải bằng mọi giá.
Bạn hãy thử:
Để xây dựng được lòng tin của công chúng và tạo danh tín của mình, hãy tự hỏi:
Bạn có thể nâng tầm hiệu ứng bản thân lan truyền thông tin nào (ví dụ như liên kết với các công ty nổi tiếng, tập đoàn truyền thông, du lịch, giáo dục , các tổ chức nước ngoài..)?
Hợp tác với những người ảnh hưởng như thế nào sẽ tạo ra điều kiện khác biệt cho bạn?
Bạn có thể giúp những người cùng lĩnh vực bằng cách nào?
10.3. ĐỐI TƯỢNG BẮT ĐẦU KHỞI NGHIỆP
Hình 10. 3. Khởi nghiệp cùng đồng đội
Hầu như bất cứ người trưởng thành nào cũng có thể khởi nghiệp nếu muốn, không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, không phân biệt trong hay ngoài nước, thành thị hay nông thôn miễn sao bạn có một ý tưởng kinh doanh hay có thể thực hiện được, có thể đem lại lợi ích cho bản thân mình và toàn xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay những ý tưởng khởi nghiệp được hình thành chủ yếu bởi các bạn trẻ đam mê làm giàu và sáng tạo, nhất là những bạn sinh viên đang đi học hoặc vừa mới ra trường. Những con người trẻ tuổi này tràn đầy nhiệt huyết, họ cũng có đủ sự nhanh nhạy, khả năng nắm bắt những kiến thức và công nghệ mới, có lòng can đảm và khát khao khẳng định bản thân hơn những vị tiền bối đi trước mặc dù những người đi trước lại có nhiều lợi thế về kinh nghiệm hơn.
Vì thế, nếu bạn còn trẻ và chưa có gì trong tay, đừng lo sợ gì cả, hãy cứ thử nghiệm và thất bại. Khởi nghiệp không bao giờ là sự lựa chọn dễ dàng, nó không dành cho tất cả mọi người. Nhưng nếu bạn có đủ quyết tâm và lòng kiên trì, đủ dũng cảm để đối mặt với những chông gai thử thách có thể gặp phải trên con đường khởi nghiệp thì có lẽ đây chính là con đường phù hợp với bạn.
Bạn hãy thử:
Sản phẩm nào? Bạn có thể tạo ra cho việc mới bắt đầu khởi nghiệp? Do nhu cầu cấp thiết hay truyền thông, hay sở trường, hay chuyên môn?
Những khía cạnh nào thu hút mọi người cho sự bắt đầu khởi nghiệp làm thu hút khan giả, họ sẽ có lợi gì khi khai thác sâu hơn vấn đề đó.
10.4. NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG NGƯỜI BẮT ĐẦU KHỞI NGHIỆP CẦN PHẢI CÓ
Hình 10. 4. Khởi nghiệp cần phải sáng tạo
Năng lực sáng tạo
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân bạn phải có một sự sáng tạo vượt bậc. Bởi vì chỉ có sự sáng tạo mới làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh cho riêng mình. Kế hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng kinh doanh chưa ai biết đến hay những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.
Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp là điểm tựa quan trọng cho bạn trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Vậy thì, thay vì tranh giành miếng bánh với các đối thủ lớn trên thị trường ra đời sớm hơn mình, mạnh hơn mình, nhiều kinh nghiệm hơn mình thì chúng ta có thể tự tìm ra một miếng bánh mới mà tại đó chúng ta chính là người dẫn đầu.
Vốn khởi nghiệp kinh doanh
Một trong những yếu tố quan trọng khác khi bạn muốn khởi nghiệp đó là vốn kinh doanh. Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh và là một đòn bẩy quyết định cho sự thành công của bạn.
Sự kiên trì
Sự kiên trì là một yếu tố hết sức quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu mới bắt tay vào làm, có những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiện ý tưởng của mình. Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đó đã tạo nên sự thành công về sau này của họ như câu nói “Thất bại là mẹ thành công”. Thật sự, thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân thành công là những người có tinh thần quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những trở ngại, có sự đam mê và kiên trì hơn người khác để đứng lên từ những thất bại trong thời gian ngắn.
Kiến thức nền tảng cơ bản về kiến thức chuyên môn
Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức chuyên môn về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kỹ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó. Ví dụ: Bạn muốn khởi nghiệp bằng cách mở phòng thu âm cho ca sĩ bạn cần phải có những kiến thức cơ bản trong thanh nhạc, cách điều chỉnh nhạc và biết sử dụng một số nhạc cụ cơ bản… Hay bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh thời trang lớn bạn cần có những kiến thức cơ bản về xu hướng thời trang, về bán hàng, marketing online, chạy quảng cáo…
Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn. Vì thế, nếu bạn có ý định khởi nghiệp, trước tiên hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức cơ bản trên.
Kỹ năng nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho người khởi nghiệp những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động. Ngoài ra, việc này giúp khởi nghiệp phát triển kế hoạch kinh doanh và thích ứng với thị trường trong tương lai. Những yếu tố được ưu tiên khi nghiên cứu thị trường sẽ là:
– Xu hướng thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng.
– Kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh và đối chiếu với doanh nghiệp mình.
– Nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng.
Kỹ năng quản lý tài chính
Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với người khởi nghiệp. Quá trình khởi nghiệp sẽ cần một lượng tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lực trong khi chưa thể hoạt động để có doanh thu ngay được. Do đó, cần có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và hợp lý ngay từ giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp.
Kỹ năng ủy quyền
Ủy quyền liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoành thành công việc. Điều kiện lý tưởng mà bạn muốn đạt được là khi các nhân viên của bạn có thể thực hiện được tất cả các hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp mình. Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người. Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao để doanh nghiệp của bạn làm việc cho mình, chứ không phải là bạn tất bật chạy theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình.
Kỹ năng hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh. Nó là quá trình xác định chiến lược công ty của bạn hay phương hướng và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Bí quyết ở đây là việc biết làm thế nào để dự kiến được khả năng hoạt động của công ty bạn trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch kinh doanh chi tiết.
Ngoài những yếu tố đã được nêu trên thì các kỹ năng mềm của bản thân bạn như: Quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp… cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu. Kỹ năng mềm tuy không mang ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp nhưng nó là yếu tố hỗ trợ giúp gia tăng khả năng thành công cho quá trình khởi nghiệp của bạn và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp của bạn trong các tình huống khó khăn nếu có thể gặp phải.
Bạn hãy thử:
Nếu bạn đang có một chương trình hợp tác hay một dự án kinh doanh đầy tiềm năng hay có một vài công sự giúp đỡ thì hãy bắt đầu từ những kinh nghệm sau:
Ngay và liền bạn viết ra kế hoạch một hoạt động không quá 15 phút bằng những gạch đầu dòng cụ thể. Sau đó lập một bảng biểu. Bạn cần dành thời gian dài nhất vào khâu nào? Hoạt động nào trong những hoạt động này là cốt lõi đối với công việc kinh doanh của bạn? Những việc nào không quan trọng và có thể thuê người ngoài làm?
Khi bạn hoàn thành bản mô tả công việc, bạn có thể thuê một trợ lý giúp bạn thực hiện kế hoạch và tìm ứng viên và sau đó dùng kỹ năng đặc biệt của mình để thực hiện công việc.
10.5. CÁC LĨNH VỰC BẠN CÓ THỂ LỰA CHỌN ĐỂ BẮT ĐẦU KHỞI NGHIỆP
Hình 10.5. Ý tưởng lựa chọn để bắt đầu khởi nghiệp
Hiện nay, có rất nhiều ngành nghề trong xã hội, tuy nhiên không phải bất kỳ nghề nào cũng có thể là lựa chọn khởi nghiệp của bạn. Làm cách nào để lựa chọn một lĩnh vực, một ngành nghề đúng, phù hợp với bản thân là câu hỏi của biết bao người, không chỉ những người muốn làm chủ doanh nghiệp mà còn của những người đang đi tìm việc làm.
Việc chọn một ngành nghề phù hợp với điều kiện về tài chính, về kiến thức và kỹ năng của bản thân và phù hợp với ước mơ của mình là một điều cực kì quan trọng và khó khăn. Bởi vì, một anh kỹ sư ngành điện tử, xây dựng, cơ khí không được đào tạo về thị trường, không có kỹ năng kinh tế không thể tự mình khởi nghiệp với những gì liên quan đến kinh tế, tài chính – ngân hàng. Hoặc một bạn học chuyên ngành kinh tế được đào tạo các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, kế toán, kiểm toán… không thể bắt đầu khởi nghiệp bằng cách mở phòng khám hoặc nhà thuốc trừ khi hợp tác với các bác sĩ, dược sĩ. Vì vậy, nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công, hãy lựa chọn những ngành nghề nào phù hợp nhất với kiến thức, kỹ năng và chuyên môn của bản thân mình.
Bắt đầu thực hiện những cuộc khảo sát sơ bộ. Nếu bạn tự chuẩn bị kế hoạch kinh doanh hay một video huấn luyện, thì nguồn tài nguyên nào (bao gồm cả thời gian, tiền bạc, trang thiết bị..) bạn sẽ cần tới? Hãy chủ động hỏi đồng nghiệp và các báo giới thiệu gợi ý trên các trang mạng. Điều hữu ích ở đây là hiểu được những khả năng trong tương lai, để bạn có thể bắt đầu dự đoán cho kế hoạch sắp tới.
CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP
Vượt qua rào cản tâm lý để bắt đầu đó chính là động lực, nếu chúng ta không có động lực tất nhiên kết quả chính xác là thất bại nằm phía trước.
Người Việt Nam không có thói quen chào đón với thất bại, họ không muốn con mình làm một cái gì đó mạo hiểm và họ sẽ bằng mọi cách ngăn cản. Gia đình thường muốn con mình “tập trung học” mà không biết rằng trường đại học cũng chẳng dạy gì giúp cho nghề nghiệp nhiều. Bạn phải “tập” cho bố mẹ quen với việc không thể can thiệp được tương lai con mình nữa, xác định cho gia đình biết trước là khởi nghiệp sẽ có thể mất tiền và mất nhiều thứ vì thế không nên dầy vò con khi ngã và hãy để cho con ngã vài lần con sẽ tự đứng lên đi tiếp.
Rào cản tiếp theo là giới hạn của chính bản thân các bạn. Bạn có một ý tưởng bạn cho là siêu phàm, bạn dành vài tháng để nghĩ về nó nhưng cũng chẳng dám làm gì với nó vì “ngại”, bạn quá thoải mái với vòng an toàn của mình, và bạn tự thuyết phục bản thân mình rằng là mình chưa đủ chín để thực thi ý tưỏng này. Để vượt được rào cản này thì bạn phải tập được cho mình thói quen luôn và ngay, nói theo ngôn ngữ trẻ hiện nay là “thích thì nhích”. Bằng mọi giá từ bỏ thói quen trì hoãn, lười biếng nếu để tới mai thì sẽ còn ngày kia và tuần sau, tháng sau và không bao giờ nữa.
Còn về việc thiếu nguồn lực thì bạn nên biết rằng khởi nghiệp là lúc nào bạn cũng thiếu thốn nguồn lực, cho dù tập đoàn có vài ngàn nhân viên cũng không thể nào đủ, làm ít thiếu ít làm nhiều thiếu nhiều. Thời điểm tốt nhất là hôm nay chứ không phải ngày mai. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ chỉ một bước đầu tiên, muốn tắm nước lạnh thì phải dội nước vào chân mình trước đã. Đúng là nếu muốn vấp ngã thì chỉ nên chọn lúc mình đang còn trẻ và sung sức để đứng dậy được, chẳng có thời gian nào tốt hơn thời gian sinh viên này đâu.
Nghĩ nhiều mà không làm thì cũng giống như người làm mà không nghĩ.
Tóm lại, muốn khởi nghiệp tốt đừng bao giờ ngại gian khó, rèn luyện kỹ năng hàng ngày, tập hít thở thật sâu, luyện tập thể dục, học một môn năn khiếu thật giỏi. Nói rằng “ thất bại và thành công tuy hai nhưng mà là một”.
Bạn hãy thử:
Nếu chúng ta chọn trà sửa để kinh doanh khởi nghiệp, thì đối tượng khách hàng của chúng bạn là ai? Mở tại vị trí nào để phù hợp? Bao lâu thì có thể có lợi nhuận? Khó khăn xảy ra nằm ở giai đoạn nào?
10.6. BÍ QUYẾT GIÚP BẠN NUÔI DƯỠNG TƯ DUY KHỞI NGHIỆP ĐÚNG ĐẮN
Hình 10.6. Nuôi dưỡng tư duy khởi nghiệp
Học cách tiếp nhận và nghe người khác
Bất luận bạn là người có đẳng cấp sang giàu hay chỉ là một người có thu nhập thấp, khi nói chuyện với đối phương (đối tác), bạn cần thể hiện thái độ tập trung lắng nghe, luôn hướng đến câu chuyện 2 người muốn chia sẻ. Nếu bạn đặt những câu hỏi cụ thể, rõ ràng có thể mang lại cho đối phương loại cảm giác được bạn quan tâm, được lắng nghe, được tôn trọng.
Trong nhiều trường, bạn cần học kỹ năng nghe giả khi bản thân đang bận phân tích vấn đề nào khác, bạn có thể biểu tỏ thái độ nghe bằng hành vi gật đầu, ánh mắt tập trung như muốn được lắng nghe về phía đối phương, hoặc thể hiện một vài hành động bằng tay biểu lộ bản thân đang nghe, hoặc một số lời nói mà bạn biết rằng đối phương sẽ thích nghe cho dù họ đang nói gì.
Đối với người khởi nghiệp mà nói, lắng nghe là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu, nếu càng tập trung lắng nghe, thông tin bạn có được càng nhiều hơn, và bạn cũng sẽ nhận được ưu ái từ đối phương, quan trọng hơn cả đó là bạn học cách phản ứng của mọi người đối với từng sự việc trong kinh doanh, đây là những thông tin quan trọng hỗ trợ bạn tư duy tốt thêm nữa trong quá trình khởi nghiệp.
Tìm phương án giải quyết
Khởi nghiệp là một hành trình giải quyết các vấn đề từ nhỏ đến lớn, đối với mỗi vấn đề, cách tìm ra phương án giải quyết hữu hiệu và nhanh nhất, đó chính là nói đề cho nhóm(các thành viên trong tổ chức) của bạn, thay vì chỉ bạn nghĩ cách giải quyết, khi chia sẻ vấn đề nhiều người sẽ giúp bạn giải quyết dễ dàng.
Nhưng nếu nhóm của bạn không ai giải quyết được vấn đề, bạn sẽ phải dùng đến bí quyết thứ nhất: Lắng nghe. Mỗi người trong nhóm dù chưa thể tìm ra phương án khắc phục, nhưng ít nhất họ cũng sẽ nói ra cách đánh giá, phán đoán của riêng mỗi người, dựa trên những thông tin bạn lắng nghe, bạn có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất.
Để hỗ trợ tư duy chiến lược, tìm ra nhiều cách thức giải quyết vấn đề là phương thức nuôi dưỡng định hướng khởi nghiệp một cách hiệu quả, chính xác. Tinh thần khởi nghiệp luôn luôn chảy theo một hướng tích cực: Bắt buộc phải tìm phương án giải quyết cho những khó khăn trong hành trình khởi nghiệp.
Khi bắt đầu khởi nghiệp chắc chắn phải cháy hết mình
“Đầu xuôi đuôi lọt”, nếu ngay lúc đầu nỗ lực làm việc như “không còn gì để mất”, kết quả bạn nhận được sẽ nhiều hơn, nếu chờ chiêu, chờ cơ hội đến bạn sẽ dễ dàng thất bại.
Bí quyết này rèn luyện tư duy bạn trở nên sắt đá hơn, chai lì và không sợ sệt, với tinh thần “không sợ trời không sợ đất” trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, cho dù hiệu quả khởi nghiệp không tốt, bạn cũng đã đối diện với những điều khó khăn nhất, là kinh nghiệm quý báu cho lần khởi nghiệp sau đó.
“Hùng hồn khởi nghiệp” trong giai đoạn đầu có thể kích thích tham vọng đạt mục đích ( dự án khởi nghiệp thành công), tư duy khởi nghiệp luôn được cộng hưởng thêm nhiều động lực, giúp bạn đi xa hơn.
Kiểm soát sự khủng hoảng
Sự khủng hoảng trong khởi nghiệp là những vấn đề vượt quá dự trù, tính toán. Những người tầm thường khi đã rơi trong trạng thái khủng hoảng thì khó có thể tự mình giải quyết. Khi bạn là ông chủ, bạn cần kiểm soát những khủng hoảng trong các giai đoạn:
– Trước khi khởi nghiệp: Gia đình ngăn cản, tài chính, mối quan hệ, yếu tố pháp lý, nhân lực…
– Trong quá trình khởi nghiệp: Bạn gặp rắc rối từ nền kinh tế, từ sự thay đổi chính sách pháp lý, khủng hoảng công nhân viên (bãi công, phản đối quyết định từ doanh nghiệp…), khủng hoảng từ rắc rối khách hàng.
Nếu thói quen kiểm soát những khủng hoảng này hiệu quả, thì tư duy chiến lược của bạn có thể tạo ra các phương hướng kinh doanh hiệu quả hơn nữa, trong khi đó những startup khác lại không thể đưa ra phương án kinh doanh mới.
Gia tăng khả năng phản ứng trước nhiều vấn đề
Khả năng phản ứng trước nhiều vấn đề giúp chúng ta đối phó một cách kịp thời nhiều vấn đề xảy ra trong cùng lúc. Khi là ông chủ, bạn luôn phải giải quyết nhiều vấn đề trong cùng lúc, nếu đa dạng các tố chất ứng phó trước sự việc, tư duy công việc sẽ nhanh chóng được bồi đắp khả năng phản vệ, năng lực ra quyết định nâng cao, chất lượng quyết định càng hiệu quả.
Đừng nghĩ rằng mọi người đều đang tập trung tới bạn
Cuộc đời của bạn là do bạn quyết định, khi bạn là Startup, bạn đang bày ra luật chơi của riêng mình, và mọi người không hề có thói quen phải quan tâm đến người khác, vì thế vấn đề của bạn sẽ do chính bạn giải quyết.
Nếu bạn nghĩ rằng có người nào (quý nhân chẳng hạn) sẽ tới giúp mình vượt qua khó khăn, giúp bạn làm giàu, giúp bạn biến một dự án khởi nghiệp trở nên thành công, vậy thì bạn đã nhầm. Ngay cả khi bạn có 10 nhân viên trong tay, thì họ cũng sẽ chỉ nghe theo lời của bạn, họ không có thói quen phải giúp bạn thành công. Do vậy, để nuôi dưỡng tư duy khởi nghiệp đúng đắn và chính xác, hãy tự đặt niềm tin vào chính mình, bởi chỉ bạn mới có thể giải quyết vấn đề của mình.
Học cách thở
Khởi nghiệp là một chuỗi những áp lực nối dài nhau từ khi bắt đầu tới khi Startup thất bại, nếu quá khó khăn hãy thở nhẹ nhàng, học cách thở về mặt sinh lý có giúp bạn giải tỏa căng thẳng, có thể nhờ vào cách thở mà bạn bình tĩnh và không đưa một quyết định vội vàng khi chưa có đủ thông tin.
Từ bỏ và ưu tiên
Quy tắc 80/20, chi phí cơ hội là những khái niệm cơ bản trong kinh tế (kinh doanh), hai quy tắc này kể cho chúng ta biết rằng, khi bạn làm việc này bạn phải từ bỏ công việc khác, và bạn cần tập trung làm số ít việc nhưng giá trị tạo ra lại càng nhiều.
Nếu từ bỏ đúng thời điểm, đúng lúc, đúng việc, tư duy khởi nghiệp của bạn có thể được nuôi dưỡng một cách khoa học, bạn sẽ không bỏ lỡ những cơ hội quan trọng, quyết định đưa ra càng chính xác, hoặc ít nhất cũng sẽ đúng tới 95%.
Nạp thêm nhiều dinh dưỡng cho năng lực sáng tạo
Không phải dinh dưỡng về mặt sinh học, mà đó là nạp thêm giá trị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thông tin. Càng nhiều các giá trị này, khả năng sáng tạo trước khó khăn của ông chủ càng lớn, năng lực tư duy vấn đề không bị hạn chế, bởi vì bạn đã được cung cấp đầy đủ những giá trị cần thiết để sáng tạo.
Bớt mơ mộng
Nói rất nhiều nhưng khi hành động không nhiệt tình, sợ, lo lắng thất bại, thấy mệt, chán nản, vì vậy mà không đạt được kết quả. Cuối cùng thì mơ vẫn chỉ là mộng, thành tích không đạt và tự trách chính bản thân mình.
Trong cuộc sống, hành động luôn được đánh giá cao, trong khởi nghiệp thiếu hành động đồng nghĩa bạn không thể thành công. Nếu có ước mơ, có tham vọng thì hãy chỉ muốn những điều nằm trong khả năng của bạn, có tính khả thi hay không. Những điều vừa chia sẻ với bạn đã nêu trên giúp bạn rèn giũa, nuôi dưỡng bản thân, có lẽ chỉ khi đó bạn mới có cơ hội chạm chân tới miền đất thành công.
Có thể nhận thấy rất rõ một điều tại Việt Nam hiện nay là: Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đổi mới đang phát triển rất mạnh mẽ. Có tới hơn 3000 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Cùng với sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
Chính xu hướng khởi nghiệp tương lai này đã mở ra sự tăng trưởng lớn trên thị trường. Điều này càng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp startup tại Việt Nam.
Sức mạnh của nụ cười
Cách đơn giản nhất để tạo sức hút với người khác mà bạn có thể làm: Cười! Một nụ cười có thể có bốn sức mạnh: Nó có thể tao sự tự tin, niềm vui, nhiệt tâm và quan trọng hơn là nó thể hiện sự chấp nhận
Và sự thật nụ cười là dấu hiệu của sự cảm xúc dễ lan truyền nhất và nó có sức mạnh lan truyền không thể cưởng lại được khiến mọi người mỉm cười lại với bạn.
Những người hay cười là những người tự tin, bởi vì khi chúng ta sợ hãi hay không chắc chắn về bản thân hoặc vẻ bên ngoài của mình, chúng ta sẻ không cười. Chính nụ cười tạo cho bạn cảm giác dễ chịu, khi bạn ở bất cứ nơi đâu, đang làm gì, gặp ai? Mọi người sẽ cảm thích gần gủi và muốn chia sẻ khi ở gần bạn. Khởi nghiệp cũng vậy bạn nên mĩm cười cho dù gặp nhiều khó khăn nhất nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc mang lại.
Bạn hãy thử:
Có bao giờ thất bại chưa? Nếu khởi nghiệp bạn có chập nhận thất bại dẫn đến nợ nần không?
Nếu có một sẩn phẩm tốt công thêm một kế hoạch kinh doanh đầy tiềm năng, bạn bắt đầu như thế nào?
Câu chuyện khởi nghiệp thành công
Chiến lược giúp Starbucks trở thành chuỗi cà phê lớn nhất thế giới, ai kinh doanh ngành F&B cũng nên học hỏi.
Thành lập năm 1971 tại Seattle, Mỹ, Starbucks khi đó chỉ là một cửa hàng nhỏ chuyên bán hạt cà phê và các thiết bị rang xay cà phê. Mọi chuyện thay đổi khi Howard Schultz, CEO lừng danh của Starbucks sau này, gia nhập hãng vào năm 1982 với vai trò giám đốc hoạt động bán lẻ và tiếp thị. Ông chính là người đưa ra ý tưởng hãng nên bán cả cà phê hạt lẫn cà phê xay sau khi nhận ra nét độc đáo trong cách phục vụ cà phê tại Ý nhờ một chuyến đi tới Milan.
Trải qua 40 năm gây dựng và phát triển, Starbucks không chỉ bó hẹp bản thân tại Seattle hay Mỹ, mà đã lan ra nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hongkong, Nam Phi…và Việt Nam.
Mặc dù là mục tiêu của các cuộc biểu tình liên quan đến các vấn đề như chính sách công bằng thương mại, tác động môi trường, các hành vi phản cạnh tranh, Starbucks vẫn là chuỗi cà phê thành công nhất hiện nay nhờ vào các khái niệm kỹ năng mềm đã nêu trên.
Bài sau: lời kết
Xem toàn bộ các chương tại đây
…………………………………
KỸ NĂNG MỀM – CHÌA KHÓA ĐỂ THÀNH CÔNG (Sách – Giáo trình)
Công ty VINABOOK hân hạnh tài trợ chương trình này. Giá bìa: 160.000 VNĐ – Hotline: 0938090115
Từ khóa » Những Kỹ Năng Khởi Nghiệp Cần Có
-
Kỹ Năng Cần Thiết để Vững Bước Khởi Nghiệp - HIU
-
7 Kỹ Năng Cần Thiết để Khởi Nghiệp Thành Công
-
10 Kỹ Năng Cần Phải Có để Khởi Nghiệp Thành Công | Vân Nguyên
-
Kỹ Năng Khởi Nghiệp Là Gì? Cần Những Kỹ Năng Nào để Thành Công?
-
6 Kỹ Năng Khởi Nghiệp Cần Có Khi Kinh Doanh
-
7 Kỹ Năng Cần Có Trước Khi Khởi Nghiệp – Chìa Khóa Vàng Để ...
-
Kỹ Năng Khởi Nghiệp Cần Có để Kinh Doanh Thành Công
-
Những Kỹ Năng Cần Thiết Mà Một Doanh Nhân Khởi Nghiệp Cần Có
-
Những Kiến Thức Và Kỹ Năng Cần Có Khi Khởi Nghiệp - Way
-
5 Kĩ Năng Mà Người Khởi Nghiệp Trẻ Cần Rèn Kỹ để Kinh Doanh Thành ...
-
5 Kỹ Năng Kinh Doanh Cơ Bản Cần Phải Có Trước Khi Khởi Nghiệp
-
Startup Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Có để Startup Thành Công - Unica
-
Các Kỹ Năng Cần Trang Bị Khi Muốn Khởi Nghiệp Kinh Doanh
-
5 KĨ NĂNG BẠN CẦN CÓ ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG