Chương 10 - Sinh Lý Hô Hấp - Học Y

chuyên mục

  • Trang chủ
  • Cuộc sống thú vị

2018-07-07

Chương 10 - sinh lý hô hấp

Chương 10 - sinh lý hô hấp GIỚI THIỆU Bộ máy hô hấp gồm: Đường dẫn khí, phổi, lồng ngực và các cơ hô hấp. Chức năng hô hấp gồm: Thông khí, vận chuyển khí, hô hấp tế bào, phát âm, ngửi,điều hòa pH, huyết áp, bảo vệ, tan cục máu đông. Mục tiêu của bài này chủ yếu tậptrung vào chức năng thông khí và chức năng trao đổi khí. Mục tiêu học tập: 1. Trình bày được đặc điểm hình thái-chức năng của bộ máy hô hấp 2. Trình bày được chức năng thông khí phổi, nêu được ý nghĩa của một số thôngsố thăm dò chức năng thông khí phổi. 3. Trình bày được chức năng trao đổi khí ở phổi. 4. Trình bày được quá trình vận chuyển khí O2 và CO2 5. Mô tả được hoạt động của trung tâm hô hấp và các yếu tố tham gia điều hoà hôhấp ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CHỨC NĂNG CỦA BỘ MÁY HÔ HẤP Đường dẫn khí 1. Đặc điểm hình thái ● Không khí từ ngoài vào hệ thống hô hấp lần lượt qua mũi, hầu và thanh quản, khí quản, phế quản, phổi. Được chia làm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên gồm mũi, hầu và thanh quản Chức năng: Làm ấm, ẩm không khí, ngăn chặn dị vật thô, phát âm, ngửi ● Đường hô hấp dưới: Khí quản, phế quản và các tiểu phế quản.. Cấu trúc phân tầng theo các mức đánh số từ 0 đến 24. Soi phế quản: cây phế quản gồm hai mươi đến hai mươi ba mức tính từ khí quản đến phế nang (tiểu phế quản, tiểu phế quản tận, ống phế nang (nhánh tận của cây phế quản), túi phế nang, phế nang) ● Bên trong đường hô hấp phủ biểu mô lát có hệ thống lông mao luôn chuyển động theo hướng về phía hầu, xen kẽ các tuyến tiết nhày và tiết nước có tác dụng làm bám dính các hạt bụi, vi khuẩn... ● Tuần hoàn phổi: Động mạch phổi dài khoảng 4cm, từ tâm thất phải chia thành nhánh phải và nhánh trái đến hai phổi. Hệ thống mao mạch phổi rất dầy đặc tạo diện tích trao đổi khoảng 150 m2.Áp suất máu ở tuần hoàn phổi rất thấp do sức cản thấp. Khi phân áp oxy trong phế nang thấp >phân áp oxy máu động mạch thấp >co mạch phổi và ngược lại > điều hòa tưới máu - thông khí. Tuần hoàn dinh dưỡng cho phổi là động mạch phế quản thuộc tuần hoàn hệ thống. 2. Chức năng ● Chức năng dẫn khí phụ thuộc vào: - Sự chênh lệch áp suất - Độ thông thoáng của đường dẫn khí liên quan đến sức cản đường dẫn khí - Sức cản đường dẫn khí phụ thuộc: + Thể tích phổi: Hít vào sức cản giảm xuống, thở ra sức cản tăng lên. + Sự co của cơ trơn ở các tiểu phế quản. + Mức độ phì đại của niêm mạc đường dẫn khí + Lượng dịch tiết ra trong lòng đường dẫn khí ● Chức năng bảo vệ: - Lông mũi cản hạt bụi to chỉ cho bụi có kích thước < 5 mm vào phế nang. - Lớp dịch nhày và hệ thống lông mao làm bám dính và đẩy ra ngoài các hạt bụi, vi khuẩn.... Các chất hoá học độc hại, khói thuốc lá... làm liệt chuyển động của hệ thống lông mao dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm trùng phổi. - Làm ấm, làm ẩm không khí khi hít vào - Phát âm, biểu lộ tình cảm qua lời nói, tiếng cười, tiếng khóc... Phổi - phế nang và màng hô hấp 1. Phổi - phế nang ● Phổi nằm trong lồng ngực, gồm có phổi phải và phổi trái, chia làm các thùy, tiểu phân thùy ● Phế nang là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất và là đơn vị thực hiện chức năng trao đổi khí của phổi. Có khoảng 300 triệu phế nang, tạo diện tích tiếp xúc với mạng lưới mao mạch phổi khoảng 70-120 m2 2. Màng hô hấp ● Màng hô hấp là đơn vị hô hấp của phế nang, là màng rất mỏng, dày khoảng 0,5mm, là nơi trực tiếp xảy ra quá trình trao đổi khí, gồm 6 lớp: Lớp chất hoạt diện (surfactant) Được bài tiết từ tế bào phế nang lớn (typ II) , thành phần chính là các phospholipid và lipoprotein, phủ biểu mô phế nang làm giảm sức căng bề mặt, tránh xẹp các phế nang nhỏ, phồng vỡ các phế nang lớn. - Lớp biểu mô phế nang có hai loại tế bào: Tế bào phế nang nhỏ (typ I) và tế bào phế nang lớn (typ II) - Tế bào phế nang nhỏ (typ I): Bào tương trải dài ra theo thành phế nang, là tế bào lót nguyên thuỷ của phế nang, mẫn cảm với mọi đột nhập có hại vào phế nang. - Tế bào phế nang lớn (typ II): Đứng thành cụm 2 đến 3 tế bào cạnh nhau, có hai loại: loại nhiều ty thể và loại nhiều lysosom. Bài tiết ra chất hoạt diện. - Lớp màng đáy phế nang cấu tạo bởi lớp chất tạo keo - Lớp liên kết có sợi liên kết, sợi chun, xác đại thực bào - Lớp màng đáy mao mạch cấu tạo bởi lớp chất tạo keo - Lớp nội mạc mao mạch cấu tạo bởi các tế bào nội mạc ● Màng hô hấp dày từ 0,2 mm - 0,6 mm, diện tích ở người trưởng thành khoảng 50-120 m2 gần tương đương với tổng diện tích mao mạch phổi, đường kính mao mạch khoảng 5 mm trong khi đường kính hồng cầu khoảng 7,5 mm, hồng cầu phải tự kéo dài ra mới đi lọt qua mao mạch, tạo điều kiện cho quá trình khuếch tán khí được dễ dàng. Lồng ngực Là một buồng kín và cứng chứa hai cơ quan chính là phổi và tim, khung xương bao bọc xung quanh (xương ức, 12 đôi xương sườn), các cơ liên sườn và các mô liên kết, phía sau có cột sống, phía trên có các cơ và mô liên kết ở vùng cổ, đáy là cơ hoành ngăn cách với ổ bụng. Tính đàn hồi kém, chủ yếu thay đổi kích thước trong một giới hạn nhất định nhờ hoạt động của các cơ hô hấp. Màng phổi và cơ chế tạo áp suất âm trong khoang màng phổi 1. Màng phổi và khoang màng phổi - Màng phổi có hai lá tạo bởi mô liên kết xơ mỏng và được lợp bởi một lớp trung biểu mô, có nhiều mao mạch máu và mao mạch bạch huyết. - Lá thành bao mặt trong thành ngực và cơ hoành chi phối bởi dây thần kinh hoành và thần kinh liên sườn. - Lá tạng bao mặt ngoài phổi chi phối bởi thần kinh giao cảm và phó giao cảm. - Hai lá áp sát và liên tục với nhau ở rốn phổi tạo thành khoang ảo màng phổi... Tràn dịch, tràn khí màng phổi.. làm cho hai lá tách rời nhau tạo thành khoang thực chứa khí hoặc dịch. 2. Cơ chế tạo áp suất âm - Áp suất trong khoang màng phổi khi nghỉ ngơi có giá trị khoảng 756mmHg thấp hơn áp suất khí quyển (760 mmHg) nên gọi là áp suất âm. -Cơ chế tạo áp suất âm: + Nhu mô phổi có tính đàn hồi lớn, luôn có xu hướng co nhỏ về phía rốn phổi + Lồng ngực là một hộp cứng kín, kém đàn hổi. Ở thì hít vào phổi bị căng giãn sẽ có xu hướng co về phía rốn phổi, lồng ngực tăng kích thước. Lá thành và lá tạng có xu hướng tách nhau làm thể tích khoang màng phổi tăng lên, áp suất khoang ảo đã âm lại càng âm hơn. Càng hít vào áp suất càng âm, khi hít vào hết sức có thể xuống tới -30 mmHg, khi thở ra hết sức còn khoảng -1 mmHg.Ở thì thở ra, phổi thu nhỏ lại thì lực đàn hồi giảm xuống và áp suất bớt âm hơn, giảm bớt lực tách giữa lá thành và lá tạng, thể tích khoang ảo, áp suất âm dần trở về trạng thái ban đầu,càng thở ra áp suất âm càng bớt âm. Ở cuối thì thở ra bình thường khoảng -4 mmHg.Ở cuối thì hít vào bình thường khoảng -6 mmHg. +Sau khi sinh, kích thước lồng ngực thường tăng nhanh hơn phổi. +Dịch màng phổi được bơm liên tục vào các mạch bạch huyết. 3. Ý nghĩa Với hô hấp: - Chức năng thông khí: Làm phổi đi theo các cử động của lồng ngực và dễ dàng nở ra bám sát với thành ngực, lá tạng luôn dính sát vào lá thành. - Chức năng trao đổi khí: Lúc áp suất âm nhất, không khí vào phổi và máu về phổi nhiều nhất, hiệu suất trao đổi khí đạt tối đa. Với tuần hoàn: - Làm máu về tim và lên phổi dễ dàng, làm nhẹ gánh cho tim phải. 4. Tổng kết - Hệ thống hô hấp gồm mũi, hầu và thanh quản, khí quản, phế quản, phổi. - Khoang màng phổi có áp suất âm cấu tạo gồm lá thành và lá tạng. Lá thành phủ mặt trong của lồng ngực, lá tạng phủ bề mặt ngòai của phổi. - Đường dẫn khí được cấu trúc phân tầng từ lớn đến nhỏ gọi là cây phế quản, tận cùng là các phế nang, tạo ra vùng trao đổi khí. - Màng hô hấp cấu tạo bởi sáu lớp, là nơi trực tiếp diễn ra sự trao đổi khí. - Chất surfactant do tế bào biểu mô typ II bài tiết có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt phế nang. CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ CỦA PHỔI Là quá trình lưu thông không khí giữa khí quyển và các phế nang được thực hiện thông qua các động tác hô hấp, cơ chế được giải tích qua định luật Boyle – Định luật diễn tả mối liên quan giữa thể tích và áp suất. Các động tác hô hấp 1. Động tác hít vào ● Hít vào thông thường: Đây là động tác chủ động, cần năng lượng cho co các cơ hô hấp. cơ hoành, cơ bậc thang, cơ răng to, cơ liên sườn trong và ngoài. Kích thước lồng ngực tăng cả ba chiều, áp suất trong lồng ngực và phổi giảm làm không khí đi từ môi trường vào phổi Tăng chiều trên dưới do hai vòm cơ hoành sẽ phẳng ra và hạ thấp về phía bụng. Hạ thấp 1 cm có thể làm tăng thể tích lồng ngực lên 250 cm3. Hít vào bình thường cơ hoành hạ thấp 1,5 cm Tăng chiều trước sau và ngang do các cơ liên sườn co lại, xương sườn chuyển từ tư thế nghỉ chếch ra trước và xuống dưới sang tư thế nằm ngang hơn và đưa ra trước. ● Hít vào gắng sức huy động thêm cơ hít vào phụ, cơ hoành hạ thấp 7 - 8 cm, thể tích lồng ngực tăng 1500 - 2000 cm3, thể tích không khí hít vào thêm khoảng 1500- 2000 ml. cơ ức đòn chũm, cơ ngực, cơ chéo 2. Động tác thở ra ● Thở ra thông thường: Đây là động tác thụ động, các cơ hít vào giãn, các xương sườn hạ xuống, các vòm hoành lại lồi lên phía trên lồng ngực. Lồng ngực trở về vị trí ban đầu , dung tích lồng ngực giảm làm áp suất của phổi tăng lên, đẩy không khí ra ngoài. ● Thở ra gắng sức: Đây là động tác tích cực, cần co thêm các cơ thành bụng, kéo xương sườn xuống thấp hơn nữa, ép thêm vào các tạng bụng, dồn cơ hoành lồi thêm lên phía trên làm dung tích lồng ngực tiếp tục giảm, ép vào phổi đẩy thêm khoảng 1000-1200 ml khí ra ngoài. Càng hít vào áp suất càng âm - Khi hít vào hết sức có thể xuống tới -30 mmHg. - Khi thở ra hết sức còn khoảng -1 mmHg. Ở thì thở ra, phổi thu nhỏ lại thì lực đàn hồi giảm xuống và áp suất bớt âm hơn, giảm bớt lực tách giữa lá thành và lá tạng, thể tích khoang ảo, áp suất âm dần trở về trạng thái ban đầu, càng thở ra áp suất âm càng bớt âm - Ở cuối thì thở ra bình thường khoảng -4 mmHg. - Ở cuối thì hít vào bình thường khoảng -6 mmHg. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thông khí phổi bao gồm: Sức căng bề mặt phế nang, sức cản của đường dẫn khí và độ đàn hồi của phổi. Lưu lượng khí tỷ lệ nghịch với sức cản đường dẫn khí. Chịu ảnh hưởng bởi hệ phó giao cảm, cơ trơn đường dẫn khí. Trong COPD- chronic obtructive pulmonary disease, viêm phế quản mạn, hen: Sức cản tăng, giảm lưu lượng khí. Độ đàn hồi của phổi chịu ảnh hưởng của sức căng bề mặt phế nang và khả năng chun giãn của phổi. Độ đàn hồi giảm trong lao phổi, giảm chất hoạt diện, phù phổi, liệt cơ hô hấp, khí phế thũng... 4. Một số động tác hô hấp đặc biệt - Rặn: Là động tác thở ra gắng sức, gây co mạnh cơ hoành và cơ thành bụng, tạo sức ép vào các tạng trong ổ bụng phối hợp với sự co của các cơ bàng quang, trực tràng, tử cung. - Ho: Xảy ra khi phế quản bị kích thích.Hít vào sâu, đóng thanh môn lại, rồi thở ra tạo áp suất lớn trong lồng ngực, sau đó thanh môn đột ngột mở ra, một luồng không khí có áp suất cao bật nhanh qua miệng đẩy các vật lạ, đờm... trong đường hô hấp ra ngoài. - Hắt hơi: Xảy ra khi bị kích thích ở mũi (ngửi phải hơi có tính kích thích), viêm mũi, lạnh. Giống ho, nhưng luồng không khí có áp suất cao đi qua mũi đẩy vật lạ ra ngoài. - Nói: Khi thở ra gây rung động thanh đới nhờ cử động phối hợp của lưỡi, môi phát thành âm, có ý nghĩa lớn vì nó biểu hiện hoạt động chức năng cao cấp của bộ não loài người. - Ngáp - Nấc Các thể tích, dung tích hô hấp và lưu lượng thở 1. Các thể tích hô hấp -TV: thể tích khí lưu thông trong một lần hít vào hoặc thở ra bình thường. -IRV: thể tích dự trữ hít vào là thể tích khí hít vào thêm sau hít vào bình thường. -ERV: thể tích dự trữ thở ra là thể tích khí thở ra tối đa sau thở ra bình thường. -RV: thể tích khí cặn đo theo nguyên tắc pha loãng khí (nitơ hoặc heli). 2. Các dung tích hô hấp là tổng của hai hay nhiều thể tích thở. - VC (hay SVC): dung tích sống là thể tích tối đa huy động được trong một lần hô hấp, thể hiện khả năng của cơ thể đáp ứng về mặt hô hấp với các hoạt động gắng sức. Phụ thuộc vào tuổi, giới, chiều cao, nam cao hơn nữ, giảm ở người già và một số bệnh phổi hay ngực (tràn dịch màng phổi, u phổi, gù, vẹo lồng ngực…); tăng lên nhờ luyện tập. - FVC: dung tích sống thở mạnh là thể tích khí thu được do thở ra thật nhanh, thật mạnh và thật hết sức sau khi hít vào thật hết sức. Người bình thường FVC hơi thấp hơn VC một chút. - IC: dung tích hít vào thể hiện khả năng hô hấp thích ứng với nhu cầu cung cấp O2 tăng lên của cơ thể. Bình thường khoảng 2000 – 2500 ml. - FRC: dung tích cặn chức năng bình thường khoảng 2000 ml đến 3000 ml. Thể tích khí này pha trộn với lượng không khí mới hít vào taọ hỗn hợp khí để trao đổi với máu. FRC tăng lên trong một số bệnh gây khí phế thũng phổi hoặc giãn phế nang như hen phế quản, bệnh bụi phổi ở giai đoạn nặng (FRC tăng làm cho khí hít vào pha trộn càng nhiều, nồng độ O2 càng thấp, hiệu suất trao đổi khí với máu càng nhỏ). - TLC: dung tích toàn phổi, khoảng 5 lít, thể hiện khả năng chứa đựng của phổi. 3. Các lưu lượng thở ● Lưu lượng thở là lượng thể tích khí được huy động trong một đơn vị thời gian (lít/phút hoặc lít/giây), nói lên khả năng hay tốc độ huy động khí đáp ứng nhu cầu cơ thể và sự thông thoáng của đường dẫn khí. Đo dung tích sống thở mạnh và phân tích đồ thị FVC theo thời gian sẽ cho biết các thông số về lưu lượng khoảng, lưu lượng điểm Lưu lượng khoảng bao gồm FEV1 và FEF (MEF) Thể tích thở tối đa giây đầu tiên – FEV1 là thể tích khí lớn nhất có thể thở ra được trong một giây đầu tiên. Người bình thường FEV1 chiếm khoảng 75% dung tíchsống. Tỷ số FEV1/VC x 100% được gọi là tỷ số Tiffeneau. Tiffeneau giảm khi FEV1 giảm, đánh giá khả năng làm việc của phổi, mức độ đàn hồi của phổi, lồng ngực và cơ hoành. Lưu lượng tối đa trung bình trong một khoảng nhất định của FVC: ký hiệu là FEF hoặc MEF cùng với khoảng phần trăm của FVC đã thở ra. FEF 0,2-1,2: Là lưu lượng trung bình thở ra ở quãng đầu của FVC FEF 25-75 hoặc MMEF: Là lưu lượng trung bình thở ra ở quãng giữa của FVC, - Lưu lượng tức thời tại một điểm xác định của FVC: ký hiệu là FEF đi cùng với một số % thể tích của FVC đã thở ra hoặc MEF đi cùng với số % thể tích của FVC còn lại trong phổi. + Lưu lượng đỉnh (PEF hay PF): đo tại điểm bắt đầu thở ra gắng sức sau khi đã hít vào hết sức, có giá trị gần bằng TLC và phụ thuộc vào khả năng gắng sức của đối tượng. + FEF 25 hoặc MEF 75: lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 75% của FVC. + FEF 50 hoặc MEF 50: lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 50% của FVC. + FEF 75 hoặc MEF 25: lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 25% của FVC. ● Thông khí phút (Vo): là đo lưu lượng khí thở được trong một phút lúc nghỉ ngơi. Vo = TV x f Thông khí tối đa phút (MV Vo ): là lượng khí tối đa có thể huy động được trong một phút, đánh giá khả năng hô hấp trong lao động nặng, thể thao hoặc tình trạng gắng sức khác, khả năng dự trữ hô hấp, tính đàn hồi của phổi. Để đo MV Vo chúng ta cho đối tượng đo thở nhanh và thở sâu trong khoảng 6 giây rồi quy ra trong 1 phút. ● Thông khí phế nang (VoA): là mức không khí trao đổi ở tất cả các phế nang trong một phút, là mức thông khí có hiệu lực. Không khí thở ra là hỗn hợp của không khí đựng trong các phế nang có trao đổi khí với máu và không khí đựng trong đường dẫn khí không trao đổi khí với máu (được gọi là "khoảng chết" của bộ máy hô hấp). - Khoảng chết giải phẫu: là khoảng không gian trong bộ máy hô hấp không có diện trao đổi khí với máu, bao gồm toàn bộ các đường dẫn khí. - Khoảng chết sinh lý: là khoảng chết giải phẫu cộng thêm các phế nang không trao đổi khí với máu được (như xơ hoá phế nang, co thắt mao mạch và phế nang…). - Thể tích không khí trong khoảng chết luôn luôn thay đổi vì các ống dẫn khí của bộ máy hô hấp không phải là những ống cứng rắn, trung bình khoảng 140 ml. - Thở sâu có lợi hơn thở nông vì thở chậm và sâu thì không khí khoảng chết giảm, thông khí phế nang tăng, tăng hiệu quả trao đổi khí (phương pháp dưỡng sinh). 4. Rối loạn chức năng thông khí
Rối loạn chức năng thông khí hạn chế VC hoặc FVC giảm so với số lý thuyết trên 20%
TLC giảm
Rối loạn chức năng thông khí tắc nghẽn FVC và FEV1 giảm
Tiffeneau < 75%
Đánh giá mức độ thông thoáng Phế quản lớn FEF 0,2-1,2 ; FEF 25 hoặc MEF 75
Phế quản vừa FEF 25-75 hoặc MMEF FEF 50 hoặc MEF 50
Phế quản nhỏ FEF 75 hoặc MEF 25
5. Tổng kết Hoạt động của cơ hô hấp tạo ra sự thay đổi áp suất trong lồng ngực khi thở ra, hít vào. Sự thay đổi thể tích tạo ra sự thay đổi áp suất trong phổi và khoang màng phổi, tạo điều kiện cho lưu thông không khí theo nguyên tắc từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Sức cản của đường dẫn khí bình thường thấp. Kích thích phó giao cảm, histamin làm tăng co cơ trơn, tăng sức cản đường dẫn khí. Kích thích giao cảm, adrenalin, kháng histamin làm giãn cơ giảm sức cản đường hô hấp. Sự đàn hồi của phổi lớn do thành phần chun giãn và chất surfactant. CHỨC NĂNG VẬN CHUYỂN KHÍ CỦA MÁU Máu vận chuyển O2 từ phổi đến mô 1. Các dạng oxy trong máu Dạng hoà tan: Chiếm 1,5 %, là dạng trao đổi trực tiếp bằng khuếch tán vật lý với không khí phế nang và dịch kẽ tế bào (từ phổi vào máu, từ máu vào trong các mô và vào tế bào). Dạng kết hợp: Chiếm 98,5%. O2 + Hb <=> HbO2 1 phân tử Hb gắn 4 nguyên tử oxy, mỗi gam Hb có khả năng gắn 1,34 ml oxy, có15g Hb/100 ml máu, do đó thể tích oxy ở dạng kết hợp sẽ là: 1,34 x 15 = 20 ml O2/100ml máu Yếu tố quan trọng quyết định sự kết hợp-phân ly oxy và Hb chính là PO2 Hb + O2 <=> HbO2 2. Phản ứng thuận nghịch gắn và nhả oxy Hb + O2 <=> HbO2 Tại phổi: Do chênh lệch phân áp, oxy khuyếch tán từ phế nang vào huyết tương và hồng cầu và gắn với phần hem của hemoglobin tạo nên oxyhemoglobin. Mỗi phân tử hemoglobin có thể gắn được 4 phân tử oxy vào 4 ion Fe2+. Tại mô, phản ứng xảy ra ngược lại, phân ly O2 cho mô 3. Đồ thị Barcroft Đồ thị phân ly oxyhemoglobin: Phần trăm bão hòa Hb tỷ lệ với phân áp O2 Phổi: Phân áp oxy trong phế nang khoảng 100mmHg, % bão hòa O2 của Hb đạt 98%. Mô: Phân áp O2 thấp, % bão hòa O2 của Hb giảm còn 75-80%. Đoạn nằm ngang tương ứng phân áp oxy cao. % bão hòa Hb ở mực nước biển đạt 98%, ở độ cao ~ 2000m % bão hòa vẫn đạt 95% . Đoạn dốc tương ứng với phân áp oxy thấp. Ở mô phân áp oxy thấp, HbO2 phân ly để nhường O2 cho mô sử dụng đặc biệt những nơi có mức độ tiêu thụ O2 cao. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ái lực của hemoglobin với oxy Phân áp O2: quyết định chiều của phản ứng là phân ly hay kết hợp. pH giảm trong máu tăng làm tăng phân ly HbO2, đồ thị chuyển sang phải Phân áp CO2 tăng làm tăng phân ly HbO2, đồ thị chuyển phải Nhiệt độ máu tăng làm tăng sự phân ly HbO2, đồ thị chuyển phải (hiệu ứng Bohr) Nồng độ 2,3 - BPG (2-3 bisphosphoglycerate) cao làm tăng phân ly HbO2. 2,3-BPG được sinh ra trong hồng cầu từ quá trình phân hủy glucose thành ATP.Nó gắn với tận cùng nhóm NH2 của 2 chuỗi beta làm giảm ái lực của Hb với oxy. Carbon monocid (CO) có nhiều trong các loại khí đốt, hầm lò, khói thuốc lá, có ái lực với oxy hơn Hb 200 lần, là chất dễ gây ngộ độc. 5. Ái lực của hemoglobin với oxy thời kỳ bào thai và trưởng thành HbF có ái lực với oxy cao hơn HbA 30% vì gắn với 2,3-BPG lỏng hơn. 6. Máu vận chuyển oxy từ phổi đến mô Ở phổi, do chênh lệch phân áp, oxy dưới dạng hoà tan khuyếch tán từ phế nang > huyết tương và hồng cầu. Với phân áp 100mmHg, tỷ lệ HbO2 tăng tới 95% - 98% mức, chứa khoảng 20 ml O2/100ml máu và máu tĩnh mạch trở thành máu động mạch. Ở mô, phân áp oxy thấp (20 - 40 mmHg), HbO2 bị phân ly, oxy khuyếch tán từ hồng cầu vào huyết tương, dịch kẽ rồi vào tế bào, lượng oxy chỉ còn lại khoảng 15ml O2/100ml. Hiệu suất sử dụng oxy = lượng oxy tiêu thụ/lượng oxy máu động mạch x 100%, tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của mô. Máu vận chuyển CO2 từ mô đến phổi 1. Các dạng CO2 Dạng hoà tan: chiếm 9% . Với phân áp CO2 trong máu tĩnh mạch khoảng 46 mmHg có 0,3 ml CO2/100 ml máu, là dạng trao đổi trực tiếp giữa máu với phổi và với các mô. Dạng kết hợp: có ba dạng - Kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu (chiếm 13%). CO2 gắn với -NH2 của 2 chuỗi beta, alpha theo phản ứng sau: Hb + CO2 <=> HbCO2 (carbaminohemoglobin) CO2 có hệ số khuếch tán lớn gấp 20 lần so với oxy do đó dù chỉ chênh lệch phân áp rất thấp cũng dễ dàng được khuếch tán vào phổi để thải ra ngoài. - Kết hợp với muối kiềm (chiếm 78% ) dạng bicarbonat CO2 +H2O <=CA=>H2CO3 <=> H+ +HCO3¯ => huyết tương: HCO3¯ +Na+ => NaHCO3 CA: enzym carbonic anhydrase trong hồng cầu, trong huyết tương phản ứng chậm hơn khoảng 5000 lần vì có rất ít enzym CA. - Kết hợp với protein huyết tương (chiếm một tỷ lệ rất ít) theo phản ứng carbamit 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận chuyển CO2 của máu Phân áp CO2: tăng sẽ làm tăng nồng độ và mức độ vận chuyển CO2 của máu. Phân áp oxy:tăng trong máu, oxy sẽ gắn với hemoglobin làm giảm ái lực của hemoglobin với CO2do đó làm giảm sự vận chuyển CO2 (hiệu ứng Haldane). Hiện tượng Hamburger: Hiện tượngHamburger là sự di chuyển ion HCO3¯ và Cl¯ giữa hồng cầu và huyết tương ở phổi và mô CO2 mô => huyết tương => hồng cầu: CO2 + H2O nhờ CA H2CO3 => H+ + HCO3¯ H+ + Hb => HHb HCO3¯ khuếch tán thuận hóa ra huyết tương đổi chỗ cho Cl¯ từ huyết tương vào hồng cầu nhờ protein mang bicarbonat – clorua để lập lại thăng bằng điện tích. Ý nghĩa: Khi CO2 vào huyết tương dưới dạng HCO3¯ thì Cl¯ vào hồng cầu, làm tăng NaHCO3 huyết tương, máu tăng vận chuyển CO2. Sự thay đổi của pH: Trong máu, CO2 tồn tại dưới dạng H2CO3 vàBHCO3 (bicarbonat). Bình thường tỷ lệ BHCO3/H2CO3 không thay đổi nên pH ổn định. Khi một acid mạnh vào máu sẽ phản ứng với các bicarbonat tạo thành H2CO3 . H2CO3¯ dễ phân ly thành H2O và CO2, CO2 được đưa ra ngoài qua phổi. Khi một kiềm mạnh vào máu, nó phản ứng với H2CO3 tạo thành kiềm yếu hơn, lượng CO2 thở ra sẽ giảm đi. 3. Máu vận chuyển CO2 từ mô đến phổi Tại mô, do chênh lệch phân áp, CO2 khuyếch tán từ dịch kẽ => huyết tương dưới dạng hoà tan => hồng cầu. Một phần kết hợp với Hb > HbCO2 , phần lớn kết hợp với H2O dưới tác dụng enzym CA => H+ + HCO3¯ . HCO3¯ khuyếch tán từ hồng cầu ra huyết tương kết hợp với protein và các muối kiềm. Tại phổi, các quá trình xảy ra theo chiều ngược lại. Nồng độ CO2 trong máu giảm, máu trở thành máu động mạch có nồng độ oxy cao và nồng độ CO2 thấp. 4. Tổng kết Tại phổi: - Ở phổi phân áp O2 cao, sự bão hòa oxy của Hb đạt 98% Khi Hb bão hòa oxy, ái lực của Hb với CO2 giảm. Hiện tượng gắn O2 với Hb làm tăng tốc độ thải CO2 (hiệu ứng Haldane) Tại mô: Nồng độ CO2 cao khuếch tán nhanh vào hồng cầu Ion HCO3¯ trao đổi ngược chiều với ion Cl¯ Sự tương tác giữa H+ và ái lực của Hb với O 2 gọi là hiệu ứng Bohr, với sự tạo raH+ , việc nhận CO2 tăng tốc độ nhường O2 O2 được vận chuyển theo hai cách: hòa tan trong huyết tương và gắn với hemoglobin. Sự bão hòa O2 của Hb phụ thuộc vào pO2, pCO2, pH, BPG, nhiệt độ. CO2 được vận chuyển theo ba cách: hòa tan trong huyết tương, gắn với Hb, dạngHCO3¯. Hiện tượng gắn O2 với Hb làm tăng tốc độ phân ly CO2 (hiệu ứng Haldane). Tăng vận chuyển CO2 vào hồng cầu, tăng tạo ion H+ làm giảm ái lực của Hb với O2 tăng tốc độ nhường O2 cho mô gọi là hiệu ứng Bohr. ĐIỀU HOÀ HÔ HẤP Nhịp thở cơ bản được điều hòa bởi những trung tâm hô hấp nằm ở thân não. Khi nghỉ ngơi, nhịp thở bình thường dao động từ 15 đến 20 lần/ mỗi phút, khi vận động mức độ sử dụng oxy có thể tăng 15 đến 20 lần ở người bình thường, 30 lần ở những vận động viên điền kinh, nhịp hô hấp cũng thay đổi. Sự điều hòa chức năng hô hấp nhằm đáp ứng được những trạng thái hoạt động khác nhau của con người. Cấu tạo và hoạt động của các trung tâm hô hấp 1.Trung tâm hít vào Trung tâm hít vào nằm ở phần lưng hành não, có vai trò cơ bản nhất điều hoà nhịp hô hấp. Tự động phát xung động thành nhịp gây co cơ liên sườn ngoài, cơ hoành, gây hít vào với tần số 15 lần/phút. Xung động gây hít vào "tăng dần" trong hai giây rồi đến giây thứ ba thì đột nhiên ngừng, gây thở ra 3giây, rồi lại bắt đầu chu kỳ mới. Dây phế vị và thiệt hầu đem cảm giác từ các receptor cảm thụ về hóa học, áp suất ở ngoại vi về bó nhân đơn độc; còn nhận thêm vài sợi ở chất lưới tủy gần đó. 2.Trung tâm thở ra Nằm phía trước và sau của nhóm lưng, cách 5mm, chi phối hoạt động cơ liên sườn trong, cơ bụng, chỉ hoạt động khi cần thở ra gắng sức. Khi trung tâm hít vào phát xung động thì trung tâm thở ra bị ức chế. 3. Trung tâm ức chế Nằm ở cầu não, liên tục phát xung động ức chế có chu kỳ trung tâm hít vào. 4. Trung tâm điều chỉnh thở: Nằm gần trung tâm hít vào, tác dụng gửi tín hiệu kích thích trung tâm hít vào gây động tác hít vào gắng sức. Bình thường chịu sự chi phổi của trung tâm ức chế 5.Vai trò của các receptor nhận cảm về hoá học Receptor tại trung ương : Nằm ở hành não, nhạy cảm với ion H+, CO2 tạo synap trực tiếp với trung tâm hít vào. CO2 thấm được qua các hàng rào máu – não rất nhanh, có tác dụng mạnh là do: CO2 + H2O nhờ CA tạo thành H2CO3 => H+ + HCO3¯ , H+sinh ra tác động rất mạnh lên vùng nhạy cảm hoá học gây tăng thông khí. Receptor tại ngoại biên (quai động mạch chủ và xoang cảnh) : Nhạy cảm với ion H+, CO2, O2, tín hiệu truyền về trung tâm hô hấp qua dây IX, X Các yếu tố điều hoà hô hấp Nhịp thở thay đổi theo giới, tuổi và chuyển hoá của cơ thể, bình thường 14-18 lần/phút. 1. Vai trò của CO2 Ở nồng độ bình thường, CO2 có tác dụng duy trì nhịp hô hấp cơ bản. CO2 thấp quá sẽ gây ngừng thở (cấp cứu người ngất bằng hỗn hợp carbogen 95% O2 và 5% CO2 tốt hơn O2 nguyên chất). Khí CO2 tăng kích thích tăng hô hấp. Cơ chế: Tác động gián tiếp qua H+ vào vùng nhạy cảm hoá học ở trung tâm hô hấp. Tác động vào các receptor nhận cảm hoá học ở xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ gây phản xạ tăng hô hấp. Ở trẻ sơ sinh, do tuần hoàn nhau thai bị cắt, cơ thể chưa thải được CO2 và do cử động, CO2 trong máu tăng kích thích trung tâm hít vào gây nên tiếng khóc chào đời. 2. Vai trò của O2 Khi nồng độ oxy < 60 mmHg, kích thích vào các cảm thụ hoá học của động mạch cảnh và quai động mạch chủ, làm trung tâm hô hấp tăng tính mẫn cảm với CO2 gây tăng cả tần số và biên độ thở. 3. Vai trò của các receptor nhận cảm về áp suất Huyết áp tăng ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh tác động vào các receptor nhận cảm áp suất ở đây làm giảm hô hấp và ngược lại. 4. Vai trò của thần kinh cảm giác nông Nhất là dây V, kích thích nhẹ làm thở sâu, kích thích mạnh làm ngừng thở. Vận động, cử động khớp (chủ động hay thụ động) đều làm tăng hô hấp do kích thích các sợi cảm giác xuất phát từ gân, cơ gây tăng thông khí khi vận cơ. 5. Vai trò của dây X Phản xạ Hering –Breuer : Khi hít vào, các phế nang và tiểu phế quản giãn ra, kích thích các đầu cảm thụ sức căng của dây X nằm trong phổi, gây tín hiệu ức chế chế truyền về trung tâm hít vào. Càng hít vào nhiều ức chế càng tăng, cho tới khi trung tâm hít vào bị ức chế hoàn toàn, các cơ hít vào giãn ra, phổi xẹp lại, không kích thích các đầu dây X nữa, trung tâm hít vào được giải phóng lại hoạt động. Tác dụng bảo vệ phổi khỏi bị quá căng phồng, ít có vai trò trong điều hoà nhịp thở cơ bản. 6. Vai trò của thân nhiệt: Tăng thân nhiệt làm tăng chuyển hoá trung tâm hô hấp, kích thích tăng tần số hô hấp. 7. Vai trò của các trung tâm thần kinh khác - Trung tâm nuốt hưng phấn sẽ ức chế hô hấp thức ăn không đi vào đường dẫn khí được. - Vỏ não và một số trung tâm cấp cao khác qua đường thần kinh vỏ não – tủy chi phối hoạt động các cơ hô hấp, sự thay đổi cảm xúc thông qua hệ limbic cũng làm thay đổi nhịp hô hấp tuy nhiên tác dụng này chỉ xuất hiện và duy trì trong một giới hạn nhất định. TÓM TẮT - Quá trình hô hấp bao gồm cả thông khí, trao đổi khí và hô hấp tế bào. - Chức năng chính của hệ thống hô hấp gồm có chức năng vận chuyển khí, trao đổi khí, điều hòa pH, phát âm và một số chức năng bảo vệ. - Sự trao đổi khí đòi hỏi cấu trúc màng hô hấp mỏng, rộng, trơn nhẵn cùng với hệ tuần hoàn để vận chuyển khí từ tế bào đến phổi và ngược lại. - Lưu lượng máu tuần hoàn phổi tương đương với lưư lượng tim nhưng sức cản tuần hoàn phổi thấp hơn so với tuần hoàn hệ thống. ==================== Chương 10 - sinh lý hô hấp * Màng hô hấp có: A. 4 lớp. B. 5 lớp. C. 6 lớp. D. 7 lớp. C * Đường dẫn khí luôn mở vì: A. Thành có các vòng sụn. B. Thành có cơ trơn. C. Luôn chứa khí. D. Có các vòng sụn và áp suất âm màng phổi. D * áp suất trong đường dẫn khí: A. Luôn bằng áp suất khí quyển. B. Bằng áp suất khí quyển trước khi hít vào. C. Lớn hơn áp suất khí quyển khi hít vào. D. Nhỏ hơn áp suất khí quyển khi thở ra. B * áp suất khoang màng phổi: A. Có tác dụng làm cho phổi luôn giãn sát với lồng ngực. B. Có giá trị thấp nhất ở thì hít vào thông thường. C. Được tạo ra do tính đàn hồi của lồng ngực. D. Có giá trị cao hơn áp suất khí quyển ở cuối thì thở ra. A * Giá trị áp suất màng phổi qua các động tác hô hấp: A. Cuối thì thở ra tối đa là +7 mmHg. (-1) B. Cuối thì thở ra bình thường là 0 mmHg. (-4) C. Cuối thì hít vào bình thường là -7 mmHg. D. Cuối thì hít vào tối đa là -15 mmHg. (-30) C * Tác dụng của chất hoạt diện (surfactant): A. Tăng sức căng bề mặt. B. Giảm sức căng bề mặt. C. ổn định sức căng bề mặt. D. Thay đổi sức căng bề mặt. C * áp suất âm màng phổi có các ý nghĩa sau đây, trừ: A. Lồng ngực dễ di động khi thở. B. Phổi co giãn theo sự di động của lồng ngực. C. Máu về tim và lên phổi dễ dàng. D. Hiệu suất trao đổi khí đạt mức tối đa. A * Động tác thở ra tối đa: A. Là động tác thụ động do trung tâm hô hấp không hưng phấn. B. Có tác dụng đẩy thêm khỏi phổi một thể tích khí gọi là thể tích khí dự trữ thở ra. C. Có tác dụng đẩy các tạng trong ổ bụng xuống phía dưới. D. Làm lồng ngực giảm thể tích do co cơ liên sườn ngoài. B * Động tác hít vào tối đa: A. Là động tác hít vào cố sức sau ngừng thở. B. Là động tác hít vào cố sức sau thở ra bình thường. C. Là động tác hít vào cố sức sau thở ra hết sức. D. Là động tác hít vào cố sức sau hít vào bình thường. D * Dung tích sống: A. Là số lít khí hít vào tối đa sau khi hít vào bình thường. B. Là số lít khí thở ra tối đa sau thở ra bình thường. C. Là số lít khí thở ra tối đa sau khi hít vào bình thường. D. Là số lít khí thở ra tối đa sau hít vào tối đa. D * Dung tích toàn phổi (TLC) bằng: A. IC + FRC. B. FRC + IRV. (+TV) C. TV + IRV + ERV. (+RV) D. IC + TV + FRC. A * Các thông số đánh giá hạn chế hô hấp là: A. TLC, RV, FRC. B. VC, TLC. C. VC, FRC, MMEF. D. TLC, FEV1, FRC. B * Các thông số đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí là: A. VC, TV, Tiffeneau. B. FEV1, TLC, MMEF. C. MEF 25, RV, IRV. D. FEV1, MMEF, Tiffeneau. D * Thông khí phế nang bằng: A. Thông khí phút. B. Lượng khí thay đổi trong một phút. C. Thông khí phút trừ đi thông khí khoảng chết. D. Khoảng 6 lít. C * Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến trao đổi khí ở màng hô hấp, trừ: A. Chênh lệch phân áp O2, CO2. B. Năng lượng cung cấp cho trao đổi khí ở màng hô hấp. C. Diện tích màng hô hấp. D. Độ dày của màng hô hấp. E. Tốc độ khuếch tán của khí. B * Khả năng khuếch tán khí qua màng hô hấp phụ thuộc vào: A. Độ dày của màng hô hấp. B. Chênh lệch phân áp khí qua màng. C. Diện tích màng hô hấp. D. Hệ số khuếch tán. E. Cả 4 yếu tố trên. E * Các dạng O2 và CO2 trong máu: A. Dạng hoà tan O2 và CO2 là dạng vận chuyển chủ yếu. B. Dạng kết hợp là dạng tạo ra phân áp khí trong máu. C. Dạng kết hợp là dạng vận chuyển của khí. D. Dạng hoà tan và kết hợp không có liên quan với nhau. C * Dạng vận chuyển chủ yếu CO2 trong máu là: A. Dạng hoà tan. B. Dạng kết hợp với Hb. C. Dạng kết hợp với muối kiềm. D. Dạng kết hợp với protein. C * Trung tâm hô hấp: A. Trung tâm điều chỉnh phát xung động gây động tác hít vào. B. Trung tâm hít vào tự phát xung động gây động tác hít vào. C. Trung tâm thở ra tham gia vào nhịp thở cơ bản. D. Trung tâm hoá học liên hệ trực tiếp với trung tâm thở ra. B * Nhịp hô hấp bình thường được duy trì bởi: A. Trung tâm hít vào, trung tâm thở ra. B. Trung tâm hít vào và trung tâm điều chỉnh. C. Trung tâm nhận cảm hoá học. D. Phản xạ Hering Breuer. B * O2 tham gia điều hoà hô hấp thông qua cơ chế tác dụng: A. Lên trung tâm hít vào, khi nồng độ O2 trong máu giảm. B. Lên trung tâm hoá học, khi nồng độ O2 trong máu giảm. C. Lên trung tâm hô hấp khi nồng độ O2 trong máu bắt đầu giảm. D. Lên các receptor ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. D * Vai trò của CO2 trong điều hoà hô hấp: A. CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hô hấp. B. CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hít vào. C. CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hoá học. D. CO2 tác động lên trung tâm hô hấp thông qua ion H+. D * áp suất âm trong màng phổi: A. Tạo ra do tính đàn hồi của lồng ngực. B. Làm cho hiệu suất trao đổi khí đạt giá trị tối đa. C. Máu về tim dễ dàng ở thì thở ra. D. Máu lên phổi dễ dàng ở thì thở ra. B * Oxy kết hợp với Hb ở nơi có: A. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 cao. B. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 thấp. C. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 cao. D. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 thấp. B * CO2 kết hợp với muối kiềm ở nơi: A. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 thấp. B. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 cao. C. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 thấp. D. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 cao. D * Khả năng khuếch tán của oxy từ phế nang vào máu phụ thuộc vào: A. Phân áp CO2 trong máu mao tĩnh mạch phổi. B. Sự chênh lệch phân áp oxy giữa phế nang và máu. C. Diện tích các mao mạch phổi. D. áp lực phế nang. E. Cả 4 yếu tố trên. B * Lượng O2 từ máu vào mô tăng lên do giảm: A. Hàm lượng 2-3 DPG trong máu. B. Phân áp CO2 trong máu. C. Nồng độ ion Na+ trong máu. D. Độ pH máu. E. Nhiệt độ của máu. D * oxy từ phế nang vào máu mao mạch phổi theo hình thức: A. Khuếch tán thụ động. B. Vận chuyển tích cực qua kẽ tế bào. C. Vận chuyển tích cực thứ phát. D. Khuếch tán có gia tốc. A * Vai trò của nồng độ ion H+ trong dịch mô não: A. Kích thích trực tiếp lên trung tâm hít vào . B. Kích thích trực tiếp lên trung tâm thở ra. C. Kích thích trực tiếp lên trung tâm hoá học. D. Kích thích lên receptor nhận cảm hoá học ở xoang cảnh. C * Nhịp hô hấp bình thường được phát động bởi: A. Trung tâm điều chỉnh. B. Trung tâm hít vào. C. Trung tâm thở ra. D. Trung tâm hoá học. B * Dung tích sống là thể tích khí đo được khi: A. Hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường. B. Thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường. C. Thở ra hít vào bình thường. D. Hít vào hết sức rồi thở ra hết sức. D * Ở mô, máu nhận CO2 từ mô do: A. Phân áp CO2 ở mô cao hơn phân áp CO2 trong máu. B. Tăng quá trình bão hoà oxyhemoglobin (HbO2). C. Tăng khuếch tán ion Cl- từ hồng cầu ra huyết tương. D. CO2 đi vào hồng cầu và ion Cl- đi ra huyết tương. A * Oxy được vận chuyển trong máu bằng các dạng sau đây: A. Kết hợp với muối kiềm. B. Kết hợp với các ion Fe++ tự do trong máu. C.Kết hợp với nhóm carbamin của globulin. D. Kết hợp với hemoglobin tạo thành oxy hemoglobin. E. Kết hợp với ion Fe+++ trong nhân hem của hemoglobin. D * Thông khí phổi bị giảm do: A. Cơ hoành bị liệt do nhiều nguyên nhân khác nhau. B. Thở không khí có 5% CO2. C. Sốt do các nguyên nhân ngoài phổi. D. Do lên độ cao 2000m. E. Do hàm lượng hemoglobin giảm ở những người thiếu máu do giun móc. A * Nhịp thở cơ bản được điều hoà nhờ sự tham gia của các yếu tố sau đây, trừ: A. Hoạt động của trung tâm điều chỉnh. B. Hoạt động của trung tâm hoá học. C. Hoạt động của dây X qua phản xạ Hering Breuer. D. Hoạt động của trung tâm hít vào. C * Màng hô hấp - Thành của phế nang và thành mao mạch quanh phế nang tạo ra màng hô hấp. A. đúng B. sai A * Màng hô hấp - Diện tích màng hô hấp trung bình khoảng 70m2. A. đúng B. sai A * Màng hô hấp - Chất Surfactant có tác dụng giữ cho phế nang không bị xẹp lại. A. đúng B. sai A * Màng hô hấp - Bề dày trung bình khoảng 0,5mm. A. đúng B. sai B * Trao đổi khí ở màng hô hấp - Điều kiện cho khí trao đổi liên tục qua màng hô hấp là không khí phế nang phải thường xuyên đổi mới. A. đúng B. sai A * Trao đổi khí ở màng hô hấp - Khi lao động sự khuếch tán khí qua màng hô hấp tăng thêm là do mở thêm số mao mạch phổi. A. đúng B. sai A * Trao đổi khí ở màng hô hấp - Hệ số khuếch tán của O2 lớn hơn CO2 A. đúng B. sai B * Trao đổi khí ở màng hô hấp - Các khí qua màng hô hấp bằng cơ chế khuếch tán đơn thuần. A. đúng B. sai A * Áp suất âm màng phổi: Làm cho máu lên phổi dễ dàng. A. đúng B. sai A * Áp suất âm màng phổi: Làm cho máu dễ về tim. A. đúng B. sai A * Áp suất âm màng phổi: Làm cho đường dẫn khí nhỏ luôn mở. A. đúng B. sai B * Áp suất âm màng phổi: Làm cho phổi khó xẹp lại lúc thở ra. A. đúng B. sai B * Áp suất khoang màng phổi: Dịch màng phổi được bơm vào mạch bạch huyết không phải nguyên nhân tạo ra áp suất khoang màng phổi. A. đúng B. sai B * Áp suất khoang màng phổi: Lồng ngực không tham gia tạo áp suất khoang màng phổi. A. đúng B. sai B * Áp suất khoang màng phổi: Trong hô hấp bình thường có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển. A. đúng B. sai A * Áp suất khoang màng phổi: Cuối thì thở ra tối đa có giá trị -1 đến 0 mmHg. A. đúng B. sai A * Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Phân áp CO2 cao làm tăng phân ly. A. đúng B. sai A * Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Nhiệt độ máu tăng làm giảm phân ly. A. đúng B. sai B * Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: pH máu giảm làm tăng phân ly. A. đúng B. sai A * Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Nồng độ 2.3.DPG không ảnh hưởng. A. đúng B. sai B * Hoạt động của trung tâm hô hấp: Trung tâm hít vào tự phát xung động đều đặn, nhịp nhàng. A. đúng B. sai A * Hoạt động của trung tâm hô hấp: Xung động gây động tác hít vào tăng dần. A. đúng B. sai A * Hoạt động của trung tâm hô hấp: Trung tâm điều chỉnh luôn kích thích trung tâm hít vào. A. đúng B. sai B (ức chế) * Hoạt động của trung tâm hô hấp: Vùng nhận cảm hoá học luôn ức chế trung tâm hít vào. A. đúng B. sai B * Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Dạng vận chuyển chính của oxy là dạng hoà tan. A. đúng B. sai B * Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: HbO2là dạng vận chuyển chủ yếu của oxy. A. đúng B. sai A * Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Muối kiềm là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2. A. đúng B. sai A * Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: HbCO2 là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2. A. đúng B. sai B * Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Dạng hoà tan là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2. A. đúng B. sai B * Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Hệ sô khuếch tán của CO2 lớn hơn của oxy 20 lần. A. đúng B. sai A * Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Khả năng khuếch tán của oxy trong phế nang phụ thuộc vào phân áp CO2 trong máu mao tĩnh mạch phổi. A. đúng B. sai B * Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Sự chênh lệch phân áp khí giữa hai bên của màng hô hấp là yếu tố quyết định cho sự khuếch tán của các chất khí. A. đúng B. sai A * Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Phân áp oxy ở phế nang là 100mmHg còn ở mao động mạch phổi là 40 mmHg. A. đúng B. sai A * Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Phân áp CO2 của phế nang là 46mmHg còn phân áp CO2 của mao động mạch phổi là 40mmHg. A. đúng B. sai B (ngược lại) * Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Chênh lệch phân áp oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô là yếu tố quyết định cho sự trao đổi khí. A. đúng B. sai A * Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Hàm lượng muối kiềm trong máu có tác dụng làm tăng phân ly oxyhemoglobin cung cấp oxy cho mô. A. đúng B. sai B * Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Lao động nặng, vận cơ nhiều, sản sinh nhiều CO2 làm cho PCO2 tăng cũng làm tăng phân ly oxyhemoglobin để cung cấp nhiều oxy cho mô. A. đúng B. sai A * Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Diện tích phế nang tăng và lưu lượng máu lên phổi tăng làm tăng quá trình trao đổi oxy từ phế nang vào máu. A. đúng B. sai A * Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: ở mô pH máu giảm làm tăng quá trình tạo oxyhemoglobin. A. đúng B. sai B * Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Phân áp CO2 máu tăng có tác động lên trung tâm hô hấp mạnh hơn là sự giảm phân áp oxy. A. đúng B. sai A * Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: CO2 điều hoà hô hấp thông qua nồng độ ion H+ tác động lên trung tâm hô hấp. A. đúng B. sai A * Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Dây X đóng vai trò chủ yếu trong điều hoà hoạt động hô hấp. A. đúng B. sai B (ít) * Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Trung tâm hô hấp không bị ảnh hưởng bởi những kích thích từ vùng hypothalamus (dưới đồi) A. đúng B. sai B * Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Trung tâm nuốt khi hưng phấn gây ức chế trung tâm hô hấp. A. đúng B. sai A Newer Post Older Post Home

Mục lục

  • note (151)
  • dược lý (62)
  • bệnh án (41)
  • điều dưỡng (37)
  • lượm (33)
  • tiền lâm sàng (31)
  • test (28)
  • sản phụ khoa (26)
  • vi khuẩn (26)
  • phục hồi chức năng (24)
  • sinh lý học (yhoctructuyen.com) (22)
  • tâm thần học (20)
  • hóa sinh (19)
  • giải phẫu bệnh (17)
  • dược lý lâm sàng (16)
  • dinh dưỡng (15)
  • sinh lý học (15)
  • y học cổ truyền (15)
  • hóa sinh lâm sàng (12)
  • miễn dịch bệnh lý học (12)
  • sinh lý bệnh (11)
  • khám lâm sàng (10)
  • huyết học lâm sàng (9)
  • kinh nghiệm học y (9)
  • lao (8)
  • triệu chứng nội HUE (8)
  • thần kinh (6)
  • sinh học (3)
  • tiếng Anh (3)
  • vi sinh lâm sàng (3)
  • giải phẫu (1)
  • good links (1)
  • luật & văn bản hướng dẫn (1)

Bài đăng phổ biến

  • test Nghiên cứu khoa học (nội trú k44 HMU)
  • cách tính g rượu per ngày và thuốc lá gói x năm
  • 10 khám khớp gối
  • Duỗi cứng mất não - mất vỏ
  • test Sinh lý bệnh - HMU
  • bệnh án thi Phục hồi chức năng
  • cơ chế đẻ ngôi chỏm + nghiệm pháp lọt
  • 07 chuyển hóa glucid và rối loạn
  • test tai mũi họng HMU
  • Chương 4 - điện thế màng và điện thế hoạt động

Từ khóa » Hiệu ứng Bohr Là Gì