Chương 17: Ý THỨC, TIỀM THỨC VÀ VÔ THỨC, Tâm Lý Học Thực ...

I. ĐI TÌM Ý NGHĨA DANH TỪ, DANH TỪ VÀ ĐỊNH NGHĨA

1. Ý thức là gì ?

Dựa vào cách dùng tiếng “ý thức” để hiểu.

Ý thức về nghĩa vụ: Đây chỉ là tác động tinh thần nhận ra nghĩa vụ, quyền lợi. So với cảm giác và tri giác thì ý thức chỉ tác động nhận ra sự kiện vật lý hay ngoại giới. Thí dụ nhờ ý thức biết mình đau khổ, biết ánh sáng... Tâm hồn có thể phân ra ba khu vực: ý thức, tiềm thức và vô thức. Vậy ý thức ở đây là đặc tính của một số sự kiện tâm linh nhờ trực giác tâm lý mà biết. Sự kiện tâm linh ở trong ý thức. Như vậy ý thức ở đây là nơi diễn biến các sự kiện tâm linh gồm ý thức, tiềm thức và vô thức. Chúng ta phải giản lược vào hai ý thức: Ý thức chủ thể (Conscience sujet), và ý thức đối tượng (conscience objet).

2. Ý thức chủ thể

Nhờ nội quan, con người biết mình vui, buồn, đau khỏe... Ý thức soi tới và thấy rõ. Đây là ý thức chủ thể hay chủ động, chính là khả năng hay tác động tinh thần nhận thức hiện tượng nội tâm.

Ý thức tự phát còn lu mờ. Ý thức tư duy (đã suy nghĩ) thì rõ ràng, minh bạch như nơi các nhà trí thức, bác học.

3. Ý thức đối tượng

Đối tượng ở đây hiểu theo ý nghĩa rộng là những gì được biết tới, bàn tới... Tâm hồn được hay có thể nhận ra. Đây chỉ ý thức đối tượng hay chủ động. Tôi biết tôi. Tôi là chủ thể, chủ động là là tôi là đối tượng, thụ động. Chủ thể (tôi) đôi khi khả năng bị hạn chế nên đối tượng (tôi) mật phần bị chôn vùi trong tiềm thức hay vô thức.

II. VÀI QUAN NIỆM VỀ VIỆC PHÂN BẢN NGÃ THÀNH NHIỀU KHU VỰC

Bản ngã theo duy tâm là chính tâm hồn độc quyền, toàn năng.

Bản ngã theo duy thực hay hiện tượng luận là chủ thể duy nhất nơi con người toàn diện, trung tâm quy tụ và phát xuất các sự kiện tâm linh vừa thuần túy vừa hỗn hợp. Đây theo nghĩa duy thực, hiện tượng luận.

1. Quan niệm cổ điển

Quan niệm này có từ lâu, như sau DESCARTES hệ thống hóa lại và được tiếp tục do các thế hệ triết gia duy lý. Theo quan niệm này, không thể phân biệt bản ngã ra từng khu vực: ý thức, tiềm thức, vô thức. Chỉ có khu ý thức mà thôi. Quan niệm trên dựa vào mấy nền tảng sau:

a. Đồng hóa hai ý thức đối tượng và chủ thế

Ý thức là một trực giác, biết trực tiếp, không qua trung gian giữa ý thức và đối tượng của ý thức. Ý thức nhìn vào trong, thấy ngay hiện tượng nội giới, như chính sự sống của mình.

b. Cấp bậc của ý thức theo cường độ mà thôi.

Quan niệm cổ điển cho rằng ý thức không phân biệt với những trạng thái tâm lý. Thí dụ ý thức tự phát theo trạng thái tâm lý, đồng thời, xuất hiện và biến mất cùng một lúc. Ánh sáng ý thức chiếu dọi tùy mức độ, theo cường độ rõ ràng, mờ tối và còn nhiều trạng thái khác.

c. J.P.Sartre cắt nghĩa (triết học hiện sinh)

J.P.Sartre theo lối cắt nghĩa của Descarter “Tâm hồn luôn tư duy”. Nhưng J.P.Sartre theo sát trào lưu hiện tượng luận của Ed Husserl (18559-1938). Sự kiện tâm linh có ý hướng nên ý thức luôn nhằm đối tượng. Vậy không có cấp bậc (độ) ý thức mà có hướng khác nhau thôi. Theo Sartre, tiềm thức và vô thức chỉ là thái độ giả vờ (!), vì con người có tự do tuyệt đối !

2. Quan niệm mới.

Có thể và phải phân chia bản ngã ra nhiều khu vực: ý thức, tiềm thức, vô thức. “Vô thức là vấn đề căn bản của tâm lý học hiện đại” (Jung). “Khám phá ra vô thức là một khám phá lớn của thế kỷ 19” (W.James).

a. Phân biệt ý thức đối tượng và chủ thể

Nhiều người không nhận ý thức chủ thể đối tượng đồng nhất tuyệt đối. Ý thức chủ thể có hạn,không soi chiếu được tất cả đời sống tâm linh của con người (sông sâu còn có kẻ dò...). Cả ý thức của chính mình cũng không thấu hiểu được lòng mình.

Tạm xếp theo bảng sau đây:

b. Hai ý thức ảnh hưởng lẫn nhau

Cả hai ý thức và vô thức thuộc sinh hoạt tâm lý, do định luật chi phối, khác nhau về cường độ, vẫn có liên lạc bình thường. Cả hai khu vực bổ túc lẫn nhau trừ khi có bệnh tâm lý.

III. TIỀM THỨC, VÔ THỨC VÀ SIÊU Ý THỨC

1. Định nghĩa

Có nhiều người cho rằng vô thức và tiềm thức là một. Tuy cả hai thiếu ánh sáng ý thức nhưng có lẽ vẫn có khác biệt.

a. Tiềm thức

Tiềm thức là hậu trường gồm có những sự kiện tâm linh hiện giờ chủ thể không lưu ý tới nhưng khi muốn có thể cho xuất hiện trên sân khấu ý thức. Kiến thức do học hay đọc sách... hay do cuộc sống tồn trữ trong tiềm thức, khi cần có thể sử dụng. Có thể có những cái vào tâm linh mà không biết rõ (cũng thuộc tiềm thức), có dịp nào đó xuất hiện trong ánh sáng trí thức.

b. Vô thức

Những hiện tượng tâm linh bị chôn vùi trong quên lãng, dù có lôi ra cũng không được, chúng ở trong khu vô thức. Nhập vào ý thức mà lâu không được gợi ra, nhớ lại thì bị quên, lý do khu vực ý thức có hạn.

c. Siêu ý thức

Đây không phải thuộc vô thức giới hạn mà ở trên ý thức, vượt lên trí năng hay ý chí. Đây là năng lực lành mạnh. Từ khu siêu ý thức này phát ra nguồn cảm hứng sâu xa, thiên tài, thần đồng.

2. Chứng minh có tiềm thức, vô thức

Đa số nhận có tiềm thức và vô thức. Đây là ít sự kiện chứng minh có tiềm thức và vô thức.

a. Đời sống trí thức

Tiềm thức và vô thức không thuộc phạm vi biểu thị (diễn tả ra...) nhưng có ảnh hưởng đến sinh hoạt tri thức. Thí dụ tri giác tiếng ào ào của biển nổi sóng... lúc đầu nhiều tiếng ào ào nhỏ, vô thức gom lại trở thành ý thức, tôi nghe được. Chiêm bao là cuộc sinh hoạt vô thức của tâm hồn.

b. Đời sống hoạt động và tình cảm

Nơi tâm trí con người chứa biết bao khuynh hướng , bản năng. Năng lực được biết tới qua hành động cử chỉ. Đây là vô thức sơ khai, nơi đen tối nhất. Còn sinh hoạt tình cảm thì cho thấy tri thức khá lớn lao... Không biết tại sao, từ đâu lại có thiện cảm hay ác cảm với người này hay người khác... Tiếng sét ái tình. Hiện tượng ẩn ức hay dồn ép do Freud đem ra ánh sáng từ cõi vô thức.

Từ khóa » Tiềm Thức Và Vô Thức