Chương 18: VÔ "KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO" - Kilopad
Có thể bạn quan tâm
Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo! Chỉ có Phật mới dám... phủ nhận tứ diệu đế như vậy. Bao nhiêu năm Phật giảng dạy Tứ diệu đế, để rồi giờ đây trong Tâm Kinh lại bảo: Chả có cái gì là khổ, là tập, là diệt, là đạo cả.
Thật vậy, đã đạt tới cái Không, cái Vô ngã rồi thì còn chỗ nào cho "khổ" nữa vì khổ cũng là không, khổ - sanh lệnh bảo tử - cũng là vui, khổ cũng không khác gì an lạc, khổ có khi còn là nguồn gốc của an lạc! Bởi vì phiền não cũng là bồ đề, Niết bàn chỉ có ở cõi ta bà đó thôi! Nhưng Tứ diệu đế vẫn là Tứ diệu đế là những chiếc cầu, là những bậc thang. "Phá chấp", ở đây là phá chấp pháp vẫn là điều cốt lõi. Có lẽ sau nhiều chục năm trời Phật đã dạy bao nhiêu điều để giúp người ta buông bỏ, để tìm đến an lạc, mà người ta lại cứ bám chặt vào những từ ngữ, những ý niệm, những định nghĩa, càng lúc càng chặt, càng cứng ngắt như những khuôn vàng thước ngọc nên đã đến lúc cần phá cho thật rốt ráo những ý niệm đã làm trở ngại con đường giải thoát. Đã không có khổ, sao còn có tập? Có diệt? Có đạo? Có chiến lược chiến thuật để diệt khổ?
Bảo rằng BK (Bacille de Kock) là nguyên nhân của bệnh lao không đúng hẳn. Người ta vẫn sống với BK đó chứ, từ bao nhiêu đời rồi. Tại sao nó gây bệnh (khổ) cho người này mà không gây cho người kia? Tại sao các thầy thuốc ở bệnh viện lao ngày đêm gần gũi BK mà không mắc bệnh? Đổ thừa cho BK tội nghiệp nó chứ! Tiêu diệt BK? Đồng ý, nhưng tiêu diệt nó thì phải đúng cách, nếu không nó biến thể, tạo ra dòng BK kháng thuốc còn nguy hiểm hơn. Còn sống chung với BK? Dĩ nhiên có thể được, miễn là có sức đề kháng tốt. Đề kháng tự nhiên hoặc đề kháng do chủng ngừa BCG. Người có tu tập cũng giống người được chủng ngừa! "Đối cảnh" mà "vô tâm" được còn lo gì nữa!
Tứ diệu đế, Bát chánh đạo vẫn là những phương tiện, những biện pháp cần thiết để làm cái bè qua sông. Trong bát chánh đạo, cái nào cũng quan trọng nhưng "chánh niệm" có lẽ là kỹ thuật hàng đầu và thiết yếu - ít ra là ở giai đoạn đầu, khi ta còn quá vọng động - đặc biệt cho con người thời đại, mê tốc độ, thích thành công, bị nhiều áp lực, nhiều stress trong đời sống, những kẻ "ở không yên ổn, ngồi không vững vàng" (Kiều, Nguyễn Du). Cho nên không phải vô lý khi Phật ca ngợi người "biết sống một mình", biết quay về với chính mình. Biết sống hôm nay, ở đây và bây giờ.
Từ khóa » Khổ Tập Diệt đạo
-
Tứ Diệu Đế Là Gì? Giải Nghĩa Khổ - Tập - Diệt - Đạo Đế - Hvdong
-
KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO
-
Tứ Diệu Đế Là Gì - Khổ Tập Diệt Đạo Nghĩa Là Như Thế Nào?
-
Tứ Thánh Đế ( Khổ Tập Diệt Đạo, Bài 05 Đạo Đế, Bát Chánh Đạo
-
TỨ DIỆU ĐẾ - Phần 1- KHỔ, TẬP, DIỆT ĐẠO - YouTube
-
12. Vô Khổ, Tập, Diệt, đạo - Phật Tử Cần Biết - Tập II - YouTube
-
Tự điển - Khổ Tập Diệt đạo 苦集滅道 - .vn
-
Khổ Tập Diệt Đạo — Bài Mới - Bức Tranh Vân Cẩu
-
Bản Chất Của Khổ đau | Giác Ngộ Online
-
Khổ Tập Diệt Đạo | NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
-
Con Đường BÁT CHÁNH ĐẠO - TỨ THÁNH ĐẾ (KHỔ - TẬP – DIỆT
-
VÔ KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO
-
Bài 05 Đạo đế, Bát Chánh đạo - Làng Mai