Chương 2 Niềm Tin Sức Khỏe - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.29 KB, 48 trang )
Chương 2Niềm tin sức khỏeTỔNG QUÁTSự thay đổi về nguyên nhân của cái chết trong suốt thế kỉ 20 như - đau ốm, bệnh timmạch vành, ung thư và HIV - 1 phần có thể là do sự thay đổi trong hành vi. Trongchương này, đầu tiên chúng ta sẽ nghiên cứu các thuyết về sức khỏe, sau đó là nghiêncứu các thuyết hành vi sức khỏe và mức độ mà ở đó niềm tin sức khỏe có thể dùng đểdự đoán hành vi sức khỏe như những đặc tính tạo nên sức khỏe và hành vi, sự nhậnthức nguy hiểm và các giai đoạn của mô hình thay đổi . Đặc biệt, chương có sự tổnghợp các dạng niềm tin sức khỏe này thành các mô hình kiểu mẫu ( mô hình niềm tinsức khỏe, thuyết động cơ phòng vệ, thuyết hành động hợp lý, thuyết hành vi dự định,quy trình tiếp cận hành vi sức khỏe). Nó chỉ ra những vấn đề trong các mô hình này vànêu ra những nghiên cứu đã chỉ ra được khoảng cách ngắn ngủi giữa dự định thực hiệnhành vi và hành vi thực sự. Cuối cùng là những nghiên cứu để ứng dụng những thuyếtnày vào việc phát triển những cách thức can thiệp thay đổi hành vi.Những vấn đề trong chương:•Thế nào là hành vi sức khỏe?•Mục đích nghiên cứu hành vi sức khỏe?•Những thuyết không chuyên môn về sức khỏe•Những nhân tố dự đoán hành vi sức khỏe?•Mô hình nhận thức xã hội•Những vấn đề của mô hình nhận thức xã hội•Khoảng cách giữa ý định - hành vi•Phát triển lí thuyết những can thiệp cơ bảnTHẾ NÀO LÀ HÀNH VI SỨC KHỎEKasl và Cobb (1966) đã chỉ ra 3 loại hành vi sức khỏe. Họ cho rằng: Hành vi sức khỏe là hành vi nhằm ngăn chặn các chứng bệnh (ví dụ: ăn theo 1chế độ lành mạnh); Hành vi đau ốm là hành vi nhằm tìm đến sự chữa trị (ví dụ: đi bắc sĩ); Hành vi vai trò bệnh nhân bao gồm tất cả những hành động để có thể khỏe hơn(uống thuốc kê đơn, nghỉ ngơi).Sau đó Matarazzo (1984) đã định nghĩa lại hành vi sức khỏe: Thói quan làm hại sức khỏe, được gọi là “hành vi mầm bệnh” (hút thuốc, chếđộ ăn nhiều mỡ), Hành vi bảo vệ sức khỏe, được gọi là “hành vi miễn dịch” (tham gia kiểm trasức khỏe)Tóm lại, Matarazzo đã phân biệt hành vi bởi các tác động tiêu cực (hành vi mầm bệnh- hút thuốc, chế độ ăn nhiều mỡ uống nhiều nước có cồn) và những hành vi có tácđộng tích cực (hành vi miễn dịch - đanh răng, thắt dây an toàn, tìm hiểu kiến thức sứckhỏe, thường xuyên khám tổng quát, ngủ đủ giấc).Nói chung các hành vi sức khỏe được coi là những hành vi liên quan đến tình trạngsức khỏe của 1 cá nhân.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỨC KHỎETừ thế kỉ trước, hành vi sức khỏe đã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong vấn đềsức khỏe và bệnh tật. Mối liên quan này đã được McKeown (1979) đặc biệt nhấnmạnh.Lý thuyết của McKeownSự suy giảm của các loại bệnh truyền nhiễmTrong cuốn sách của mình “Vai trò của thuốc”, Thomas McKeown (1979) phân tíchtác động của thuốc lên sức khỏe từ thế kỉ 17. Đặc biệt, ông đã đánh giá niềm tin rộngrãi vào công dụng của thuốc và vai trò của thuốc trong việc làm giảm các loại bệnh lâynhiễm phổ biến - như bệnh lao, viêm phổi, sởi, cúm, bạch hầu, đậu mùa và ho gà.McKeown chỉ ra người ta tin rằng các bệnh như lao, sởi, đậu mùa và ho gà đã ít đi làdo sự can thiệp của thuốc, như hóa trị và vắc-xin; ví dụ như kháng sinh được dùng đểchữa viêm phổi và cúm. Tuy nhiên, ông cũng cho thấy rằng sự suy giảm ở các chứngbệnh này cũng đã bắt đầu từ trước khi có những loại thuốc đó. Ví dụ về bệnh lao ởhình 2.1 có thể cho thấy điều này.Vì vậy, McKeown kết luận rằng sự suy yếu của các loại bệnh truyền nhiễm trong suốt3 thế kỉ trước không phải là nhờ sự can thiệp của thuốc, mà phải hiểu rằng đó là do cácyếu tố môi trường và xã hội. Ông chứng minh:Sự ảnh hưởng đã dẫn đến sự phát triển [của bệnh truyền nhiễm] vào khoảng thời giancách mạng nông nghiệp đầu tiên từ 10,000 năm trước là do vấn đề thiếu lương thực,thiên tai và đông dân; và những yếu tố đã làm chúng suy yếu trong khoảng thời giancủa nền nông nghiệp hiện đại và cách mạng công nghiệp là do sự cải tiến của chế độdinh dưỡng, vệ sinh tốt và kế hoạch hóa gia đình.Vai trò của hành viMcKeown cũng đã nghiên cứu về vấn đề sức khỏe và bệnh tật trong suốt thế kỉ 20.Ông cho rằng các triệu chứng bệnh tật đương thời bị gây ra bởi “các ảnh hưởng… màcác cá nhân tạo ra bằng chính hành vi của mình (hút thuốc, ăn uống, tập thể dục, vànhững hành vi tương tự)” (McKeown 1979: 118) và khẳng định rằng “chính sự thayđổi trong các thói quen cá nhân như hút thuốc và phong cách sống lười vận động lànhững thứ đầu tiên tác động lên sức khỏe” (McKeown 1979: 124). Để củng cố giảthuyết của mình, McKeown đã phân tích các nguyên nhân chủ yếu của cái chết trongmột xã hội giàu có và quan sát thấy hầu hết các loại bệnh như ung thu phổi, tim mạchvành, xơ gan đều có nguyên nhân là hành vi.Hành vi và tỉ lệ tử vongCó ý kiến cho rằng 50% số người chết vì 10 căn bệnh phổ biến nhất đều là do hành vi.Điều này cho thấy hành vi và phong cách sống có ảnh hưởng to lớn thế nào tới tuổithọ. Ví dụ Doll và Peto (1981) đã tiến hành thống kê lại bản đánh giá vai trò từ các yếutố khác nhau gây nên nguyên nhân cái chết ở bệnh ung thư. Họ ước tính thuốc láchiếm khoảng 30%, rượu 3%, chế độ ăn 35%, hành vi sinh sản và tình dục chiếm 7%.Theo đó, có đến khoảng 75% các ca chết do ung thư là có liên quan đến hành vi.Chính xác hơn là ung thư phổi - dạng phổ biến nhất của ung thư - chiếm 36% ở namgiới và 15% ở nữ giới trong tổng số các ca ung thư ở Anh; con số ước tính rằng 90%các ca ung thu phổi chết do hút thuốc - thứ cũng gây ra các loại bệnh khác như ung thưbóng đái, tuyến tụy, ung thư miệng, thanh quản, thực quản và bệnh tim mạch vành.Ảnh hưởng của hút thuốc tới tỉ lệ tử vong được đưa ra bởi McKeown thông qua nghiêncứu về những thay đổi trong sự hy vọng vào cuộc sống của nam giới từ năm 1838 đếnnăm 1970. Dữ liệu đó được thể hiện ở hình 2.2, cho thấy hy vọng vào cuộc sống ởnhững người không hút thuốc thì lớn hơn rất nhiều so với những người hút thuốc. Mốiliên hệ giữa cái chết và hành vi cũng được cho thấy bởi căn bệnh ung thư ruột- chiếm11% ở nam giới và 14% ở nữ giới trong tổng số các ca ung thư. Nghiên cứu cho thấyung thư ruột có liên quan mật thiết tới hành vi như chế độ ăn nhiều chất béo, ăn nhiềuthịt, ít rau.Hình 2.2 Ảnh hưởng của việc hút thuốc với viêc gia tăng mức kì vọng vào cuộc sống ởđàn ông, 1938-1970 (sau McKeown 1979)Tuổi thọ: sự khác biệt giữa các nền văn hóaMối quan hệ giữa hành vi và cái chết cũng có thể được minh họa bằng tuổi thọ củangười dân ở các nước khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ và Anh, cứ 100 000 người thì có bangười thọ hơn 100 tuổi. Tuy nhiên, ở Georgia, trong số những người Abkhazia, cứ 100000 người lại có 400 người sống thọ hơn 100 tuổi, và người được ghi nhận có tuổi thọcao nhất là 170 (thông tin không chắc chắn được ghi chép lại vào đầu những năm1800). Weg (1983) đã nghiên cứu tuổi thọ của người Abkhazia và cho rằng tuổi thọcủa họ có sự khác biệt với những quốc gia khác là do sự kết hợp của các yếu tố sinhhọc, lối sống và xã hội bao gồm:di truyền;duy trì những thói quen và vị trí công việc lành mạnh;một chế độ ăn ít chất béo và thịt; nhiều trái cây và rau quả;không uống rượu bia, thuốc lá (không cồn và nicotin);mức hỗ trợ xã hội cao;ít căng thẳng, stress.Phân tích về nhóm người này cho thấy rằng những hành vi sức khỏe có thể liên quanđến tuổi thọ vì vậy chúng xứng đáng được nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứucắt ngang như vậy thực sự không rõ ràng trong việc giải thích, đặc biệt là về phươngdiện quan hệ nhân quả: Lối sống của người Abkhazia quyết định tuổi thọ của họ haynó chính là một sản phẩm của tuổi thọ?Tuổi thọ: Nghiên cứu của Belloc và BreslowBelloc và Breslow (1972); Belloc (1973); Breslow và Enstrom (1980) đã xem xét mốiquan hệ giữa tỷ lệ tử vong và hành vi ở 7000 người. Họ đã kết luận từ phân tích tươngquan này rằng có 7 hành vi có liên quan đến tình trạng sức khỏe. Những hành vi nàylà:ngủ 7-8 giờ mỗi ngày;ăn sáng mỗi ngày;không hút thuốc lá;hạn chế ăn giữa các bữa ăn;giữ trọng lượng trong khoảng một mức quy định;sử dụng vừa phải hay không sử dụng rượu;tập thể dục thường xuyên.Mẫu được theo dõi trong hơn năm năm rưỡi và mười năm trong một nghiên cứu cógiá trị trong tương lai và các tác giả đã báo cáo rằng 7 hành vi này có liên quan đến cáichết. Ngoài ra, họ đề nghị những người trên 75 tuổi thực hiện tất cả các hành vi sứckhỏe này, và tiến hành so sánh sức khỏe của họ với một nhóm người trong độ tuổi 3544 –những người đã thực hiện ít hơn 3 hành vi trong số này.Hành vi sức có vẻđóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán tỷ lệ tử vong và tuổi thọcủa cá nhân. Do đó các nhà tâm lý học sức khỏe đã cố gắng để hiểu và dự đoán nhữnghành vi liên quan đến sức khỏe. Một số nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tínhđể khám phá và tìm hiểu “những lý thuyết không chuyên môn” và cách mà mọi ngườiý thức về sức khỏe của họ. Các nghiên cứu khác đã sử dụng phương pháp định lượngđể mô tả và dự đoán hành vi sức khỏe.NHỮNG THUYẾT KHÔNG CHUYÊN MÔN VỀ SỨC KHỎENhững nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu các lý thuyết không chuyên môn về sứckhỏe và có xu hướng sử dụng một phương pháp định tính hơn là định lượng. Đặc biệtcác nhà y học xẫ hội và nhân chủng học xã hội đã xem xét niềm tin về sức khỏe theophương diện những lý thuyết hoặc những luận điểm không chuyên môn. Áp dụngnhững cuộc phỏng vấn sâu để khuyến khích đối tượng (khách thể) nói chuyện tự do,các nghiên cứu đã khám phá ra nhiều niềm tin phức tạp ở những cá nhân này. Nghiêncứu trong lĩnh vực này đã chỉ rằng những lý thuyết không chuyên môn này cũng rắcrối và phức tạp không kém gì các mô hình giải thích y học, mặc dù chúng có lẽ là khácnhau. Ví dụ, y học mô tả những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thôngthường thực chất là những bệnh tự giới hạn (tự khỏi) gây ra bởi virus. Tuy nhiên,Helman (1978), trong một bài báo của mình, ông viết “ Hãy ăn để giữ sức khi cảmlạnh và mặc kệ cơn sốt”, khám phá cách cá nhân ý thức về cảm lạnh thông thường vàcác vấn đề liên quan khác và thấy rằng những sự đau ốm tương tự như vậy được phântích theo kích thước nóng-lạnh, ướt-khô liên quan tới nguyên nhân và phương phápđiều trị khả thi. Trong một nghiên cứu, Pill và Stott (1982) đã phát hiện ra rằng nhữngbà mẹ thuộc tầng lớp lao động có nhiều khả năng mắc những chứng bệnh không thểkiểm soát hơn và họ thường tin vào quan điểm vận mệnh khi nói về sức khỏe củamình. Trong một nghiên cứu, Graham (1987) thấy rằng, mặc dù nhiều phụ nữ hútthuốc lá đều nhận thức được sự nguy hiểm đối với sức khỏe của họ khi hút thuốc, họvẫn cho rằng việc hút thuốc là cần thiết cho trạng thái khỏe mạnh của họ và là mộtphương tiện không thể thiếu để đối phó với sự căng thẳng (xem chương 4 để thảo luậnnhiều hơn về việc họ nghĩ sức khỏe là gì?). Những lý thuyết không chuyên môn có ngụý rõ ràng cho các can thiệp bởi các chuyên gia y tế; giao tiếp giữa chuyên gia y tế vàbệnh nhân sẽ là không thể nếu bệnh nhân giữ vững niềm tin về sức khỏe của họ cái màmâu thuẫn với những hiểu biết của chuyên gia (xem chương 4 để thảo luận về sự giaotiếp).DỰ ĐOÁN HÀNH VI SỨC KHỎENhiều nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng để tìm hiểu và dự đoán hành visức khỏe. Ví dụ, Kristiansen (1985) đã tiến hành một nghiên cứu tương quan xem xét7 hành vi sức khỏe được xác định bởi Belloc và Breslow (1972) và mối quan hệ củachúng với một tập hợp các niềm tin. Bà cho biết, 7 hành vi sức khỏe này tương quanvới (1) đánh giá cao về sức khỏe; (2) một niềm tin vào hòa bình thế giới; và (3) đánhgiá thấp một cuộc sống thú vị. Rõ ràng là có vấn đề với việc xác định những niềm tinkhác nhau này, nhưng nghiên cứu này chỉ ra rằng có lẽ là có thể dự đoán những hànhvi sức khỏe.Leventhal và đồng nghiệp (1985) đã mô tả các yếu tố mà họ tin là có tính dự đoánnhững hành vi sức khỏe: Các yếu tố xã hội, chẳng hạn như học tập, sự củng cố, mô hình và các chuẩnmực xã hội; Di truyền học chỉ ra rằng có lẽ có một vài bằng chứng cho một cơ sở di truyềntrong việc sử dụng rượu;Các yếu tố cảm xúc, chẳng hạn như lo lắng, căng thẳng, stress và sợ hãi;Các triệu chứng cảm giác, chẳng hạn như đau, khó thở và mệt mỏi;Niềm tin của bệnh nhân;Niềm tin của các chuyên gia y tế.Leventhal và đồng nghiệp chỉ ra rằng sự kết hợp của những yếu tố này có thể được sửdụng để dự đoán và thúc đẩy hành vi có liên quan đến sức khỏe.Trong thực tế, hầu hết các nghiên cứu nhằm mục đích dự đoán hành vi sức khỏe đềunhấn mạnh đến niềm tin. Phương pháp tiếp cận niềm tin sức khỏe bao gồm lý thuyếtquy kết, điểm kiểm soát sức khỏe, ảo tưởng lạc quan và các giai đoạn của mô hìnhthay đổi.Lý thuyết quy kếtSự phát triển của lý thuyết quy kếtNguồn gốc của lý thuyết quy kết có thể được tìm thấy trong các tác phẩm của Heider(1944, 1958) - người đã lập luận rằng các cá nhân có động lực để nghĩ rằng thế giới xãhội của họ là có thể dự đoán và có thể kiểm soát - đó là nhu cầu nhận thức về quan hệnhân quả. Kelley (1967, 1971) đã phát triển những ý tưởng ban đầu này và đưa ra mộtlý thuyết quy kết được xác định rõ ràng cho thấy rằng sự quy kết trongn quan hệ nhânquả được cấu trúc theo lược đồ được nhân quả và được cấu thành các tiêu chí sau: Tính phân biệt: sự quy kết về nguyên nhân của một hành vi là đặc trưng, riêngbiệt đối với cá nhân thực hiện hành vi. Sự đồng thuận: sự quy kết về nguyên nhân của một hành vi sẽ được chia sẻ bởinhững người khác. Tính nhất quán theo thời gian: sự quy kết không thay đổi về quan hệ nhân quảsẽ được tạo ra tại bất kỳ thời điểm nào. Tính nhất quán trong phương thức: sự quy kết vẫn như trước sẽ được tạo ratrong một tình huống khác.Kelley chỉ ra rằng sự quy kết được tạo ra theo các tiêu chí khác nhau và các loại quykết được tạo (ví dụ như tính khác biệt cao, sự đồng thuận thấp, tính nhất quán theo thờigian thấp, tính nhất quán theo phương thức thấp) quyết định mức độ mà ở đó nguyênnhân của một hành vi được coi là một sản phẩm của đặc tính bên trong hoặc bên ngoàicủa một cá nhân (tức là môi trường hoặc tình huống).Từ hình thức ban đầu của nó, lý thuyết quy kết đã được phát triển rộng rãi và sự khácbiệt được tạo ra giữa sự tự quy kết (nghĩa là quy kết về hành vi của chính mình) vànhững sự quy kết khác (ví dụ: sự quy kết về hành vi của những người khác). Ngoài ra,kích thước của sự quy kết đã được xác định lại như sau: Bên trong so với bên ngoài (ví dụ: tôi không có được một công việc là do tôi thểhiện kém trong các cuộc phỏng vấn so với định kiến của người phỏng vấn); Ổn định so với không ổn định (ví dụ: các nguyên nhân khiến tôi thất bại trongtìm việc làm sẽ luôn luôn tồn tại xung quanh tôi trái ngược với chỉ riêng trongsự kiện đó); Bao trùm so với riêng biệt (ví dụ: các nguyên nhân khiến tôi thất bại trong tìmviệc làm ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác trong cuộc sống của tôi trái ngượcvới chỉ ảnh hưởng tới cuộc phỏng vấn công việc cụ thể này); Kiểm soát được so với không kiểm soát được (ví dụ: các nguyên nhân khiến tôithất bại trong tìm việc làm có thể kiểm soát được bởi tôi trái ngược với khôngthể kiểm soát bởi tôi).Brickman và đồng nghiệp (1982) cũng đã phân biệt giữa sự quy kết về nguyên nhâncủa vấn đề và sự quy kết về các giải pháp có thể. Ví dụ, họ cho rằng trong khi mộtngười nghiện rượu tin rằng anh ta chịu trách nhiệm cho việc trở thành một ngườinghiện rượu do thiếu ý chí (sự quy kết cho nguyên nhân), anh ta có thể tin rằng chuyêngia y tế có trách nhiệm làm cho anh ta tốt trở lại (một quy kết cho giải pháp).Sự quy kết cho những hành vi liên quan đến sức khỏeLý thuyết quy kết đã được áp dụng cho các nghiên cứu về sức khỏe và hành vi liênquan đến sức khỏe. Herzlich (1973) đã phỏng vấn 80 người về những nguyên nhânchung tạo nên sức khỏe và bệnh tật, và nhận thấy rằng sức khỏe được coi là yếu tố bêntrong cá nhân và đau ốm được xem như là một cái gì đó đi vào cơ thể từ thế giới bênngoài.Cụ thể hơn, sự quy kết về bệnh tật có lẽ liên quan đến hành vi. Ví dụ, Bradley (1985)đã kiểm tra sự quy kết của bệnh nhân về trách nhiệm đối với bệnh tiểu đường của họvà báo cáo rằng nhận thức sự kiểm soát bệnh tật ( ‘là bệnh tiểu đường có thể đượckiểm soát bởi tôi hay một quyền lực khác?’) ảnh hưởng đến sự lựa chọn điều trị củanhững bệnh nhân này. Bệnh nhân có thể chọn lựa một trong hai lựa chọn (1) một máybơm insulin (một thiết bị nhỏ gắn vào da, cung cấp một dòng chảy liên tục củainsulin); (2) điều trị thông thường với cường độ mạnh; hoặc (3) tiếp tục tiêm thuốchàng ngày. Kết quả cho thấy rằng bệnh nhân chọn bơm insulin cho thấy sự giảm kiểmsoát đối với bệnh tiểu đường của họ và tăng kiểm soát quy cho bác sĩ. Vì vậy, nếu mộtcá nhân quy kết bệnh tật của học theo yếu tố bên ngoài và cảm thấy rằng cá nhân họkhông phải chịu trách nhiệm về nó, họ có nhiều khả năng để lựa chọn bơm insulin vàcó nhiều khả năng để chuyển trách nhiệm cho bác sĩ. Một nghiên cứu xa hơn đượcthực hiện bởi King (1982) đã xem xét mối quan hệ giữa sự quy kết cho một căn bệnhvà việc đến một phòng khám sàng lọc cho chứng tăng huyết áp. Kết quả cho thấy rằngnếu tăng huyết áp được xem là yếu tố bên ngoài nhưng có thể được kiểm soát bởi cánhân, nhiều khả năng họ sẽ đến các phòng khám sàng lọc ( 'tôi không chịu trách nhiệmcho chứng tăng huyết áp của tôi nhưng tôi có thể kiểm soát nó ").Điểm kiểm soát sức khỏeCác chiều kích bên trong và bên ngoài của lý thuyết quy kết đã được áp dụng đặc biệtđối với sức khỏe về phương diện quan niệm về điểm kiểm soát sức khỏe. Các cá nhânphân biệt xem liệu họ có xu hướng nghĩ rằng các sự kiện là có thể kiểm soát bởi họ(điểm kiểm soát bên trong) hay không thể kiểm soát bởi họ (điểm kiểm soát bênngoài). Wallston và Wallston (1982) đã phát triển một đo lường về điểm kiểm soát sứckhỏe đánh giá xem một cá nhân coi sức khỏe của họ là có thể kiểm soát bởi họ (ví dụ"Tôi trực tiếp chịu trách nhiệm về sức khỏe của tôi”), hay họ tin rằng sức khỏe của họlà không thể kiểm soát bởi họ và thuộc về số phận (ví dụ: “Tôi khỏe hay không là vấnđề thuộc về may mắn”), hoặc liệu có phải họ cho rằng sức khỏe của họ là dưới sự kiểmsoát của những người có năng lực khác (ví dụ: "Tôi chỉ có thể làm những gì bác sĩ nóitôi làm”). Điểm kiểm soát sức khỏe đã được chứng minh là có liên quan đến việc mộtcá nhân có thay đổi hành vi của họ hay không (ví dụ như bỏ hút thuốc) và kiểu phongcách giao tiếp mà họ yêu cầu từ các chuyên gia sức khỏe. Ví dụ, nếu một bác sĩkhuyến khích một cá nhân không chịu trách nhiệm cho việc thay đổi lối sống của họ,cá nhân đó thường sẽ tuân theo nếu họ không cho rằng chính họ là người có tráchnhiệm cho sức khỏe của họ. Các điểm kiểm soát sức khỏe được minh họa trong Tậptrung vào nghiên cứu 9.1 (Trang 217).Mặc dù, quan niệm về điểm kiểm soát sức khỏe rất thú vị, nó vẫn có một vài vấn đề: Điểm kiểm soát sức khỏe là một trạng thái hay một đặc điểm? (Tôi có luôn luônthuộc về bên trong?) Có thể vừa là nội lực vừa là ngoại lực hay không (vừa thuộc về bên trong vừathuộc về bên ngoài) ? Bác sĩ giúp đỡ từ bên ngoài (các bác sĩ là một người có năng lực khác có thểlàm tôi khỏe mạnh) hay bên trong (tôi đang xác định tình trạng sức khỏe củatôi bằng cách tìm kiếm những can thiệp thích hợp)?Ảo tưởng lạc quanWeinstein (1983,1984) đưa ra quan điểm rằng một trong các lý do dẫn tới hành vikhông lành mạnh ở con người là nhận thức sai lệch về nguy cơ và tính nhạy cảm – ảotưởng lạc quan của họ. Ông yêu cầu khách thể nghiên cứu một danh sách liệt kê cácvấn đề sức khỏe và nhận xét rằng “so với những người khác cùng đội tuổi và giới tínhvới bạn, khả năng bạn gặp phải vấn đề [tương tự] là lớn hơn, ngang bằng hay nhỏ hơncủa họ?” Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các khách thể tin rằng họ ít gặp phảinhững vấn đề về sức khỏe hơn so với người khác. Weinstein gọi hiện tượng này là ảotưởng lạc quan khi ông chỉ ra rằng tất cả mọi người đều có khả năng gặp các vấn đềsức khỏe như nhau. Weinstein (1987) miêu tả bốn yếu tố nhận thức góp phần dẫn tớisự ảo tưởng lạc quan: (1) thiếu kinh nghiệm cá nhân về các vấn đề, (2) niềm tin rằngvấn đề đó có thể được ngăn chặn bởi những hành động đơn lẻ, (3) niềm tin rằng nếuvấn đề chưa xuất hiện thì trong tương lai nó sẽ không xuất hiện, (4) niềm tin rằng vấnđề không phổ biến. Những yếu tố này cho thấy rằng nhận thức về các mối nguy hạicủa một người không phải là một quá trình lý tính.Khi tìm cách giải thích tại sao sự đánh giá của một cá nhân về các nguy cơ của họ cóthể bị sai lệch, và tại sao lại có sự ảo tưởng lạc quan, Weinstein (1983) cho rằng các cánhân phân bố sự tập trung một cách có chọn lựa. Ông khẳng định rằng các cá nhân bỏqua những hành vi làm gia tăng nguy cơ (“có thể tôi không phải lúc nào cũng thựchiện tình dục an toàn nhưng điều đó không quan trọng”) và chủ yếu tập trung vàonhững hành vi giảm thiểu nguy cơ (“nhưng ít ra thì tôi không sử dụng chất kíchthích”). Weinstein cũng cho rằng sự lựa chọn này được hình thành từ thuyết cho mìnhlà trung tâm (egocentrism): các cá nhân có xu hướng bỏ qua các hành vi giảm thiểunguy cơ của cá nhân khác (“tất cả những người bạn của tôi đều thực hiện tình dục antoàn những điều đó không liên quan đến tôi”), Bởi vậy, một cá nhân có bị ảo tưởng lạcquan nếu họ tập trung vào những lần mà họ sử dụng bao cao su khi đánh giá nguy cơcủa bản thân và bỏ qua những lần mà họ không sử dụng, đồng thời, tập trung vàonhững lần mà mọi người xung họ không thực hiện tình dục an toàn và bỏ qua nhữnglần mà mọi người thực hiện điều đó.Trong một nghiên cứu khác, các khách thể được yêu cầu tập trung vào hoặc hành vităng nguy cơ (“tình dục không an toàn”) hoặc hành vi giảm nguy cơ (“tình dục antoàn”).Tác động của điều này tới sự ảo tưởng lạc quan của các khách thể về nguy cơHIV được nghiên cứu (Hoppe và Ogden, 1996). Các khách thể đồng tính được yêu cầuhoàn thành một bảng hỏi liên quan đến niềm tin của họ về HIV và hành vi tình dục.Các khách thể được đặt vào các môi trường làm tăng nguy cơ hoặc giảm nguy cơ. Cáckhách thể trong môi trường tăng nguy cơ được yêu cầu trả lời các câu hỏi như “từ khithực hiện hành vi tình dục, bạn có thường xuyên hỏi bạn tình của mình về tình trạngHIV?”. Giả thuyết được đưa ra là chỉ một số ít khách thể có thể trả lời rằng họ thựchiện điều này thường xuyên và điều đó khiến cho họ cảm thấy rằng họ gặp nhiều nguycơ hơn. Các khách thể trong môi trường giảm nguy cơ được hỏi các câu hỏi như “ từkhi thực hiện các hành vi tình dục, bạn có thể cho biết mức độ thường xuyên trongviệc bạn cố gắng lựa chọn bạn tình một cách cẩn thận?” Giả thuyết được đưa ra là hầuhết các khách thể đều có thể trả lời là họ thường xuyên thực hiện điều này, và điều đókhiến cho họ nghĩ rằng họ gặp ít nguy cơ hơn. Kết quả chỉ ra rằng tập trung vào cácyếu tố giảm thiểu nguy cơ sẽ làm tăng sự lạc quan thông qua việc làm tăng nhận thứccủa họ về nguy cơ của người khác. Bởi vậy, bằng cách khuyến khích các khách thể tậptrung vào hành vi lành mạnh của bàn thân (“Tôi lựa chọn bạn tình một cách cẩnthận”), họ sẽ dễ có sự ảo tưởng lạc quan hơn và đánh giá bản thân gặp phải ít nguy cơhơn so với những người họ đánh giá đang gặp nhiều nguy cơ.Các giai đoạn của mô hình thay đổiMô hình liên lý thuyết về sự thay đổi hành vi được phát triển đầu tiên bởi Prochaskavà Diclemente (1982) với tư cách là sự tổng hợp của 18 phương pháp trị liệu miêu tảcác quá trình bao gồm việc tạo ra và duy trì sự thay đổi. Hiện nay nó được biết đến làcác giai đoạn của mô hình thay đổi. Prochaska và Diclemente nghiên cứu các cách tiếpcận trị liệu khác nhau về các quá trình phổ biến và đưa ra một mô hình mới về thay đổihành vi dựa trên các giai đoạn sau:1. Tiền dự định: không có dự định về việc thay đổi bất kì điều gì2. Dự định: xem xét về một sự thay đổi3. Chuẩn bị: tạo ra những sự thay đổi nhỏ4. Hành động: chủ động gắn kết với hành vi mới5. Duy trì: duy trì hành vi mới lâu dàiTuy nhiên, các giai đoạn này không phải lúc nào cũng xảy ra theo đúng thứ tự (từ 1đến 5) và lý thuyết miêu tả quá trình thay đổi hành vi có tính chất linh hoạt. Ví dụ,một cá nhân có thể thực hiện giai đoạn chuẩn bị sau đó trở về giai đoạn dự định mộtvài lần trước khi bước vào giai đoạn hành động. Hơn nữa, kể cả khi cá nhân đã đạt đếngiai đoạn duy trì, họ có thể quay lại giai đoạn dự định sau khoảng một thời gian.Mô hình đồng thời nghiên cứu cách thức một cá nhân đánh giá các lợi ích và thiệt hạicủa một hành vi cụ thể. Cụ thể, các tác giả cho rằng các cá nhân ở các giai đoạn thayđổi khác nhau chắc chắn sẽ tập trung vào hoặc thiệt hại mà hành vi đem lại (ví dụ:ngừng hút thuốc có thể khiến tôi cảm thấy bất an ở công ty) hoặc lợi ích của hành viđó (ví dụ: ngừng hút thuốc sẽ cải thiện sức khỏe của tôi). Ví dụ, một người hút thuốctrong giai đoạn hành động (Tôi đã ngừng hút thuốc) và giai đoạn duy trì (được 4tháng) có xu hướng tập trung vào các đặc điểm tích cực và tốt đẹp trong hành vi củahọ (tôi cảm thấy khỏe hơn bởi tôi đã ngừng hút thuốc), trong khi đó những người hútthuốc trong giai đoạn tiền dự định có xu hướng tập trung vào các đặc điểm tiêu cựccủa hành vi (nó sẽ khiến tôi bất an).Các giai đoạn của mô hình thay đổi được áp dụng cho một số hành vi liên quan đếnsức khỏe, ví dụ như hút thuốc, uống rượu bia, tập thể dục và khám sức khỏe (ví dụ:DiClemente, 1991; Marcus, 1992). Ví dụ nếu áp dụng cho việc ngừng hút thuốc, mộtmô hình có thể đưa ra các tổ hợp niềm tin và hành vi trong các giai đoạn khác nhaunhư sau:1. Tiền dự định: “tôi vui vẻ khi hút thuốc và sẽ tiếp tục hút thuốc”2. Dự định: “Gần đây tôi ho rất nhiều, có thể tôi nên tính đến chuyện ngừng hútthuốc”3. Chuẩn bị: “Tôi sẽ ngừng đến sàn nhảy và sẽ hút các loại nhẹ hơn”4. Hành động: “Tôi đã ngừng hút thuốc”5. Duy trì: “Tôi đã ngừng hút thuốc được bốn tháng”Tuy nhiên cá nhân này đôi khi có thể quay trở lại quãng thời gian mà họ tin rằng họ sẽhút thuốc và có thể tái nghiện (được gọi là biểu đồ cửa xoay). Các giai đoạn của môhình thay đổi được thể hiện trong hình Tập trung vào nghiên cứu 5.1, trang 115.Các giai đoạn của mô hình thay đổi đang ngày càng được áp dụng nhiều hơn trong cảclĩnh vực nghiên cứu và với tư cách là nền tảng để phát triển các biện pháp can thiệpđược thiết kế riêng cho một giai đoạn cụ thể của một cá nhân nhất định. Ví dụ, mộtngười hút thuốc được xác định đang trong giai đoạn chuẩ bị có thể sẽ nhận được sựcan thiệp khác so với một cá nhân được nhận diện đang ở giai đoạn dự định. Tuy nhiêngần đây mô hình này bị chỉ trích bởi các lý do sau (Weinstein, 1998; Sutton2000,2002a): Không thể xác định được rõ ràng liệu hành vi thay đổi theo từng giai đoạn haytheo một thể liên tục không phân chia. Các nhà nghiên cứu miêu tả sự khác biệtgiữa các mẫu tuyến tính giữa các giai đoạn mà không nhất quán với mô hìnhcác giai đoạn với các mẫu có sự nhất quán. Tuy nhiên, sự thiếu hụt trong khác biệt về bản chất giữa các giai đoạn có thểxuất phát từ việc thiếu hụt trong các giai đoạn hoặc có thể do các giai đoạnkhông được đánh giá và xác định chính xác. Các sự thay đổi giữa các giai đoạn có thể xảy ra nhanh đến mức khiến cho cácgiai đoạn trở nên không quan trọng. Các biện pháp can thiệp được xây dựng dựa trên các giai đoạn của sự thay đổicó thể có hiệu quả bởi cá nhân tin rằng họ đang nhận được sự chú ý đặc biệtthay vì tính hiệu quả của bản thân mô hình đó. Hầu hết các nghiên cứu dựa trên các giai đoạn của sự thay đổi sử dụng các thiếtkế đa thành phần để nghiên cứu sự khác biệt giữa những người khác nhau trongcác giai đoạn khác nhau của sự thay đổi. Những thiết kế kiểu đó không chophép đưa ra kết luận về vai trò của các yếu tố nguyên nhân khác nhau trong cácgiai đoạn khác nhau (cụ thể, cá nhân trong giai đoạn chuẩn bị có thể bị thúc đẩybởi các yếu tố khác so với các cá nhân trong giai đoạn dự định). Các nghiên cứuthực nghiệm và nghiên cứu theo chiều dọc cần thiết để có thể xác thực bất kỳkết luận nào về nghuyên nhân. Thuật ngữ “giai đoạn” có thể không phải là một thuật ngữ dễ hiểu bởi nó baogồm nhiều biến số: các hành vi hiện tại, các cố gắng đã bị loại bỏ, dự định thayđổi và khoảng thời gian từ khi bỏ cuộc. Có thể những biến số đó nên được đomột cách độc lập.Tổng hợp các niềm tin sức khỏe: các mô hình phát triểnTóm lại, lý thuyết quy kết và điểm kiểm soát sức khỏe nhấn mạnh yếu tố quan hệ nhânquả và việc kiểm soát, ảo tưởng lạc quan tập trung vào các nhận thức về tính nhạy cảmvà nguy cơ, còn các giai đoạn của mô hình thay đổi nhấn mạnh tính tích cực của niềmtin, thời gian, thiệt hại và lợi ích. Những khía cạnh khác nhau trong niềm tin sức khỏenày đã được tổng hợp thành các mô hình có cấu trúc về niềm tin sức khỏe và hành vi.Nói một cách đơn giản, những mô hình này thường được gọi là các mô hình nhận thứcxã hội bởi chúng nhìn nhận rằng nhận thức được chia sẽ giữa các cá nhân trong cùngmột xã hội. Tuy nhiên, để phục vụ mục đích của chương này, những mô hình này sẽđược chia thành các mô hình nhận thức và các mô hình nhận thức xã hội nhằm minhhọa mức độ đa dạng mà theo đó các mô hình này xác định nhận thức trong một bốicảnh xã hội.MÔ HÌNH NHẬN THỨCCác mô hình nhận thức nghiên cứu các yếu tố dự đoán và điềm báo về các hành vi sứckhỏe. Các mô hình này được xây dựng từ lý thuyết dự đoán chủ quan về tính hữu dụng(Subjective exxpected utility) (Edwards 1954), theo thuyết này thì các hành vi xuấtphát từ việc tổng hợp và đánh giá một cách hợp lý những thiệt hại và lợi ích mà hànhvi đó đem lại. Các cấu trúc nhân cách miêu tả hành vi là kết quả của một quá trình xửlý thông tin một cách hợp lý và nhấn mạnh vào nhận thức của cá nhân chứ không phảilà bối cánh xã hội của nhận thức đó. Phần này sẽ nghiên cứu về mô hình niềm tin sứckhỏe và thuyết động lực bảo vệ.Mô hình niềm tin sức khỏeMô hình niềm tin sức khỏe (HBM, xem hình 2.3) được phát triển đầu tiên bởiRosenstock (1966) và sau này được Becker và cộng sự tiếp tục nghiên cứu và pháttriển vào những năm 1970, 1980 nhằm dự đoán các hành vi phòng bệnh và các hành viphản ứng của các bệnh nhân bị bệnh nặng và lâu năm đối với sự chữa trị. Tuy nhiêntrong các năm gần đây, mô hình niềm tin sức khỏe được sử dụng để dự đoán sự đadạng trong các hành vi liên quan đến sức khỏe.Cấu trúc của HBMHBM dự đoán các hành vi là kết quả của một tập hơn các niềm tin cốt lõi, các niềm tinnày được thiết lập qua nhiều năm. Các niệm tin cốt lõi là nhận thức của các cá nhânvề: Tính nhạy cảm đối với bệnh tật (ví dụ:” khả năng tôi bị mắc bệnh ung thư phổitương đối cao”) Mức độ nghiêm trọng của bệnh tật (“ung thư phổi là một bệnh nguy hiểm”) Các thiệt hại của việc thực hiện một hành vi (“ngừng hút thuốc sẽ khiến tôi cáukính”) Các lợi ích của việc thực hiện một hành vi (“ngừng hút thuốc sẽ giúp tôi tiếtkiệm tiền”) Tín hiệu để hành động, có thể là bên trong (triệu chức khó thở) hoặc bên ngoài(thông tin được thể hiện dưới dạng những tờ rơi về giáo dục sức khỏe).Hình 2.3 Cơ sở của mô hình hành vi sức khỏeHBM đưa ra giả thuyết rằng những niềm tin mấu chốt này có thể được sử dụng để dựđoán khả năng xảy ra của một hành vi. Đáp lại những chỉ trích, HBM đã tiến hànhnhững sửa đổi căn bản, thêm vào cấu trúc “hành vi sức khỏe” nhằm phản ánh sự sẵnsàng quan tâm đến những vấn đề sức khỏe của cá nhân (VD: ‘Tôi biết rằng hút thuốccó thể hủy hoại sức khỏe của tôi’). Gần hơn, Becker and Rosenstock (1987) cho rằngnhận thức kiểm soát (VD: ‘Tôi tự tin rằng tôi có thể ngừng hút thuốc’) cũng nên đượcthêm vào mô hình này.Sử dụng HBMNếu áp dụng đối với một hành vi liên quan đến sức khỏe như việc kiểm soát phòngngừa ung thư cổ tử cung, HBM có thể dự đoán cho những hành vi phòng ngừa kiểmsoát bệnh nếu một cá nhân nhận thức được rằng cô ấy có khả năng cao bị mắc ung thưcổ tử cung, rằng ung thử cổ tử cung là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe,rằng lợi ích của việc phòng ngừa thường xuyên là rất cao, và rằng chi phí cho hoạtđộng này lại tương đối thấp. Điều đó sẽ xảy ra nếu cô ấy phải chịu những áp lực thúcđẩy bên ngoài ví như một tờ rơi trong phòng chờ khi đến gặp bác sĩ, hay bên trong nhưnhững dấu hiệu cơ thể nghi ngờ ung thư (dù đúng hay không) như đau hay kích ứng.Mô hình HBM sửa đổi cũng dự đoán rằng một phụ nữ sẽ tham gia phòng ngừa ung thưcổ tử cung nếu cô ấy tự tin rằng mình có thể làm vậy và nếu cô ấy có đủ động lựcmong muốn duy trì sức khỏe của mình. Việc dùng mô hình HBM để dự đoán hành viphòng ngừa đã được miêu tả chi tiết trong Tập trung vào những nghiên cứu 9.1trang 271Ủng hộ HBMMột số nghiên cứu ủng hộ cho những dự đoán của HBM. Những điều tra đã chỉ rarằng cá nhân có chế độ ăn uống nghiêm ngặt, đời sống tình dục lành mạnh, tiêm phòngđầy đủ, thăm khám và tập thể dục thường xuyên thường nhạy cảm hơn với những vấnđề liên quan đến sức khỏe, họ tin rằng mọi vấn đề luôn nghiêm trọng và công tácphòng ngừa quan trọng hơn tất thảy dù chi phí cho những hoạt động này có thể cao đichăng nữa (vd. Becker 1974, Becker và cộng sự 1977; Becker và Rosenstock 1984).Nghiên cứu cũng bổ sung cho những cấu thành đơn lẻ trong mô hình. Norman vàFitter (1989) đã tiến hành kiểm tra những hành vi phòng ngừa sức khỏe và phát hiện rarằng những rào cản nhận thức là yếu tố dự báo lớn nhất của thăm khám lâm sàng. Mộtvài nghiên cứu yêu cầu nghiệm thể thực hiện những bài tự kiểm tra ngực và nhận thấyrằng những rào cản (Lashley 1987; Wyper 1990) cùng sự nhạy cảm trong nhận thức(Wyper 1990) chính là những tiên đoán tốt nhất cho hành vi sức khỏe.Nghiên cứu cũng đưa ra nhiều bằng chứng chứng minh vai trò của những gợi ý hành vicó ảnh hưởng như thế nào tới hành vi sức khỏe ví dụ như những thông tin đầu vào.Trong thực tế, công tác nâng cao sức khỏe sử dụng những thông tin đầu vào đó nhằmthay đổi niềm tin, từ đó thúc đẩy những hành vi lành mạnh trong tương lai. Thông tindưới dạng những hình thức cảnh báo gây sợ hãi có thể làm thay đổi thái độ và hành visức khỏe trong một vài lĩnh vực như sức khỏe răng miệng, giao thông hay hút thuốc(vd. Sutton 1982; Sutton và Hallett 1989). Những thông tin chung nhất liên quan đếnhậu quả tiêu cực của hành vi cũng được sử dụng trong phòng và chống hành vi hútthuốc lá (vd. Sutton 1982; Flay 1985). Những thông tin về sức khỏe nhằm mục đíchnâng cao kiến thức và một vài nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữakiến thức bệnh tật và những hành vi bảo vệ sức khỏe. Rimer và cộng sự (1991) thấyrằng kiến thức về ung thư vú có liên quan đến việc chụp X-quang thường xuyên. Mộtsố nghiên cứu cũng kết luận rằng tồn tại một mối quan hệ tích cực giữa kiến thức vềviệc tự kiểm tra ngực (BSE) và ung thư vú với việc thực hiện BSE (Alagna and Reddy1984;Lashley 1987; Champion 1990). Một nghiên cứu về nâng cao kiến thức thao táccủa chủ thể liên quan đến kĩ năng thực hiện test pap (chẩn đoán ung thư cổ tử cung)thông qua việc xem video đã cho thấy việc gia tăng kiến thức có liên quan đến nhữnghành vi sức khỏe trong tương lai (O’Brien và Lee 1990).Sự mâu thuẫn trong kết quả nghiên cứuTuy nhiên, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng tồn tại những thiếu sót. Janz và Becker(1984) phát hiện thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa mục đích của hành vi sức khỏevà nhận thức thấp về tính nghiêm trọng, ở mức dự đoán thấp hơn, một vài điều tracũng đưa ra giả thuyết rằng có mối liên quan giữa sự nhạy cảm thấp (không cao) vànhững hành vi sức khỏe (Becker cùng cộng sự 1975; Langlie 1977). Hill và cộng sự(1985) đã tiến hành áp dụng HBM đối với bệnh ung thư cổ tử cung, nhằm kiểm tranhững nhân tố mang tính dự đoán đến hành vi phòng chống căn bệnh này. Kết quảnghiên cứu cho thấy rằng những rào cản của hoạt động này là những dự đoán tốt nhấtcho mục đích của hành vi và tính dễ xúc động trong nhận thức đối với bệnh ung thư cổtử cung cũng liên quan một cách đáng kể tới những hành vi mang tính phòng chống.Tuy nhiên, lợi ích và việc nhận thức được tính nghiêm trọng thực sự không liên quanđến nhau. Janz và Becker (1984) đã tiến hành một nghiên cứu sử dụng mô hình niềmtin sức khỏe và nhận thấy rằng những dự đoán tốt nhất của hành vi sức khỏe chính làviệc nhận thức về những rào cản và sự mẫn cảm với bệnh tật. Dù vậy, Becker vàRosenstock (1984) trong một đánh giá về 19 nghiên cứu sử dụng một phân tích sẵn cóbao gồm thang đo về mô hình niềm tin sức khỏe nhằm dự đoán tính phù hợp, cho rằngnhững dự đoán tốt nhất của tính phù hợp chính là chi phí, lợi ích và việc nhận thứcđược tính nghiêm trọng.Những phê bình/chỉ trích về HBMHBM phải đứng trước nhiều chỉ trích cho những kết quả gây mâu thuẫn và một vàiđiểm yếu khác của mình, bao gồm: Tập trung vào những quá trình có ý thức; Nhấn mạnh tính cá nhân (VD. Vai trò xã hội và môi trường kinh tế nào được ápdụng?); Mối tương quan giữa những niềm tin mấu chốt (vd. Làm thế nào để đo đượcnhững điều này và làm thế nào mà chúng có liên quan với nhau? Đây là môhình tuyến tính hay đa nhân tố?); Sự vắng mặt vai trò của các nhân tố cảm xúc như sợ hãi hay phủ nhận; Cho rằng những nhân tố loại trừ nhau có thể dự đoán những hành vi sức khỏe vídụ như những hệ quả của sự kì vọng và tính tự chủ của cá nhân (Seydel và cộngsự 1990; Schwwarzer 1992); Schwarzer (1992) đã có những phê bình sâu hơn về tính ổn định của nó trongviệc tiếp cận niềm tin sức khỏe và đưa nó vào bên trong HBM, niềm tin đượcmô tả như một sự xuất hiện đồng thời với những thay đổi không nguyên cớ, sựphát triển hay các quá trình; Leventhal và cộng sự (1985) tranh luận rằng những hành vi liên quan đến sứckhỏe là kết quả của sự nhận thức về các triệu chứng hơn là những nhân tố cánhân đươc đưa ra bởi HBM.Mặc dù có rất nhiều những tranh cãi xoay quanh HBM, các nghiên cứu đã sử dụngnhiều khía cạnh của mô hình này để dự đoán trong công tác phòng chống bệnh caohuyết áp, ung thư cổ tử cung, thay đổi chế độ ăn, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn vàngừng hút thuốc.Lý thuyết về động cơ phòng vệRogers (1975, 1983, 1985) đã phát triển lý thuyết về động cơ phòng vệ (PMT) (xemhình 2.4), một phiên bản mở rộng của HBM với sự tham gia của các nhân tố bổ sung.Thành tố của PMTLý thuyết căn bản về động cơ phòng vệ cho rằng những hành vi liên quan đến sứckhỏe là sản phẩm của 4 thành tố sau:1.2.3.4.Tính nghiêm trọng (vd ‘Ung thư đường ruột là một căn bệnh nguy hiểm’)Tính nhạy cảm/mẫn cảm (vd. ‘Khả năng bị ung thư đường ruột là rất cao’)Phản hồi tích cực (vd. ‘Thay đổi chế độ ăn có thể cải thiện sức khỏe’)Tính tự chủ (vd. ‘Tôi tự tin rằng tôi có thể thay đổi chế độ ăn của mình’)Những thành tố này giúp dự đoán mục đích của hành vi (vd. ‘Tôi dự định thay đổihành vi của mình’) –cái có liên quan tới hành vi. Rogers (1985) cũng đã đưa ra quanđiểm về nhân tố thứ 5 –nỗi sợ hãi (vd. Một phản ứng cảm xúc), trong ảnh hưởng tớigiáo dục hoặc thông tin.Hình 2.4 Cơ sở của lý thuyết động cơ phòng vệPMT mô tả tính nghiêm trọng, sự nhạy cảm và nỗi sợ là một cái gì đó gần với nhữngđánh giá mang tính đe dọa (vd. Những đánh giá về mối đe dọa bên ngoài) và nhữngphản hồi tích cực và tính tự chủ của cá nhân là những thành tố liên quan tới nhữngđánh giá mang tính mô phỏng (vd. Sự đánh giá của cá nhân về chính bản thân họ).Theo PMT, có 2 kiểu nguồn gốc của thông tin đó là nguồn gốc bên ngoài –môi trườngxung quanh (vd. Sự thuyết phục bằng lời nói, học tập qua quan sát) và nguồn gốc bêntrong –suy nghĩ của cá nhân (vd. Kinh nghiệm sẵn có). Những thông tin này bao gồm4 thành tố của PMT, từ đó tạo ra những phản ứng mô phỏng “thích nghi” (vd. Mụcđích của hành vi) hoặc những phản ứng mô phỏng “kém thích nghi” (vd. Tránh né,khước từ).Sử dụng PMTNếu áp dụng PMT với mục đích thay đổi chế độ ăn, nó có thể tạo ra những dự đoánsau đây: thông tin liên quan đến việc chế độ ăn nhiều chất béo của những người mắcbệnh tim có thể làm gia tăng nỗi sợ hãi, nhận thức cá nhân về mức độ nghiêm trọngcủa căn bệnh (nhận thức về sự nghiêm trong) hay gia tăng niềm tin rằng họ có thể cómột trái tim quá nhạy cảm (nhận thức về sự nhạy cảm). Nếu cá nhân cũng cảm thấy tựtin rằng họ có thể thay đổi chế độ ăn của mình và điều này sẽ đưa đến những kết quảcó lợi (phản hồi tích cực) họ sẽ có đủ động lực để thay đổi hành vi (mục đích của hànhvi). Đây được xem như một phản ứng mô phỏng thích nghi tới thông tin. PMT đượcminh họa ở phần dưới Tập trung vào những nghiên cứu 2.1NGHIÊN CỨU 2.1: THỬ NGHIỆM MỘT LÝ THUYẾT – DỰĐOÁN TÍNH CÁCH TÌNH DỤCMột nghiên cứu dự đoán hành vi tình dục và khuynh hướng hành vi sửdụng lý thuyết động cơ phòng vệ (Van der Velde và Van der Pligt 1991).Nghiên cứu này tích hợp các lý thuyết động cơ phòng vệ (ProtectionMotivation Theory - PMT) với những nhận thức khác về yêu cầu để dự đoánhành vi tình dục trong bối cảnh HIV. Nó làm nổi bật khả năng thích ứng vớimô hình để phù hợp với các yếu tố liên quan đến một hành vi cụ thể. Nghiêncứu này khá thú vị vì nó đại diện cho một nỗ lực tích hợp các mô hình khácnhau của hành vi sức khỏe.Hoàn cảnh ra đờiTừ khi phát hiện ra vi rút HIV, nhiều nghiên cứu đã phát triển phương tiện đểdự phòng và nhờ đó thúc đẩy hành vi tình dục an toàn. PMT cho rằng hành vilà kết quả của việc đánh giá về các mối đe dọa và việc đối phó của cá nhântrước các nguồn lực. Nó cho thấy rằng những yếu tố này gợi ra một trạng tháigọi là "động cơ phòng vệ” - thứ duy trì mọi hoạt động nhằm đối phó với cácmối đe dọa. Nghiên cứu này xem xét vai trò của PMT trong việc dự đoán hànhvi tình dục, đồng thời cũng xem xét các tác động mở rộng của PMT bao gồmcác biến như kiểu đối phó, chuẩn mực xã hội và hành vi quá khứ.Phương pháp luậnĐối tượng Tổng cộng có 147 người đồng tính và 84 đối tượng dị tính vớicác bạn tình trong sáu tháng trở lại, tham gia vào nghiên cứu. Họ được tuyểnchọn từ Amsterdam thông qua nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả thông tin,quảng cáo và dịch vụ nhà ở .Cách thức thực hiệnĐối tượng đã hoàn thành một bảng câu hỏi (quabưu điện hoặc chuyển phát nhanh ).Bảng câu hỏiBảng câu hỏi bao gồm các vấn đề trên các lĩnh vực sauđánh giá theo thang Likert 5 điểm:1. Hành vi tình dục và hành vi dự định: các đối tượng được hỏi về Hành vitình dục trong sáu tháng trước đó, bao gồm cả số lượng và kiểu hành vivới bạn tình, các tần số của các kỹ thuật tình dục khác nhau, sử dụngbao cao su và ý định trong tương lai.2. Các biếnsố của động lực phòng vệ : (a) Nhận thức về sự nghiêm trọng ,(b) Tính nhạy cảm nhận thức , (c) hiệu quả phản ứng , (d) tính tự chủ,(e) sợ hãi.3. Niềm tin bổ sung: (a) chuẩn mực xã hội, (b) chi phí, (c) lợi ích, (d) kiếnthức, (e) tình huống rào cản.4. Ngoài ra, các tác giả bao gồm các biến từ Thuyết xung đột của Janis vàMann (1977): (a) cảnh giác, (b) thận trọng, (c) phòng ngự né tránh.Kết quảCác kết quả được phân tích để kiểm tra những dự đoán chuẩn xác nhất củahành vi tình dục ở cả người đồng tính và các người thích người khác giới.Nghiên cứu cho thấy mặc dù các biến số của PMT có tính tiên đoán về cả hànhvi lẫn dự định hành vi ở cả hai đối tượng, các kết quả đã bổ sung thêm nhiềubiến số. Ví dụ, khi chuẩn mực xã hội và các hành vi trước đó được xem xét,kết quả được cải thiện với hành vi tương lai. Ngoài ra, kết quả cho thấy rằngmặc dù có một mối quan hệ giữa sợ hãi và dự định hành vi, vẫn có mức độcao của sự sợ hãi chuyển dịch từ mối quan hệ này. Các tác giả cho rằng khi trảiqua sự sợ hãi quá mức, sự quan tâm có thể sẽ dành cho việc làm giảm sự lolắng, hơn là bằng cách tránh những nguy hiểm thông qua thay đổi hành vi.Tổng kếtCác kết quả từ nghiên cứu này hỗ trợ việc sử dụng PMT để dự đoán hành vitình dục trong môi trường HIV. Hơn nữa, mô hình được cải thiện bằng cáchthêm biến số bổ sung. Có lẽ, thay vì phát triển các mô hình có thể được ápdụng cho một loạt các hành vi, mô hình cá nhân cần được điều chỉnh cho từnghành vi cụ thể. Hơn nữa, kết quả có ý nghĩa đối với việc phát triển các canthiệp, và chỉ ra rằng chiến dịch giáo dục sức khỏe, cái mà thúc đẩy sự sợ hãicó thể có tác động tiêu cực với các cá nhân phải đối phó với nỗi sợ hãi hơn làthay đổi hành vi của họ.Hỗ trợ cho PMTRippetoe và Rogers (1987) đã cho phụ nữ thông tin về bệnh ung thư vú và kiểm traảnh hưởng của các thông tin này trên các thành phần của PMT và trên mối quan hệ củahọ đối với ý định của thực hành tự kiểm tra vú (BSE). Kết quả cho thấy dự đoán tốtnhất về ý định để thực hành BSE là những đáp ứng hiệu quả, mức độ nghiêm trọng vàtính tự chủ. Trong một nghiên cứu sâu hơn, các tác động của lời kêu gọi có sức thuyếtphục để tăng ý định để tập thể dục được đánh giá bằng cách sử dụng các thành phầncủa PMT. Kết quả cho thấy tính nhạy cảm và tính tự chủ dự đoán ý định tập thể dụcnhưng không cái nào trong số các biến có liên quan đến bản tự báo cáo về hành vi thựctế. Trong một nghiên cứu khác, Beck và Lund (1981) điều khiển niềm tin của sinh viênnha khoa về sâu răng bằng cách giao tiếp mang tính thuyết phục. Kết quả cho thấyrằng thông tin tăng sự sợ hãi, mức độ nghiêm trọng và tính tự chủ có liên quan đến dựđịnh hành vi. Norman và đồng nghiệp(2003) cũng sử dụng PMT để dự đoán sự tuânthủ của trẻ em trong việc dùng miếng che mắt. Phụ huynh của trẻ được chẩn đoán cónhững vấn đề về mắt hoàn thành một bảng câu hỏi cơ bản liên quan đến niềm tin củahọ và một câu hỏi tiếp theo sau hai tháng mô tả mức độ của trẻ tuân thủ. Kết quả chothấy nhận thức nhạy cảm và chi phí đáp ứng có ý nghĩa dự đoán sự tuân thủ.
Tài liệu liên quan
- Bài 2- Chương 2: Thông tin xung quanh ta
- 9
- 625
- 8
- Lập kế hoạch chương trình nâng cao sức khỏe
- 10
- 4
- 59
- Đánh giá chương trình nâng cao sức khỏe
- 9
- 2
- 62
- Bài giảng Lập kế hoạch chương trình Gíao dục sức khỏe dược sĩ Trương Trần Nguyên Thảo
- 37
- 5
- 100
- Mô hình niềm tin sức khỏe và Khám sàng lọc ung thư vú
- 5
- 1
- 43
- TÌNH HUỐNG 1 mô hình niềm tin sức khỏe và khám sàng lọc ung thư vú
- 20
- 2
- 10
- Bài giảng Sức khỏe trường học - Bài 2- Quản lý sức khỏe tại nhà trường và phòng chống một số bệnh thường gặp ở học sinh
- 49
- 690
- 1
- Lập kế hoạch chương trình nâng cao sức khỏe
- 14
- 1
- 3
- chương 2 niềm tin sức khỏe
- 48
- 937
- 3
- Giả định tình huống và phân tích theo mô hình niềm tin sức khỏe.
- 2
- 444
- 9
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(554 KB - 48 trang) - chương 2 niềm tin sức khỏe Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ví Dụ Về Niềm Tin Sức Khỏe
-
Mô Hình Niềm Tin Sức Khỏe – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mô Hình Niềm Tin Sức Khỏe Và Thay đổi Hành Vi
-
Mô Hình Niềm Tin Về Sức Khỏe - Health Belief Model - Wikipedia
-
Mô Hình Niềm Tin Sức Khỏe - Wikimedia Tiếng Việt
-
Sức Khỏe Và Niềm Tin - Báo Tài Nguyên Và Môi Trường
-
Ví Dụ Về Niềm Tin Trong Cuộc Sống
-
NIỀM TIN SỨC KHỎE Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Mô Hình Niềm Tin Sức Khỏe? - Tạo Website
-
Mô Hình Niềm Tin Sức Khỏe - Wikipedia Updit.
-
NEW Mô Hình Niềm Tin Sức Khỏe Là Gì? Mô Hình Thay đổi Hành Vi Sức ...
-
[PDF] Luận án Tiến Sỹ Y Tế Công Cộng - Phòng đào Tạo Sau đại Học
-
Đập Tan 10 Quan Niệm Sai Lầm Về Sức Khỏe | Health Plus
-
Bài Giảng Kỹ Năng Truyền Thông Tư Vấn Giáo Dục Sức Khỏe