[ Chương 2 Review ] Đa Văn Hóa Và Giao Tiếp Toàn Cầu [Multicultural ...

[ Chương 2 Review ] Đa văn hóa và giao tiếp toàn cầu [Multicultural and Global Communication]

Ở chương 1 chúng ta đã tìm hiểu về cơ sở giao tiếp kinh doanh [Business Communication Foundations]. Ở chương này mình sẽ tóm lược những thông tin căn bản cần nắm được về đa văn hóa và giao tiếp toàn cầu.

I.   Đa dạng văn hóa tại nơi làm việc.

Môi trường làm việc bao gồm nhân viên và khách hàng với một loạt các nhu cầu , sở thích, khả năng , và các nền văn hóa . Nếu chúng ta không hiểu về nền văn hóa của các nước thì  sự hiểu lầm có thể xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến thành công trong kinh doanh.

1.    Văn hóa danh nghiệp (Corporate Culture).

Hiểu  một cách đơn giản văn hóa doanh nghiệp bao gồm các giá trị, niềm tin, giả định, mẫu hành vi , chuẩn mực, phong tục, nghi lễ, và các biểu tượng đại diện cho tầm nhìn của công ty và mong đợi của nhân viên.

Văn hóa của doanh nhiệp chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của doanh nghiệp đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không có doanh nghiệp này có văn hóa giống doanh nghiệp kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm.

Vì vậy nhiều doanh nghiệp thể hiện văn hóa của công ty qua các khẩu hiệu, ví dụ như các trang web của Microsoft, họ sử dụng cụm từ “Great People with Great Values.”. Microsoft tìm kiếm sự đa dạng nhân viên đại diện cho môi trường đa văn hóa. Các tiêu chuẩn ứng xử cho Microsoft thể hiện niềm tin duy trì và tài năng đa dạng để tăng cường đổi mới trong các sản phẩm và dịch vụ.

2.    Văn hóa sắc tộc và chủng tộc [Cultural Ethnicity and Race ]

    –     Sắc tộc [Ethnicity]: Phân loại nhóm người theo “đặc trưng, đặc điểm tuyền thống văn hóa xã hội; cùng sở thích, cùng tư tưởng tín ngưỡng tôn giáo..” (Ví dụ dân tộc Kinh, Chăm , Tày…)

    –     Chủng tộc [Race]: Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi…), các nhà khoa học đã chia dân cư hành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng), Nê-grô-it (người da đen) và Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng).

Mỗi sắc tộc và chủng tộc có những tín ngưỡng và cách giao tiếp khác nhau, vì vậy ở các công ty đa quốc gia, chủng tộc và sắc tộc ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao tiếp và tương tác của các nhân viên trong công ty.

3.    Vai trò giới tính [Gender Roler].

Giới tính là một khía cạnh cốt lỗi của sự đa dạng. Văn hóa ảnh hưởng đến cách đàn ông và phụ nữ tương tác với nhau.

Ví dụ: Ở Pháp những cái hôn nhẹ vào má hay bắt tay khi chào hỏi giữ nam và nữ thể hiện sự thân thiết và lịch thiệp giữa bạn bè và đồng nghiệp. Nhưng ở Ấn Độ thì tuyệt đối không được làm thế, việc hôn giữa nhưng đôi tình nhân nơi công cộng còn nên tránh. Ở Ấn Độ chỉ khi người phụ nữ chủ động bắt tay người đàn ông mới nên bắt tay họ, còn không chỉ nên chào họ bằng cách chào truyền thống của dân tộc họ là chắp tay dưới cằm , mỉm cười và nói “Namaste ” hoặc “Namaska ”

4.    Đa dạng tuổi [Age Diversiy].

Lứa tuổi và giai đoạn của cuộc sống cá nhân ảnh hưởng đến không chỉ là cách nhận biết thế giới xung quanh họ và những gì họ đánh giá như thế nào mà còn những người khác cảm nhận được chúng.

Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, lứa tuổi của họ ảng hưởng đến cuộc sống theo mô hình sau:

18-22: Rời khỏi nhà, sống từ lập, thiết lập bản thân và những mối quan hệ.

23-28: Nhìn mọi vấn đề như một người trưởng thành, sống và xây dựng tương lai.

29-34: Tìm kiếm sự ổn định và an toàn, xem xét lại các mối quan hệ.

37-42: Làm chủ bản thân, đối mặt với thực tế và ý thức của tuổi tác.

45-56: Ổn định cuộc sống, trở thành ông bà và là người cố vấn, tự tin về bản thân.

57-64: Vui tính, chuẩn bị nghỉ hưu,

65+: Bắt đầu nhìn lại cuộc sống của bản thân, tự chấp nhận và thích nghi với các thói quen khác.

5.    Người khuyết tật [Physical Disability].

Người khuyết tật về thể chất là một khía cạnh của sự đan dạng văn hóa doanh nghiệp. Các doanh nghiệp loại bỏ rào cản này trong việc tuyển nhân viên nhằm ngăn chặn phân biệt đối xử với người lao động bị khuyết tật.

II.    Quan điểm đa văn hóa [Multicultural Perspectives]

1.    Các rào cản giao tiếp [Communication Bariers]

Một số rào cản giao tiếp tồn tại khi bạn đang tương tác với những người từ các nền văn hóa khác văn hóa của riêng bạn. Rào cản tương đối bao gồm văn hóa, chủ nghĩa vị chủng, thiếu kiến ​​thức và sự hiểu biết về các nền văn hóa khác, các hành vi phân biệt đối xử như quấy rối, và sự khác biệt ngôn ngữ.

  a.    Thuyết tương đối văn hóa  [Cultural Relativism]: Là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính mình hay một cách nói khác là đánh giá văn hóa khác trong cảnh quan văn hóa của chính nó.Đánh giá theo cách này có thể hạn chế hoặc loại trừ được những bất công, sai lệch cũng như phản ứng tiêu cực trước văn hóa khác biệt nhưng lại là thái độ khó đạt được.

Ví dụ: Người Việt Nam cho rằng mỹ phẩm của Việt Nam không tốt bằng mỹ phẩm của Hàn Quốc mặc dù cùng một nhà sản xuất.

  b.    Chủ nghĩa vị chủng [Ethnocentrism]: Là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn văn hóa của chính mình. Khuynh hướng vị chủng là do một cá nhân đã gắn bó mật thiết với các yếu tố văn hóa của mình. Tuy nhiên điều này tạo ra sự đánh giá bất công hoặc sai lệch một mẫu văn hóa khác bởi lẽ những gì được đánh giá có ý nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau.

  c.     Thiếu kiến thức và hiểu biết về văn hóa [Lack of knowledge and understanding of cultural]: Mặc dù mõi nền văn hóa đều có những hành vi và đặc tính tương tự nhau, nhưng không phải tất cả các hành vi và đặc tính trong nền văn hóa là như nhau. Vì vậy khi lấy một nền văn hóa làm khuôn mẫu cho các nền văn hóa khác, việc này gây nên sự thiếu kiến thức và hiểu biết về văn hóa. Trở thành rào cản trong giao tiếp với các nền văn hóa khác.

  d.    Phân biệt đối xử [Discrimination]: Là sự đối xử đối với một cá nhân hay một nhóm nhất định dựa vào sự phân loại tầng lớp hay đẳng cấp.

Ví dụ: Phân biệt đối xử giữa người da đen và người da trắng.

  e.    Quấy rối tình dục [Sexual harassment ]: Là hành vi không mong muốn có tính chất tình dục hoặc tình dục với ngụ ý. Nó có thể xảy ra đối với nam giới cũng như phụ nữ. Về mặt pháp lý, một trong các điều kiện sau đây tạo thành quấy rối tình dục:

   –      Trao đổi: Một cái gì đó cho một cái gì đó ; rằng đó một bên nhận (hoặc được hứa ) để đổi lấy một cái gì đó anh ta hoặc cho hay lời hứa, điều kiện trao đổi liên quan đến tình dục.

   –     Môi trường thù địch: Đây là kết quả của hành vi tình dục không mong muốn tạo ra một môi trường xúc phạm, cản trở hiệu suất công việc của một người, hoặc các nguyên nhân đe dọa.

  f.     Ngôn ngữ [Language]: Ngôn ngữ là một rào cản đối với giao tiếp. Việc không hiểu ngôn ngữ của nhau gây ra các hiểu lầm và gặp khó khăn khi giao tiếp.

Ví dụ trong tiếng Nhật, động từ được đặt ở cuối câu, vì vậy khi chưa nghe hết câu hay không nghe rõ động từ ở cuối câu sẽ rất rễ khiến người nghe hiểu sai ý.

Do tầm quan trọng của sự hiểu lầm có thể xảy ra trong các bản dịch ngôn ngữ, một doanh nhân có kiến ​​thức về ngôn ngữ và ngôn ngữ tinh tế là một tài sản kinh doanh.

2.    Nguyên tắc giao tiếp đa văn hóa [Multicultural Communication Guidelines]

  a.  Hiểu văn hóa của bạn.

Cải thiện giao tiếp với người khác bằng cách nâng cao nhận thức về văn hóa của riêng bạn và ảnh hưởng của tín ngưỡng, giá trị và các mẫu hành vi của bạn. Nhận thức được rằng nền tảng văn hóa và kinh nghiệm của bạn hình thành như thế nào, bạn coi trọng những gì, và bạn giao tiếp như thế nào.

  b.  Cởi mở và tôn trọng sự đa dạng văn hóa [Keep an open mind and respect diversity].

Tìm hiểu về nền văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo các nước khác mà không đánh giá chúng bằng bản sắc và văn hóa của riêng bạn và không xem xét thành kiến.

c.     Xác định và thích nghi với sự khác biệt ngôn ngữ [Identyfy and adapt to launguage differences ].

Nếu bạn đang giao tiếp với những người từ các nền văn hóa khác, nên tìm hiểu văn hóa các nước khác bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Quan sát và tìm hiểu các ý nghĩa của các tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ như nét mặt, khoảng cách xã hội để trò chuyện, và cử chỉ tay. Tránh các tín hiệu phi ngôn ngữ có thể gây khó chịu.

Khi nói hoặc viết, thay ngôn ngữ truyền thống bằng ngôn ngữ chung cho để tránh ngôn ngữ xúc phạm một ai đó. Hãy nhạy cảm và quan tâm của tín ngưỡng của người khác.

III.    Doanh nghiệp đa quốc gia và toàn cầu.

1.    Outsourcing và Offshoring.

   –     Outsourcing và Offshoring: Giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, kỹ thuật thực hiện tốt, hieeph quả công việc cao và linh động đem lại lợi ích cao cho doanh nghiệp.

   –     Homesourcingis: Cũng là một hình thức gia công phần mềm,  được sử dụng bởi các tập đoàn Mỹ nhằm cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả công việc.

2.    Mở rộng hoạt động toàn cầu [Expanding Global Operations].

Các công ty có hoạt động ngoài khơi trong hơn một thập kỷ, định vị toàn bộ hoặc một phần của kinh doanh của họ bên ngoài nước.

Ví dụ, một công ty sản xuất trong Texas có thể di chuyển hoạt động sản xuất qua biên giới Mexico. Một phần mềm công ty phát triển ở Indiana có thể mở rộng thị trường dịch vụ của mình bằng cách mở chi nhánh tại Pháp, Cộng hòa Séc và Đức.

Bước tiến của Trung Quốc vào thương mại thế giới sẽ mở ra một thị trường cung cấp lao động mới lớn.

Việc mở rộng hoạt động toàn cầu giúp doanh nghiệp phát triển và tạo cơ hội việc làm cho nhiều quốc gia.

3.    Nói và viết cho một đối tượng toàn cấu [Speaking and Writing for a  Global Audience].

Một đề xuất cơ bản để giao tiếp với mọi người ở các nước khác là  tìm hiểu càng nhiều về ngôn ngữ của họ càng tốt. Mặc dù bạn có thể không thể nói và viết thông thạo ngôn ngữ của họ, nhưng ít nhất hãy học theo một lời chào, lời nói lịch sự, và các tín hiệu tích cực và tiêu cực cơ bản. Tìm hiểu một vài cụm từ cơ bản thường được sử dụng trong giao tiếp , và sử dụng những gì bạn biết trong các tin nhắn nói và viết của bạn. Ví dụ, học cách nói “Chúng tôi muốn làm kinh doanh với bạn,” nếu đó là phù hợp. Họ sẽ đánh giá cao nỗ lực của bạn. Họ sẽ hiểu và chấp nhận thiếu sót trong việc sử dụng ngôn ngữ của bạn.

IV.   Các chiến lược ngoại giao [Global Communication Strategies].

Mục tiêu của bạn trong việc ngoại giao là đạt được hiểu quả trong kinh doanh. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết, tôn trọng giữa các nền văn hóa và  khắc phục được rào cản trong ngoại giao.

Các chiến lược để trở thành một nhà ngoại giao tốt:

Bước 1: Xem xét lại các nguyên tắc trong giao tiếp thương mại.

Bước đầu tiên trong việc cải thiện ngoại giao là xem xét các nguyên tắc giao tiếp kinh doanh. Các mục tiêu của giao tiếp kinh doanh bao gồm việc đạt được ý nghĩa chia sẻ giữa người nói và người nghe, đạt được một phản ứng thu thích hợp, thiết lập một mối quan hệ thuận lợi giữa người gửi và người nhận, và xây dựng thiện chí cho doanh nghiệp của bạn. Những mục tiêu này rất quan trọng trong tất cả các loại giao tiếp. Ngoài ra, quá trình giao tiếp sẽ là cùng phân tích và sử dụng các quan điểm của bạn, lựa chọn hình thức thích hợp thông báo, cung cấp thông tin phản hồi, và loại bỏ các rào cản giao tiếp.

Bước 2: Phân tích người nhận thông điệp.

Hãy xem xét làm thế nào bạn có thể tìm hiểu thêm về cá nhân mà bạn giao tiếp chỉ bằng e-mail hoặc thư. Tìm hiểu quan điểm của người nhận qua việc lắng nghe, quan sát và đặt câu hỏi phù hợp dựa trên ngữ cảnh giao tiếp. Tìm hiểu thêm về văn hóa của các quốc gia qua sách báo, internet,….

Ví dụ : Người Mỹ họ thích được giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, vì vậy học thích được giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Người Mỹ nói chung thường thân thiện và không cầu kỳ nghi thức. Họ có xu hướng để có một ý thức mạnh mẽ trong sự hài hước và bật cười, họn thường xuyên nở nụ cười.

Bước 3: Cởi mở và tiếp nhận các nền văn hóa khác nhau.

Bạn hãy cởi mở để để tiếp nhận các nền văn hóa khác. Hãy kiên nhẫn không nên vội vã đánh giá qua một cuộc trò chuyện, bạn có thể hiểu sai một tình huống giao tiếp vì sự khác biệt về văn hóa. Hãy đặt câu hỏi để nhận được thông tin phản hồi.

Bước 4: Tìm hiểu về nền văn hóa các nước khác và áp dụng những gì bạn học được.

Hãy tìm hiểu về nền văn hóa của các nước và thực hành luôn khi có thể, đừng để những nghiên cứu tìm hiểu của bạn trở nên vô nghĩa.

Nói chuyện với những người đến từ các nước khác để mở rộng kiến thức của bạn về các nền văn hóa khác nhau.

Quan sát cách giao tiếp và đàm phán của họ, sở thích của họ. Cách họ phản hồi khi chấp nhận và không chấp nhận cuộc đàm phán hay một ý kiếm nào đó qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Khi đã có được các thông tin hãy phân tích nó theo các cách sau:

–     Văn hóa cảu họ giống văn hóa của bạn như thế nào?

–     Khác nhau như thế nào?

–     Cách tốt nhất để kết nối những sự khác biệt đó ?

Bước 5: Hãy xem xét nhu cầu ngôn ngữ.

Việc sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giao tiếp giúp các doanh nghiệp có ngôn ngữ chung khi giao tiếp. Tuy nhiên việc giao tiếp thông qua ngôn ngữ trung gian không phải doanh nhân nào cũng thích, nhiều doanh nhân họ muốn giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, vì vậy chúng ta nên tìm hiểu về ngôn ngữ của doanh nghiệp mình cần giao tiếp. Khi giao tiếp đơn giản (Như chào hỏi, hỏi thăm, tạm biệt, ….), chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ của họ, việc này sẽ khiến họ đánh giá cao về thiện chí hợp tác của chúng ta với doanh nghiệp của học và việc hợp tác sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

V.   Tổng kết chương 2.

Như vậy qua chương 2 cho chúng ta thấy khi việc tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nét văn hóa trong giao tiếp của mỗi quốc gia. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới thành công của sự liên kết, kinh doanh  và sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hiểu biết về các nền văn hóa giúp chúng ta tránh được những hiểu lầm không đáng có trong giao tiếp đa văn hóa và có những chiến lược kinh doanh thích hợp để đạt được sự thành công tốt nhất của doanh nghiệp.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » Những Rào Cản Trong Giao Tiếp Liên Văn Hóa