Chương 3:mô Hình Tổng Cung/tổng Cầu - Kinh Tế Vĩ Mô
Có thể bạn quan tâm
Chương 3: Mô hình Tổng Cung, Tổng Cầu
Harvey B. King
Ở phần trước chúng ta đã thảo luận chi tiết về cách thức kết hợp của tăng trưởng và các chu kỳ trong thất nghiệp, lạm phát và GDP thực tế. Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu một cách đầy đủ những yếu tố này, và có thể giải thích được điều gì gây nên sự tăng trưởng, những chu kỳ, và lạm phát, chúng ta cần một mô hình kinh tế vĩ mô. Chúng ta đang nói về một mô hình tổng cung, tổng cầu cơ bản, một mô hình mà chúng ta sẽ nghiên cứu xuyên suốt trong phần còn lại của khoá học này.
Một mô hình kinh tế vĩ mô, như chúng tôi đã đề cập trước đó, đó là một sự trừu tượng từ thực tế.
● Chúng khác xa so với hiện thực của thế giới, và chúng ta chỉ chú tâm vào những yếu tố quan trọng.
● Trong bất cứ một mô hình nào cũng đều tồn tại những yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.
● Biến nội sinh là những yếu tố mà giá trị của nó được giải thích bởi mô hình của chúng ta.
● Biến ngoại sinh là những yếu tố mà giá trị của chúng được quyết định ở ngoài mô hình, và chúng được đưa vào mô hình để sử dụng.
● Nhận thức được rằng chúng ta sẽ có một mô hình với rất nhiều yếu tố, và đôi khi chúng ta phải tiếp xúc với những biến ngoại sinh ở trong mô hình này, nhưng lại là yếu tố nội sinh trong mô hình khác.
● Một trong những mục tiêu chủ yếu của chúng ta trong việc xây dựng mô hình là có thể sử dụng nó để giải thích được sự thay đổi của các biến ngoại sinh sẽ tác động lên giá trị của các biến nội sinh như thế nào.
● Ví dụ như, làm thế nào mà sự suy thoái ở Hoa Kỳ (ngoại sinh) lại có thể tác động đến GDP thực tế ở Canada (nội sinh).
Những mô hình được sử đụng để giải mô phỏng và giải thích những gì diễn ra trong thực tế.
● Đôi khi những mô hình này lại tỏ ra không hiệu quả, trong trường hợp đó chúng cần được bỏ đi hoặc thay thế.
● Chúng "hoạt động" khi chúng có được sự khách quan trong việc giải thích quá khứ và dự đoán được tương lai, và được thể hiện bởi rất nhiều kiểm tra về mặt thống kê.
Mô hình đầu tiên của chúng ta là mô hình của tổng cung và tổng cầu
● Đây là một mô hình tổng cầu cơ bản, mô hình đó bỏ qua rất nhiều yếu tố chi tiết của các thị trường phụ.
● Trong những phần sau, chúng ta sẽ trở lại những thị trường phụ khác nhau đó.
● Tôi biết rằng một số người trong các bạn đã nhìn thấy những tài liệu này trong cuốn Kinh tế học 100, nhưng một số vấn đề được đưa ra có thể là mới.
1) Tổng Cầu
Tổng cầu (AD: Aggregate demand) là tổng số lượng hàng hoá và dịch vụ THỰC TẾ (Y) mà mọi người muốn mua tại một mức giá bình quân.
● Đường tổng cầu chỉ cho chúng ta thấy được sự thay đổi trong mức tổng cầu với sự thay đổi của mức giá cả, với những yếu tố ảnh hưởng khác không đổi.
Tổng cầu có quan hệ mật thiết với khái niệm về tổng chi tiêu mà chúng ta đã biết trong vòng luân chuyển được nói đến ở Phần I.A.
● Về cơ bản chúng ta có thể nghĩ về tổng cầu như là tổng số của tất cả các nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ.
● Do đó, AD = tiêu dùng + đầu tư + chi tiêu của chính phủ + xuất khẩu -nhập khẩu, hay
● YD = C + I +EX - IM.
● Lưu ý rằng điều này có nghĩa là có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tổng cầu- những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, những thay đổi trong những yếu tố có ảnh hưởng đến nền kinh tế của các đối tác thương mại của chúng ta, những thay đổi trong chi tiêu của chính phủ (chính sách tài khoá), những thay đổi trong chi tiêu của nhà đầu tư, v.v.
Độ dốc của đường AD (đường tổng cầu)
Như Hình 1 chỉ ra dưới đây, đường AD có chiều đi xuống - một mức độ giá cả cao hơn có nghĩa là mức tổng cầu GDP thực tế giảm đi.
Giá cả tăng lên làm giảm tổng nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ, không chỉ vì những lý do kinh tế vĩ mô thông thường, mà là vì:
● Khi mức giá tăng lên, hàng hoá của chúng ta trở nên đắt hơn so với hàng hoá thế giới - xuất khẩu của chúng ta giảm, nhập khẩu tăng lên, và YD giảm.
● Khi mức giá tăng lên, nó có xu hướng làm giảm giá trị của đồng tiên, và do đó làm giảm các hoạt động chi tiêu.
● Khi mức giá tăng lên, nó làm tăng tỷ lệ lãi suất, điều này cũng làm giảm chi tiêu.
Chúng ta sẽ quay lại với vấn đề này trong Phần II dưới đây.
Sự dịch chuyển của đường tổng cầu
Hình 2 dưới đây chỉ cho chúng ta biết điều gì xảy ra khi có một sự dịch chuyển của tổng cầu (trong trường hợp này là một sự tăng lên của tổng cầu)- một lượng GDP thực tế tăng lên tại mỗi mức giá.
● Hãy luôn luôn xem xét một cách cẩn thận những thay đổi trong sự tăng lên của đường cầu đối với những yếu tố khác cạnh nó! Chúng biểu hiện khác nhau trong những thực nghiệm.
Chúng ta sẽ tìm hiểu một cách chi tiết hơn về những sự dịch chuyển đó trong phần II, nhưng chúng ta có thể lưu ý rằng AD có thể dịch chuyển sang phải vì một trong những lý do sau đây:
● Niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, có thể là do giảm sự thất nghiệp, làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng - xem bài báo có tiêu đề "Thu nhập tăng lên khi nền kinh tế đang tiến về phía trước," Globe and Mail ngày 1 tháng Mười hai, 1999, mà tôi đã nói đến trong phần đầu của chương trình này.
● Sự tăng lên niềm tin của khối kinh doanh về bán hàng trong tương lai sẽ làm tăng chi phí cho nhà xưởng, v.v làm tăng các chi phí đầu tư.
● Tỷ lệ lãi suất giảm (có thể do sự tăng lên về cung ứng tiền của ngân hàng trung ương) làm tăng tiêu dùng và việc đi vay của doanh nghiệp, và làm tăng chi tiêu.
● Thu nhập của Hoa Kỳ tăng lên làm tăng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta.
● Chi tiêu của chính phủ tăng lên làm tăng tổng chi tiêu.
● Sự giảm đi giá trị của tỷ giá ngoại hối ở Canada làm tăng lượng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, do đó làm tăng Tổng YD.
2) Tổng Cung (AS: Aggregate Supply)
Để hoàn thiện bức tranh đầu tiên của chúng ta về kinh tế vĩ mô, chúng ta cần tìm hiểu về tổng cung.
● Tổng cung = tổng cung ứng của hàng hoá và dịch vụ (YS) mà nhà sản xuất muốn bán tại một mức giá tổng hợp.
● Đường AS chỉ ra mối quan hệ giữa P và YS.
● Vấn đề quan trọng là điều gì xảy ra đối với tổng sản lượng khi mức giá trung bình thay đổi?
● Yếu tố này quan trọng ngay cả khi chúng ta xét về ngắn hạn hoặc dài hạn.
Nên nhớ lại rằng tổng cung được xác định bằng việc sử dụng các yếu tố sản xuất hay là đầu vào - lao động, vốn, đất đai và tài nguyên thiên nhiên.
● Chúng ta phân biệt trong ngắn hạn và trong dài hạn, phụ thuộc vào yếu tố thị trường điều chỉnh như thế nào đối với sự thay đổi trong giá cả.
● Trong ngắn hạn, chúng ta giả sử rằng giá cả là cố định, và do đó mức lương không làm thay đổi giá cả - điều này dẫn đến một sự điều chỉnh lớn về tổng cung đối với sự thay đổi về giá cả.
● Trong dài hạn, chúng ta giả sử rằng những sự kỳ vọng là đúng, và do đó mức lương điều chỉnh một cách hoàn toàn đến những thay đổi trong giá cả, dẫn đến không có sự điều chỉnh nào về tổng cầu trong sự thay đổi về giá cả, mặc dầu những yếu tố như mức vốn tài sản, kỹ thuật v.v., có thể ảnh hưởng đến tổng cung.
● Vấn đề quan trọng trong kinh tế vĩ mô trong nhiều trường hợp là cần bao nhiêu thời gian để nền kinh tế điều chỉnh từ ngắn hạn đến dài hạn.
Tổng Cung Dài hạn
Chúng ta gọi tổng cung dài hạn là LAS (Long-run aggregate supply).
● LAS là mối quan hệ giữa tổng cung của GDP thực tế và mức giá khi tất cả giá yếu tố sản xuất được điều chỉnh tương ứng với những thay đổi trong mức giá để cho giá yếu tố THỰC TẾ không đổi.
● Sự điều chỉnh đầy đủ này có nghĩa là, ví dụ, %ΔW = %ΔP do đó mức lương THỰC TẾ (W/P) là không đổi.
Kết quả là nếu mức lương tăng lên, thì giá các yếu tố cũng tăng lên một lượng tương ứng.
● Hệ quả đầu tiên có nghĩa là thu nhập biên của doanh nghiệp tăng, và do đó họ muốn sản xuất nhiều hơn.
● Hệ quả thứ hai là chi phí biên của doanh nghiệp tăng lên, điều đó có nghĩa là họ muốn giảm sản xuất.
● Hai hệ quả này có mức độ tác động tương xứng nhau, và cân bằng với nhau, và do đó mức giá thay đổi, và không có một sự thay đổi nào trong sản xuất thực tế các hàng hoá và dịch vụ - chúng ta có một đường AS (tổng cầu) dài hạn theo chiều thẳng đứng, đường này không bị ảnh hưởng bởi giá cả, những yếu tố khác được xem là không đổi (mặc dù nó sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như là thay đổi về công nghệ hoặc sự tăng lên về tổng lượng vốn).
● Đường AS được minh hoạ trong Hình 3 dưới đây.
Y* là một giá trị đặc biệt, là điểm chuẩn của nền kinh tế, điểm cân bằng tự nhiên dài hạn.
● Y* tương ứng với việc làm đầy đủ/tự nhiên/ của mọi đầu vào, bao gồm lao động và vốn và đôi khi được gọi là GDP đầy đủ việc làm hoặc GDP tiềm năng hoặc tỷ lệ tự nhiên.
● Chính xác Y* nằm ở điểm nào, thì đó là một vấn đề quan trọng cho các mục tiêu chính sách - chúng ta sẽ quay lại vấn đề này một cách chi tiết hơn ở phần tiếp theo.
● Chúng ta sẽ thấy rằng những yếu tố nào làm dịch chuyển đường LAS sang phải hoặc sang trái.
Tổng cung ngắn hạn
Chúng ta biểu thị tổng cung ngắn hạn là SAS (short-run aggregate supply).
● SAS là mối quan hệ giữa tổng cung ứng của các hàng hoá, dịch vụ và mức giá khi chúng ta giữ nguyên giá của các yếu tố sản xuất (ví dụ mức lương không điều chỉnh).
● Sự khác nhau cơ bản trong thực nghiệm lý thuyết này là trong ngắn hạn, giá yếu tố sản xuất không hề điều chỉnh (thay đổi), và trong dài hạn, giá yếu tố thay đổi hoàn toàn.
● (Tuy nhiên, lưu ý rằng chúng ta giữ nguyên tất cả những biến khác khi chúng ta xây dựng những đường này, những biến như là công nghệ kỹ thuật, quy mô của tổng lao động, v.v..)
Kết quả là trong ngắn hạn, nếu mức giá tăng lên, thì giá các yếu tố được giả định là không đổi.
● Hệ quả thứ nhất là doanh thu biên của doanh nghiệp tăng lên, và do đó họ muốn gia tăng sản xuất.
● Hệ quả thứ hai là chi phí biên của doanh nghiệp không đổi, điều đó có nghĩa là họ muốn giữ nguyên mức sản xuất.
● Hệ quả thứ nhất rõ ràng là có tác động lớn hơn hệ quả thứ hai - do đó theo giả định này, khi P tăng lên, mức lương thực tế (W/P) giảm xuống
● Khi mức giá thay đổi, có sự tăng lên về sản xuất thực tế các hàng hoá và dịch vụ - chúng ta có đường AS ngắn hạn dốc theo hướng đi lên - khi mức giá tăng lên thì tổng cung cũng thay đổi như vậy.
● Đường trên được minh hoạ theo Hình 4 dưới đây.
Hình 4 Đường Tổng Cung Ngắn hạn
Hãy lưu ý rằng LAS và SAS có mối quan hệ với nhau.
● Đường SAS cắt LAS tại Y = Y*.
● Ở đây, W/P ở mức mà nền kinh tế có việc làm đầy đủ, và chúng ta sẽ thấy rằng đây là điểm mà nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đến nó.
Sự dịch chuyển của LAS và do đó dẫn đến dịch chuyển SAS
Bất cứ điều gì làm LAS dịch chuyển sẽ dẫn đến dịch chuyển SAS.
● Ví dụ của chúng ta trong Hình 5 dưới đây cho thấy sự tăng lên về tổng lượng GDP thực tế cung ứng tại một mức giá.
● Sự tăng lên này là tăng lên về tỷ lệ tự nhiên, một sự dịch chuyển trong ranh giới khả năng sản xuất.
● Điều này thể hiện một sự tăng lên trong xu hướng GDP thực tế.
● LAS và SAS dịch chuyển sang phải nếu
a) cung ứng các yếu tố đầu vào (L, nguyên liệu thô, K) tăng lên, hoặc
b) công nghệ được cải tiến, hoặc
c) sự thay đổi của những yếu tố khác - v.d như giảm thuế, hoặc nền kinh tế cải tổ (như ở Đông Âu)
● Chúng tôi sẽ nói về chi tiết sự tăng trưởng kinh tế đó trong Kinh tế 302.
Chỉ có những dịch chuyển của đường SAS
Như Hình 6 dưới đây chỉ ra, một vài thay đổi chỉ ảnh hưởng đối với SAS - do sự khác nhau trong việc yếu tố nào làm ảnh hưởng đến mỗi đường.
SAS dịch chuyển sang trái, đi lên nếu tiền lương và/hoặc những yếu tố đầu vào khác tăng lên.
● Bạn có thể nghĩ về điều này ở hai góc độ.
● Sự dịch chuyển của AC cho thấy rằng nếu giá cả yếu tố (hoặc chi phí) tăng lên đối với các doanh nghiệp, nhưng doanh thu vẫn giữ nguyên, thì sản xuất sẽ giảm, SAS dịch chuyển sang trái như đã thấy.
● Hoặc, sự dịch chuyển AB cho thấy rằng nếu giá cả yếu tố tăng lên đối với doanh nghiệp, họ sẽ cung ứng mức GDP thực tế không đổi chỉ khi giá cả của các yếu tố đầu ra tăng lên cùng một lượng tương ứng, do đó sự tăng lên trong chi phí cân đối với sự tăng lên trong doanh thu.
● Chú ý rằng SAS dịch chuyển sang phải khi giá cả yếu tố giảm xuống.
● Hơn nữa, khi giá cả yếu tố đầu vào dịch chuyển, thì không có sự dịch chuyển trong LAS - bởi vì không có sự dịch chuyển nguồn lực thực sự của xã hội.
3) Hệ Cân bằng Tổng hợp
Điều này xảy ra khi tổng cung bằng tổng cầu.
● Sự cân bằng xảy ra khi cầu GDP thực tế bằng với cung GDP thực tế - khi AD = SAS.
AS được chỉ ra trong Hình 7 dưới đây, mức giá chung thực hiện sự điều chỉnh để chúng ta có một hệ cân bằng:
● Nếu AD > SAS ở mức giá hiện tại (P0), thì doanh nghiệp sẽ thấy dư cầu đối với hàng hoá của họ, và giá cả bị đẩy lên, để giảm sự dư cầu, đẩy nền kinh tế đến điểm cân bằng tại PE, YE.
● Nếu AD
Hình 7
Sự cân bằng ngắn hạn xảy ra khi AD = SAS, trong khi đó sự cân bằng dài hạn chỉ xảy ra khi AD = LAS = SAS.
● Để biết được điều này xảy ra như thế nào, hãy xem xét va khả năng cân bằng ngắn hạn của một nền kinh tế, lưu ý rằng cân bằng vĩ mô xảy ra khi AD = SAS, nhưng điều này không tự động tạo nên sự cân bằng dài hạn ở LAS.
Cân bằng vĩ mô việc làm đầy đủ
Nếu SAS = AD trên LAS, như chỉ ra trong Hình 8 dưới đây, thì chúng ta có sản lượng bằng với tỷ lệ tự nhiên, thất nghiệp bằng với tỷ lệ tự nhiên, và chúng ta có sự cân bằng việc làm đầy đủ.
● Nền kinh tế đang ở trong cân bằng dài hạn, và chúng ta đang ở điểm này, không có một cú sốc nào nữa xảy đến.
Sự cân bằng thất nghiệp
Nếu SAS = AD ở phía bên trái của LAS, thì chúng ta có một sự cân bằng thất nghiệp, như chỉ ra trong Hình 9 dưới đây.
● Sản lượng ở dưới mức tự nhiên, bởi một lượng được gọi là khoảng trống suy thoái, và thất nghiệp ở cao hơn mức tự nhiên.
● Một ví dụ cổ điển của trường hợp này là cuộc khủng hoảng 1990-91 và những gì xảy ra sau đó.
● Điều gì xảy ra tiếp theo với nền kinh tế là vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
Một sự cân bằng trên mức việc làm đầy đủ
Nếu SAS = AD tại điểm bên phải của LAS, thì chúng ta có một sự cân bằng trên mức việc làm đầy đủ.
● Sản lượng trên mức tự nhiên, để lộ ra một khoảng trống lạm phát.
● Thất nghiệp ở dưới mức tự nhiên, có sự thiếu hụt về lao động.
● Một ví dụ cho trường hợp này là tình hình Kinh tế ở Canada trong những năm cuối 1980, và là tình huống mà Ngân hàng Canada lo ngại sẽ xảy ra trong những năm tới khi nền kinh tế Canada bùng nổ.
● Một lần nữa, chúng ta sẽ giải thích về điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta có thêm một vài khái niệm mới nữa.
4) Điều gì Quyết định đối với GDP Thực tế và Mức giá.
Sự cân bằng ngắn hạn được quyết định bởi vị trí của các đườngAD và SAS.
● Sự cân bằng dài hạn được quyết định bởi các đường AD, SAS và LAS.
● Đây chẳng qua là một cách nói khác rằng sự cân bằng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố có tác động đến các đường này, hay nói cách khác bởi các yếu tố có tác động đến thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động, v.v.
● Do đó, để hiểu được hệ cân bằng vĩ mô mà chúng ta sẽ thảo luận, chúng ta cần quay lại với những yếu tố có tác động đến đường AD và AS - đây là những gì mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong các Phần II và III của khoá học.
● Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem những cú sốc đối với AD và SAS ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào.
Một cú sốc tiêu cực đối với tổng cầu
Hình 11 thể hiện một nền kinh tế bắt đầu trong sự cân bằng vĩ mô tại P0, Y* - nền kinh tế đang ở tại điểm có việc làm đầy đủ.
● Tiếp theo, giả sử rằng có một cú sốc tiêu cực đối với AD.
● Một cú sốc như vậy có thể xảy ra khi có sự mất lòng tin của các nhà đầu tư, chi tiêu của nhà đầu tư (có thể là do tỷ lệ lãi suất cao), hoặc do sự giảm sút niềm tin của người tiêu dùng làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, hoặc từ sự cắt giảm chi tiêu của chính phủ đối với cán cân ngân sách, hoặc như là năm 1991, từ sự suy thoái của Hoa Kỳ làm giảm kim ngạch xuất khẩu của chúng ta.
● Tại mức giá ban đầu P0, hiện tại có sự dư cung hàng hoá và dịch vụ.
● Sự dư cung này có nghĩa là doanh nghiệp không thể bán tất cả các hàng hoá của họ, nên họ giảm giá, điều này làm giảm mức giá bình quân, dẫn đến một sự cân bằng mới, ở đó AD1 = SAS0.
● Bởi vì SAS0 = AD1 tại bên trái của LAS, nên chúng ta có một sự cân bằng thất nghiệp - sản lượng thấp hơn mức tự nhiên, và thất nghiệp ở cao hơn mức tự nhiên.
Điều gì xảy ra tiếp theo đối với nền kinh tế? Có hai khả năng xảy ra:
● Nhà nước tham gia vào và tác động đến tổng cầu bằng chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khoá. Hành động này làm tằng AD trở lại với AD0, làm cho nền kinh tế trở lại với điểm cân bằng đầy đủ việc làm tại P0 và Y*. Chúng ta sẽ tìm hiểu hành động này về chi tiết ở phần II của khoá học.
● Nhà nước không làm gì cả, nhưng nền kinh tế bắt đầu tự điều chỉnh. Trong hệ cân bằng thiếu việc làm, những lao động không có việc làm sẽ bắt đầu chấp nhận làm việc với mức tiền công thấp, và các doanh nghiệp sẽ có yêu cầu về giảm lương từ những công nhân của họ. Mức thù lao thấp hơn này có nghĩa là chi phí nhân công của doanh nghiệp sẽ giảm đi, do đó họ sẽ thuê thêm lao động, và sử dụng lao động này để sản xuất một lượng hàng hoá lớn hơn - đường SAS dịch chuyển sang phải đến SAS1, đẩy nền kinh tế đến một sự cân bằng mới với mức việc làm đầy đủ tại P2 và Y*.
Điều chủ yếu là sự điều chỉnh này của khối tư nhân diễn ra nhanh chậm như thế nào?
● Nếu nó nhanh hơn chính sách của nhà nước, thì nhà nước không cần phải làm gì cả, nền kinh tế tự nó điều chỉnh.
● Nếu quá trình tự điều chỉnh này diễn ra chậm do sự trì trệ của thị trường như là các hợp đồng dài hạn, thì ở đây cần sự xuất hiện và can thiệp của nhà nước để thúc đẩy sự điều chỉnh này.
● Tốc độ của sự điều chỉnh tương đối này là điểm chủ chốt mà chúng ta sẽ nói đến trong suốt khoá học.
Một cú sốc tích cực đối với SAS
Trong Hình 12 dưới đây, một lần nữa nền kinh tế bắt đầu tại mức tự nhiên, P0 và Y*.
● Giả sử là có một cú sốc tích cực đối với SAS.
● Ví dụ như trong năm 1997 và 1998, giá dầu mỏ thế giới và những hàng hoá khác (khoáng chất, gỗ, v.v..) giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng châu Á.
● Ở Canada đã ảnh hưởng làm giảm AD, cũng như ảnh hưởng đến SAS, bởi vì nước ta xuất khẩu chính những hàng hoá đó.
● Tuy nhiên ở những nước khác, như là Hoa Kỳ, sự thay đổi này có nghĩa là một sự giảm mạnh về giá của các tài nguyên thiên nhiên - một sự dịch chuyển sang bên trái của SAS sang SAS1.
● Sự tăng lên về số lượng cung này sẽ tạo ra một sự dư cung, làm giảm giá cả xuống một mức mới P1, làm tăng lượng cầu, và tăng mức sản lượng đến Y1.
● Trong ví dụ này sản lượng ở trên mức tự nhiên, nhưng điều này có vẻ như không thực tế lắm trong những năm gần đây.
Ở đây có hai phương pháp để điều chỉnh nền kinh tế:
● Một lần nữa, không có gì thay đổi trong chính sách của nhà nước, và nền kinh tế tự nó điều chỉnh. Ở đây, có sự thiếu hụt về lao động (sản lượng ở trên mức tự nhiên), mức lương quá thấp, và mức lương sẽ tăng lên. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, và sản xuất giảm. Do đó, SAS dịch lùi lại đến SAS0, và chúng ta trở về với mức tự nhiên, với một chút lạm phát. (Vấn đề then chốt là sự điều chỉnh này diễn ra nhanh chậm như thế nào?)
● Nhà nước có thể làm gì đó để đối phó với lạm phát, bằng cách giảm AD, bằng cách thắt chặt chính sách tài khoá và tiền tệ. Một lần nữa chúng ta lại trở về với mức tự nhiên, nhưng với một mức giá thấp hơn.
Tổng quát
Rõ ràng rằng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm phía trước, để hiểu được một cách chính xác về những cú sốc này có ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế như thế nào, và nền kinh tế điều chỉnh với tốc độ nào, và chúng ta có thể thực hiện các chính sách tiền tệ và tài chính ngược chu kỳ.
Chúng ta cũng có thể thấy được rằng điều chỉnh tiền lương đóng vai trò chính trong nền kinh tế
● Mức lương xác lập như thế nào?
● Rõ ràng đó là kết quả mặc cả của người lao động và doanh nghiệp, bị ảnh hưởng bởi sự kỳ vọng về mức giá.
● Các doanh nghiệp quan tâm đến mức giá trong tương lai, vì điều đó quyết định đến doanh thu.
● Người lao động quan tâm đến, vì giá cả quyết định chi phí sinh hoạt.
Sau khi cú sốc đẩy nền kinh tế ra khỏi sự cân bằng dài hạn, dường như cuối cùng nền kinh tế cũng điều chỉnh hệ cân bằng dài hạn, đầy đủ việc làm, nhưng sự quy hồi này diễn ra với tốc độ nào?
● Chúng ta có hai dòng lý thuyết về sự quy hồi này.
● Trong lý thuyết Keynes mới, chúng ta có sự quy hồi chậm, và trong lý thuyết Tân Cổ điển chúng ta có sự quy hồi nhanh.
● Thực tế, lý thuyết Tân Cổ điển chủ yếu lập luận rằng nền kinh tế tự điều chỉnh một cách nhanh chóng, không cần có sự can thiệp của chính phủ bằng chính sách ngược chu kỳ.
Chúng ta cần mở rộng luận điểm này một chút, mặc dù những luận điểm đầy đủ sẽ được đề cập đến ở phần sau của khoá học, và chủ yếu là trong Kinh tế học 302.
5) Quan điểm của lý thuyết Keynes mới trái với Tân cổ điển về Chính sách Ngược chu kỳ.
Nhà nước có thể thực hiện chính sách ngược chu kỳ hay không? Để nhà nước cải thiện được mọi thứ, thì nhà nước phải phản ứng nhanh hơn sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, hoặc tốt nhất là không làm gì và xấu nhất là làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Điều gì làm cho nhà nước phản ứng nhanh hoặc chậm? Điều đó phụ thuộc vào sự trì trệ trong việc thực hiện chính sách nhà nước.
● Sự chậm trễ trong việc nhận thức vấn đề, do sự chậm trễ trong việc thống kê.
● Chậm trễ trong việc quyết định chính sách đúng đắn và thực hiện nó.
● Thời gian trễ giữa việc thay đổi các công cụ chính sách và ảnh hưởng cuối cùng của chúng đối với tổng cầu - ví dụ như, các quyết định đầu tư không thay đổi sau một đêm.
● Những ước đoán là chính sách tiền tệ cần 12-18 tháng để thực hiện cho đến khi chúng tác động được tổng cầu, mặc dù chính sách này tác động đến tỷ giá hối đoái ngay lập tức.
Điều gì ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh của nền kinh tế? Điều quan trọng là giá cả yếu tố đầu vào tăng nhanh như thế nào, đặc biệt là tiền lương, điều chỉnh đối với những thay đổi trong giá cả và những kỳ vọng. Trước hết hãy xem xét:
Lý thuyết Tân Cổ điển
Người lao động quan tâm đến lương thực tế của họ W/P và mong muốn nhận được sự tăng lên chi phí sinh hoạt mỗi khi mức giá tăng lên (họ muốn %Δ W = %Δ P).
● Họ sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng những hợp đồng của họ trong tình huống này, và mức lương sẽ rất linh hoạt.
● Điều này có nghĩa là nếu có suy thoái, sẽ có một sự điều chỉnh nhanh về cầu lương theo hướng giảm xuống, và nếu có lạm phát sự điều chỉnh sẽ theo hướng tăng mức lương.
● Nền kinh tế điều chỉnh nhanh chóng bởi vì có một sự khuyến khích chắc chắn để tránh một mức lương thực tế quá thấp (làm việc quá ít) hoặc quá cao (thất nghiệp tăng lên).
Kết hợp lập luận này với quan điểm nhà nước phản ứng chậm chạp, thì sẽ thấy rằng không nhất thiết phải có hành động của nhà nước để đối phó với suy thoái. Nhà nước chỉ cần đối phó với hiện tượng lạm phát.
Lý thuyết Keynes mới
Lý thuyết này lập luận rằng trong khi những sự kỳ vọng là cực đoan, có một sự tri trệ trong nền kinh tế ngăn cản sự điều chỉnh sớm của mức lương, đặc biệt là sự giảm xuống trong thời kỳ suy thoái - có sự thất bại trong cơ chế điều phối của nền kinh tế thị trường.
● Rất linh hoạt, các doanh nghiệp và người lao động có hợp đồng dài hạn sẽ xác lập mức lương tăng lên trong những năm tới, dựa trên những kỳ vọng tốt của họ về điều gì sẽ xảy ra.
● Nếu sự kiện không nhận thấy trước xảy ra, thì sẽ rất khó khăn để thay đổi mức lương, đặc biệt là để đẩy lùi tăng giá.
● Mức lương chỉ thay đổi khi có nhiều hợp đồng được ký kết hoặc ký lại, nghĩa là có sự điều chỉnh chậm chạp và một phần của SAS để đối phó với cú sốc của tổng cầu.
Đối chiếu lập luận này với niềm tin rằng nhà nước có thể phản ứng nhanh nhạy, và điều này dẫn đến lập luận rằng chính sách của nhà nước có thể cải thiện nền kinh tế, bằng cách làm cân bằng những thay đổi của AD.
6) Kết luận
Cuối cùng, chúng ta có thể nhìn thấy mô hình AD-AS để giải thích ban đầu của các sự kiện trong thực tế Canada trong những năm vừa qua.
Năm | 1996 | 1998 | %Δ1996-1998 |
Mức giá | 105.8 | 108.6 | +2.6% |
GDP thực tế | 782 tỷ Đô la | 838 tỷ Đô la | +7.2% |
Thất nghiệp | 9.7% | 8.3% |
Như Hình 13 dưới đây cho thấy, rõ ràng có một sự dịch chuyển sang phải trong tổng cầu và có thể là tổng cung để đạt được sự thay đổi nói đến.
● Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu có sự thay đổi trong LAS, trong trường hợp nào tình huống được cải thiện đó có khả năng là sự tạm thời tương đối.
● Nếu có một sự thay đổi trong SAS, và không có ở LAS, thì chúng ta sẽ sớm thấy được sự lạm phát tăng lên.
Bây giờ chúng ta đã có một sự nhận thức về mô hình AD-AS cơ sở, đây là lúc để quay lại với một số chi tiết của mô hình này.
● Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu chính xác là mô hình AD xuất phát từ đâu, và chi tiết của phần hàng hoá và dịch vụ và thị trường tài chính có tác động đến AD.
● Tiếp đó, chúng ta sẽ tìm hiểu mô hình AS đến từ đâu, với sự chi tiết của thị trường lao động và sản xuất.
● Cuối cùng, chúng ta sẽ đến với chính sách ổn định, và sẽ thảo luận về hai lý thuyết, Tân Cổ điển và Keynes Mới.
Từ khóa » Ví Dụ Về Tổng Cung Và Tổng Cầu
-
Kinh Tế Học (P8: Mô Hình Tổng Cung – Tổng Cầu) | Chiến Lược Sống
-
Tổng Cầu Là Gì? Công Thức Tính Và Các Mô Hình Tổng Cầu?
-
Tổng Cung, Tổng Cầu - SlideShare
-
[PDF] Tổng Cung – Tổng Cầu
-
Mô Hình Tổng Cầu Và Tổng Cung – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PPT] 3. Cân Bằng Kinh Tế Vĩ Mô 1. TỔNG CẦU 1.1. Khái Niệm
-
Tổng Cầu Và Tổng Cung - Nội Dung Xây Dựng Các Mô Hình ... - StuDocu
-
Chuong 14 Tong Cau Va Tong Cung
-
[PDF] BÀI 5 MÔ HÌNH TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG - Topica
-
Kinh Tế Học Vĩ Mô - Bài 6: Mô Hình Tổng Cung Và Tổng Cầu
-
Lý Thuyết Và Bài Tập ( Có đáp án) Về Tổng Cung Và Tổng Cầu - 123doc
-
Mô Hình Tổng Cung Tổng Cầu
-
[PDF] Bài Giảng Kinh Tế Vĩ Mô 1 (CLC).pdf