CHƯƠNG 3. RỄ - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Tư liệu khác
CHƯƠNG 3. RỄ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.49 KB, 38 trang )

GV: Nguyn Th Minh ThTRệễỉNG CAO ẹANG Sệ PHAẽM SOC TRAấNGHC PHN:HèNH THI- GII PHU HC THC VTChng 3 C QUAN SINH DNG (R) Chương 3 – CƠ QUAN SINH DƯỠNG I. MỤC TIÊU- Khái niệm chung về cơ quan sinh dưỡng của thực vật bậc cao (rễ thân, lá). Vai trò của cơ quan sinh dưỡng trong sinh trưởng và phát triển của thực vật.- Đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, biến dạng của rễ, thân, lá cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm. Qua đó chứng minh cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng. I. MỤC TIÊU- Sự giống nhau và khác nhau trong cấu tạo rễ, thân, lá cây hai lá mầm và cây Một lá mầm; trong cấu tạo sơ cấp và cấu tạo thứ cấp của rễ, thân cây Hai lá mầm.- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế, sản xuất có liên quan đến cơ quan sinh dưỡng. - Hướng dẫn, giảng dạy những kiến thức về cơ quan sinh dưỡng trong các bài học SGK SH6. 1. KHÁI NIỆM CHUNGCơ thể thực vật có hoa gồm hai loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.Cơ quan sinh dưỡng gồm: rễ, thân, lá; chúng tiến hoá theo hướng tăng bề mặt cơ thể, làm cho diện tiếp xúc với các điều kiện dinh dưỡng tăng, giúp quá trình hấp thu ánh sáng, chất dinh dưỡng nhanh, nhiều và hiệu quả. 2. CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ 2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa Rễ là một bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây, thường mọc ở dưới đất. Chức năng chủ yếu của rễ là hút nước, các ion khoáng; rễ néo chặt cây vào đất; một số rễ còn làm chức năng dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. Rễ có thể mang chồi nhưng không bao giờ mang lá. 2.1.2. Hình thái rễCấu tạo của rễ rất đa dạng, phù hợp với chức năng sinh lý, thích nghi với các môi trường sống khác nhau nơi cây sinh trưởng và phát triển. Rễ thường có hình trụ, đầu hơi nhọn, phân nhánh mang nhiều rễ con, lông hút, làm tăng diện tiếp xúc với môi trường. Hình 3.1. Các kiểu rễA. Rễ cọc; B. Rễ chùm; C. Rễ phụ ở Chi Ficus 2.1.2.1. Các kiểu rễ a. Rễ cọc (rễ trụ)Rễ cọc đặc trưng cho các cây thuộc nhóm Hai lá mầm, gồm rễ chính và các rễ bên. Rễ chính phát triển từ rễ mầm trong phôi, đâm thẳng xuông đất (hướng trọng lực dương). Rễ chính còn gọi là rễ cấp 1, phân nhánh thành những rễ bên gọi là rễ cấp 2, từ rễ cấp 2 lại phân nhánh thành rễ cấp 3 a. Rễ cọc (rễ trụ)Sự hình thành các rễ bên theo thứ tự hướng ngọn nghĩa là rễ non nhất phát sinh ở gần đỉnh ngọn, đẩy các rễ già về phía gốc rễ. Tất cả những rễ trên tạo thành hệ rễ trụ.Ví dụ: cải, cà chua, ớt, táo, ổi, chanh, mít, lim b. Rễ chùmĐặc trưng cho các cây thuộc lớp Một lá mầm, không có rễ chính, gồm nhiều rễ con có hình dạng và kích thước tương đối đồng đều; không có khả năng sinh trưởng thứ cấp. Tất cả các rễ trong hệ rễ chùm được mọc ra từ gốc thân sau khi rễ mầm chết sớm. Hình thái của rễ, chiều ăn sâu, lan rộng của rễ phụ thuộc vào điều kiện sống và đặc tính di truyền của từng loài cây. Chúng có thể phát triển theo hướng đâm sâu vào lòng đất hay mọc ngang lan rộng ra xung quanh hoặc cả hai hướng. 2.1.2.2. Các miền của rễ- Miền chóp rễ: có màu sẫm hơn các miền khác, gồm các tế bào có vách ngoài hóa nhầy che chở cho mô phân sinh tận cùng khỏi bị hư hỏng và xây xát khi rễ đâm vào đất. - Miền sinh trưởng: nằm ngay trên chóp rễ, là nhóm tế bào mô phân sinh, phân chia liên tục làm cho rễ dài ra. Khi miền sinh trưởng bị gảy thì rễ không dài ra nữa, tại đó mọc ra nhiều rễ con. 2.1.2.2. Các miền của rễ - Miền hấp thụ: là miền quan trọng nhất của rễ có chức năng hấp thu nước và muối khoáng, có mang nhiều lông hút sống và hoạt động trong thời gian nhất định, chết và rụng đi. - Miền trưởng thành: có lớp biểu bì bao ngoài hóa bần, trong trụ có các mạch dẫn làm chức năng dẫn truyền. 2.1.3. Biến dạng của rễ A BA. Rễ củ ở cây sắn; B. Rễ bám ở cây trầu không;  CD E C. Rễ thở ở cây bụt mọc; D. Rễ chống ở cây đước;E. Rễ khí sinh ở cây phong lan 2.1.3. Biến dạng của rễ- Rễ củ (củ cải, củ sắn, cà rốt, củ đậu…) - Rễ móc (rễ bám) (trầu không, tiêu, vạn niên thanh…) - Rễ thở (rễ hô hấp) (bần, mắm, bụt mọc) - Rễ mút (giác mút) (dây tơ hồng, các cây trong họ Tầm gửi) - Rễ chống (đước, dà) - Rễ cột (rễ cây đa) - Rễ khí sinh (rễ không khí) (rễ các cây trong họ Lan) 2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ 2.1.4.1. Chóp rễChóp rễ là phần tận cùng của rễ. Phù hợp với chức năng bảo vệ mô phân sinh ngọn, các tế bào ở phía ngoài thường có vách hoá nhày, hoá bần có tác dụng giảm bớt ma sát khi rễ đâm vào đất.Các tế bào chóp rễ là những tế bào sống, thuộc mô mềm, bên trong thường chứa tinh bột. 2.1.4.2. Miền sinh trưởng Mô phân sinh ngọn nằm trong miền sinh trưởng, phân hoá cho ra 3 loại mô phân sinh sơ cấp của rễ.- Ngoài cùng là mô phân sinh bì (lớp nguyên bì): cho ra biểu bì của rễ.- Giữa là tầng sinh vỏ (mô phân sinh cơ bản): sinh ra các tế bào của vỏ sơ cấp và vỏ trong.- Trong cùng là tầng sinh trụ (tầng trước phát sinh): cho ra trụ giữa chứa mô dẫn, tầng phát sinh và vỏ trụ. 2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ - Biểu bì: gồm các tế bào dài, có vách mỏng, xếp sát nhau, có thể hóa cutin hoặc hóa bần. Biểu bì rễ thường có một lớp, ở rễ không khí (họ Lan) biểu bì rễ có nhiều lớp gọi là lớp velamen gồm những tế bào có màng dày, khi trời hanh chúng chứa đầy không khí, khi trời mưa chúng chứa đầy nước. Đây là mô hấp thu và dự trữ nước. Trên biểu bì của rễ có các lông hút, lông hút mọc thêm ở phần non và chết đi ở phần già nên độ dài của đoạn rễ mang lông hút không đổi. Hình. Sự phát triển của lông hút b. Vỏ sơ cấp Vỏ ngoài: gồm một hoặc nhiều lớp tế bào dưới biểu bì, vách tế bào thấm bần. tế bào vỏ ngoài đôi khi cũng có đai caspari và phiến suberin ở phía trong vách sơ cấp. Phiến suberin này có khi rất dày có khi hóa gỗ. b. Vỏ sơ cấp Mô mềm vỏ: gồm các tế bào vách mỏng bằng xenlulozơ, sắp xếp đồng đều thành các dãy xuyên tâm hay xen kẽ nhau thành các vòng đồng tâm đều đặn. Tế bào thường chứa chất dự trữ, không chứa diệp lục, chỉ ở rễ khí sinh của phong lan mới có diệp lục. Ở các cây sống dưới nước, lớp mô mềm vỏ ở phía ngoài có các khoảng gian bào lớn làm chức năng trao đổi không khí. Hình . Rễ cây khí sinh và rễ cây thủy sinh b. Vỏ sơ cấp - Vỏ trong (nội bì): là lớp trong cùng của vỏ sơ cấp, có nguồn gốc từ tầng sinh vỏ.Chức năng chính của vỏ trong là làm giảm bớt sự xâm nhập của nước vào trụ giữa. Chức năng này được thực hiện nhờ đai caspari.Đối với cây Hai lá mầm, đai caspari là một khung hoá bần tại các vách xuyên tâm của tế bào vỏ trong; còn với cây Một lá mầm, khung hoá bần có hình chữ U do vách tế bào trong dày lên đáng kể ở cả 3 phía.

Tài liệu liên quan

  • Chuong 3 - Moi truong Marketing Chuong 3 - Moi truong Marketing
    • 17
    • 830
    • 4
  • Giáo trình điều hòa không khí - Chương 3 Giáo trình điều hòa không khí - Chương 3
    • 29
    • 1
    • 6
  • Giáo trình Vi xử lý - Chương 3 Giáo trình Vi xử lý - Chương 3
    • 32
    • 857
    • 5
  • Bài giảng sử dụng năng lượng tái tạo - chương 3 Bài giảng sử dụng năng lượng tái tạo - chương 3
    • 10
    • 921
    • 11
  • Bài giảng vô cơ hợp kim - Chương 3 Bài giảng vô cơ hợp kim - Chương 3
    • 11
    • 600
    • 2
  • Chiến lược chính sách chương 3 Chiến lược chính sách chương 3
    • 6
    • 301
    • 0
  • Điện tử công suất P2 - Chương 3 Điện tử công suất P2 - Chương 3
    • 60
    • 647
    • 2
  • Giáo Trình Giải Tích - KHTN - Chương 3 Giáo Trình Giải Tích - KHTN - Chương 3
    • 35
    • 1
    • 4
  • Bài giảng triết học - Chương 3 Bài giảng triết học - Chương 3
    • 6
    • 1
    • 2
  • Kiến Thức Ngân Hàng  chương 3 Kiến Thức Ngân Hàng chương 3
    • 2
    • 334
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(792 KB - 38 trang) - CHƯƠNG 3. RỄ Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đặc điểm Của Rễ Khí Sinh